Dạy, học, thi văn: Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
TPO - "Giáo dục không phải là thương trường để có thể đi tắt, đón đầu. Bộ GD&ĐT đưa ra quyết định đổi mới trước kì thi 6 tuần. Đột ngột, gấp gáp, nôn nóng một cách khó hiểu".

Chúng tôi biết rằng, bất kì sự đổi mới nào cũng là một hành trình và nó cần có khởi đầu năm học 2013 - 2014 được xem là điểm xuất phát. Nhưng, điều đáng nói là không một động thái nào được phát đi từ đầu năm học. Không một ai, ngay cả các chuyên viên phụ trách môn Ngữ Văn của các Sở Giáo dục và Đào tạo có thông tin nào về sự thay đổi này.

Quan điểm của bạn về vấn đề này, xin gửi ý kiến về địa chỉ email: online@tienphong.vn

Khi đưa ra quyết định này, các nhà giáo dục đang tích cực kiến tạo một tư duy dạy và học Văn mới. Chúng tôi trông chờ và nhiệt thành ủng hộ. Nhưng, đây là một chặng đường cần sự lay chuyển gốc rễ, chứ không phải theo cách khi thời cơ đến phải chớp lấy để đánh nhanh, thắng nhanh.

Giáo dục cũng không phải là thương trường để có thể đi tắt, đón đầu. Bộ đưa ra quyết định đổi mới trước kì thi 6 tuần. Đột ngột, gấp gáp, nôn nóng một cách khó hiểu.

Thầy trò choáng váng, không chỉ vì trở tay không kịp, mà là cảm giác như ra trận và bị giáng một đòn "đánh úp". Bộ nhìn vào đâu, hướng đến đối tượng nào trong công cuộc đổi mới này mà quăng một quả pháo vào lớp lớp học trò gần một năm trời "lặn ngụp" trên đống kiến thức ngồn ngộn mà Bộ cũng "đổi mới" từ năm học 2008 - 2009???

Lãnh đạo Bộ còn khiến chúng tôi "chết đứng" khi công bố đề thi có thể ngoài Sách giáo khoa. Tôi đồ rằng, người đó chưa đọc bộ SGK Ngữ văn 12, hoặc có cũng chỉ là "cưỡi ngựa xem hoa".

Xin thưa, với qui định 3 tiết/ tuần và khối lượng kiến thức đồ sộ, cùng phương châm "học gì thi đó", thầy trò chúng tôi vắt chân lên cổ còn chưa kịp tiến độ thời gian. Chạy cho đủ, cho kịp chương trình là cả một nỗ lực rất lớn của cả thầy và trò. Giờ lại kiểm tra đọc hiểu ngoài SGK với thời gian còn hơn một tháng nữa thì có khác nào đẩy chúng tôi ra biển với một cái bè?!

Xin hãy nghĩ đến con trẻ, chúng đã phải gánh trên vai một lượng kiến thức khổng lồ (không chỉ riêng môn văn). Và giờ đây, trước ngưỡng cửa kì thi quan trọng nhất, chúng nhận được bài học mới: Những định hình mà thầy cô chúng tạo dựng không phải là bền vững. Nó có thể bị đập bỏ. Đơn giản vì họ không phải là người ra đề mà chỉ là người tuân thủ theo các chủ trương (kể cả những chủ trương bất ngờ đến vô lí).

Đó là bài học về niềm tin, về đạo lí giáo dục quá đau xót. Nhưng có thể nhờ thế mà các học trò của tôi thấm thía hơn về nhân vật Nam Tào, Bắc Đẩu trong vở kịch "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" của Lưu Quang Vũ chăng?

Tôi có lúc ngồi lặng yên nhìn các học trò của mình, nhìn ngắm các trạng thái xúc cảm của chúng. Tôi nhận ra trí não chúng, cơ thể chúng thích ứng một cách kinh ngạc với thời khoá biểu dày đặc hàng ngày.

Tôi đã nói với học sinh của mình rằng: Nếu cô là các em, bắt cái đầu của mình hoạt động tích cực và thực sự đúng theo yêu cầu của thời gian biểu chắc chỉ 10 ngày, một tháng cô sẽ điên...

Thế nên, có lúc tôi để yên cho một học trò của mình gục đầu ngủ trên bàn; tôi kiên nhẫn với bài kiểm tra không đạt yêu cầu; tôi vào hùa với một trò nghịch ngợm nào đó của chúng trong giờ học...

Đó là cách giáo viên chúng tôi chia sẻ áp lực với trò. Và thời gian này đây, trên các diễn đàn, chúng tôi đang tập hợp nhau cùng tìm cách để ứng phó (và cả đối phó) nhanh nhất, hiệu quả nhất với sự thay đổi của Bộ.

Thầy cô trắng đêm soạn câu hỏi, tìm tòi văn bản để học sinh tiếp cận thần tốc với kiểu đề mới. Thầm nghĩ, chỉ cần năm nay môn Văn cả nước đỗ Tốt nghiệp 50% thôi, chúng tôi cũng sẽ trở thành "Siêu thầy" và "Siêu trò"!

Nhưng trong tận cùng trông đợi, chúng tôi vẫn mong chờ một nhìn nhận công tâm và quyết định sáng suốt trước những thay đổi lớn của kì thi tốt nghiệp THPT. Nếu xem sự đổi mới đề thi môn Văn nay là sự khởi đầu cho một công cuộc lớn thì e rằng kết quả thu được chỉ là "ăn xổi ở thì".

Tướng Giáp trong trận Điện Biên năm xưa, khi nhận ra lực chưa đủ mạnh, đã dũng cảm đưa ra một quyết định lịch sử: lùi ngày tổng tiến công khi thời điểm nổ súng chỉ còn tính bằng giờ. Chiến thắng sau đó đã khiến cả thế giới phải nghiêng mình trước một Việt Nam anh hùng.

Tri thức là sức mạnh dân tộc mà giáo dục là nòng cốt. Ở đó, sự nôn nóng, vội vã nhất định không phải là sự lựa chọn bằng mọi giá.

* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, một giáo viên dạy văn phổ thông trung học.

Nguyễn Lam Thi

MỚI - NÓNG
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Vẽ lại bản đồ du lịch Việt Nam sau sáp nhập
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Vẽ lại bản đồ du lịch Việt Nam sau sáp nhập
TPO - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ trọng tâm của ngành Du lịch 6 tháng cuối năm 2025 vào chiều 9/7. Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng điều ngành du lịch cần làm nhất bây giờ là xây dựng kế hoạch phát triển du lịch sau sáp nhập.
Bình luận

trần tú

Các thầy cô và các em HS cứ yên tâm đi, Bộ nói vậy nhưng còn lâu mới làm vậy, đâu vào đó thôi, Yên tâm cô giáo trẻ nhé...

Thích Trả lời

Bình Oanh

Cảm ơn cô giáo Lam Thi đã nói hộ chúng tôi những điều bức xúc trong lòng. BGD nên xem xét lại quyết định đổi mới cấu trúc đề thi TN THPT trong khi thời gian còn lại của năm học không còn nhiều. Tránh gây hoang mang cho học sinh, giáo viên, phụ huynh.

Thích Trả lời

Hoàng Minh

Cả chuyên viên còn chưa định hình được huống chi là HS. Tôi là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy lớp 12, nhưng cũng rất hoang mang vì cách làm của Bộ. Cách ra đề thì hay nhưng để thi ngay thì quá gấp.

Thích Trả lời

bentre

Lo lắng làm gì, chắc chắn là đậu 100% thôi mà

Thích Trả lời

Trần Thanh Lam

Có lẽ mục tiêu của việc "đổi mới" này là giảm tỉ lệ thần thánh đỗ 100% tốt nghiệp PTTH năm nào cũng như vậy??

Thích Trả lời

Chi Minh

Cảm ơn Lam Thi bởi bạn đã nói hộ nỗi lòng của thầy trò chúng tôi. Tán đồng với bạn về quan điểm đổi mới là cần thiết nhưng phải có lộ trình, phải có báo trước, không thể thích là đổi ngay, không thể thay đổi khi chỉ còn chưa đầy hai tháng là bước vào một kỳ thi đầy áp lực.

Thích Trả lời

Thanh Hồng

Là một giáo viên dạy Văn, cũng là một phụ huynh có con đang học lớp 12, bản thân tôi rất đồng tình với tác giả bài viết trên về những vấn đề đã được nêu. Vội vàng quyết định như vậy, liệu kết quả thi cử của các cháu sẽ thế nào? Thay đổi đột ngột thế này, tâm lí của cả GV và HS đều bất ngờ, chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ cho việc Dạy - Học của các cháu!

Thích Trả lời

Quốc Thường

Như vậy, việc học sinh “chưa quen” còn “bỡ ngỡ” với dạng đề “mở” phải chăng là do giáo viên chưa cho học sinh “làm quen” hay là do chính giáo viên “chưa quen” với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá?! Chúng ta những giáo viên văn, tại thời điểm này về ý thức nhất thiết phải đoạn tuyệt với lối ra đề văn truyền thống, từng bước làm quen với dạng đề mở.

Thích Trả lời

Nguyễn Ngọc Nga

Tôi đã là mẹ của 1 sinh viên đại học và 1 học sinh lớp 5. Tôi đã đánh vật với kiểu dạy của các thầy và kiểu đua chen thành tích của các phụ huynh khi nuôi con lớn. Và giờ đây... con nhỏ tôi luôn cầu mong con chỉ cần được 5 điểm văn là mẹ mừng rồi ... còn con hãy VIẾT những gì con cảm nhận !

Thích Trả lời

LAS06

Đề nghị Bộ GD&ĐT cần suy xét, nghiên cứu kỹ trước khi đưa ra các quyết định liên quan đến sự thay đổi về SGK, dạy, học vì dù là quyết định nhỏ hay lớn thì nó cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cả một thế hệ tương lai của đất nước!

Thích Trả lời

H.Dũng

Cảm ơn đồng nghiệp đã viết những tâm huyết này. Đây thực sự là bài học về niềm tin và đạo lí gd đau xót!

Thích Trả lời

H.Dũng

Cảm ơn đồng nghiệp đã viết những tâm huyết này. Đây thực sự là bài học về niềm tin và đạo lí gd đau xót!

Thích Trả lời

Lê Thu Huyền

Cảm ơn Cô giáo đã viết bài trên, Cô đã nói lên hết được tâm tư của học sinh cũng như phụ huynh chúng tôi khi có con năm nay thi tốt nghiệp và đại học. Kính mong Bộ Giáo dục và Đào tạo đọc xem xét.

Thích Trả lời

Phan Thành Hùng

Dạy văn ở mình chưa hay

Thích Trả lời

kinh can

Cứ ngồi trong phòng lạnh mà phán thì cái gì trả đúng. Thiếu thuyết phục.

Thích Trả lời

Nguyễn Ngọc Minh

Đúng là "họp là nơi tập trung đông người mà không giải quyết được vấn đề gì".

Thích Trả lời

Nguyễn Văn Thuận

Làm việc vui thật

Thích Trả lời

Phạm Thị Dung

Rất cám ơn tác giả bài viết. Tôi đồng ý và chia sẻ!

Thích Trả lời

Thinh Van

Bộ chưa hình dung được hệ quả của việc đổi mới một cách bất ngờ như vậy. Trước đây, khi ban hành SGK mới, quan điểm như thế nào? Và sắp tới đây, vị trí, vai trò của SGK trong việc học như thế nào? Và e rằng, số phận môn Văn có như môn Sử?...

Thích Trả lời

Kathy

Xin cám ơn tác giả đã có 1 bài viết rất hay. Học sinh chỉ còn hơn 1 tháng nữa là vào kỳ thi, thay đổi như thế làm sao cả thầy & trò trở tay kịp. Học cả 1 năm bây giờ ra đề 1 nẻo chả hiểu các em có kịp để mà nắm bắt không?

Thích Trả lời

Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo 14 loại ung thư đang gia tăng ở người trẻ

Cảnh báo 14 loại ung thư đang gia tăng ở người trẻ

TPO - Một số bệnh ung thư khởi phát ở những người dưới 50 tuổi đang gia tăng ở Mỹ. Theo một phân tích mới, đó là do sự gia tăng của 14 loại ung thư khác nhau ở những người trẻ tuổi. Sự gia tăng lớn nhất xảy ra ở các chẩn đoán ung thư vú, đại trực tràng, thận và tử cung. Mặc dù tỷ lệ mắc ung thư khởi phát sớm nói chung vẫn còn thấp, nhưng những sự gia tăng nhỏ này có thể tăng lên theo thời gian.
Dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, ca mắc tăng

Dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, ca mắc tăng

TPO - Sốt xuất huyết có thể diễn biến nặng bất ngờ, đặc biệt ở nhóm bệnh nhân có nền miễn dịch yếu hoặc mắc bệnh mạn tính, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Đây cũng là lời cảnh tỉnh về sự cần thiết của việc chủ động phòng bệnh bằng tiêm vắc xin và theo dõi sát sức khỏe khi có dấu hiệu sốt.
Ảnh minh họa: Internet

Không chỉ 'nát gan, hỏng thận', người nghiện rượu còn bị phá hủy thần kinh 'khủng khiếp'

TPO - Rượu là một trong những căn nguyên dẫn đến loạn thần, giảm nhớ, mất ngủ, tai biến, nghiện, kích động và bạo lực. Tác hại của rượu lên hệ tiêu hóa dẫn đến xơ gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ, viêm tụy, viêm dạ dày; Đối với sinh sản, rượu có thể dẫn đến nguy cơ sinh con dị tật, giảm khả năng sinh dục và có nhiều hệ lụy khác như tăng huyết áp, suy tim; tê ngón tay, ngón chân, run tay/chân, đau dây thần kinh…