Đại biểu của dân phải hiểu dân

Đại biểu của dân phải hiểu dân
TP - Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước là đại biểu trung thành cho quyền lợi của nhân dân, có trách nhiệm thay mặt nhân dân bầu ra những chức vụ cao nhất của Nhà nước, giám sát công việc chung của Nhà nước.

Đại biểu Quốc hội được nhân dân tín nhiệm gửi gắm nguyện vọng, bức xúc trong cuộc sống hằng ngày mà người dân phải gánh chịu và thông qua đại biểu Quốc hội mới đưa ra Quốc hội những vấn đề cho cơ quan quyền lực cao nhất thảo luận nhằm đề ra giải pháp khắc phục, tháo gỡ thể hiện qua đường lối chủ trương, chính sách đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của nhân dân.

Do đó, người đại biểu Quốc hội phải biết nhân dân mong muốn điều gì, cuộc sống ra sao? Tâm tư nguyện vọng cũng như gặp những khó khăn gì nhằm đề xuất giải pháp giúp nhân dân ổn định cuộc sống. Tuy nhiên trên thực tế, số lượng đại biểu Quốc hội hoàn thành nhiệm vụ rất thấp, do phần lớn là kiêm nhiệm.

Nguyên nhân xuất phát từ chỗ cơ cấu và trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội. Cho nên, nhiều đại biểu Quốc hội đã không toàn tâm toàn ý, chưa xứng đáng với vai trò và vị trí của mình.

Do đó, tăng các đại biểu tự ứng cử sẽ giảm được những hạn chế trên, đồng thời phát huy vai trò thực thụ của người đại biểu.

Với vai trò là đại biểu Quốc hội đại diện cho nhân dân tham gia vào cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, qua đó thể hiện tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, biểu hiện từng lời chất vấn của đại biểu.

Do đó, các đại biểu trước khi ra ứng cử phải tự xem xét mình có đủ tài, đạo đức và sức khoẻ để làm đại biểu cho nhân dân hay không? Khi mỗi đại biểu tự ý thức được điều đó thì Quốc hội mới sẽ mạnh hơn, mà Quốc hội mạnh hơn thì đất nước cũng mạnh lên

MỚI - NÓNG