Minh định trách nhiệm để quản lý tốt hơn

Khi nhà trường, gia đình và xã hội kết hợp chặt chẽ hơn nữa trong giáo dục, có thể bạo lực học đường sẽ giảm. Ảnh minh họa: Hồng Vĩnh
Khi nhà trường, gia đình và xã hội kết hợp chặt chẽ hơn nữa trong giáo dục, có thể bạo lực học đường sẽ giảm. Ảnh minh họa: Hồng Vĩnh
TP - Báo chí nói nhiều về bạo lực học đường. Thực ra không có nạn bạo lực nào trong trường học, mà chỉ có sự vô tổ chức, vô kỷ luật, thiếu giáo dục trong một bộ phận học sinh, trong một số ngôi trường gây ra nạn đánh nhau có tổ chức nhóm mà thôi.

>>  Không gian tâm lý thầy - trò

Khi nhà trường, gia đình và xã hội kết hợp chặt chẽ hơn nữa trong giáo dục, có thể bạo lực học đường sẽ giảm. Ảnh minh họa: Hồng Vĩnh
Khi nhà trường, gia đình và xã hội kết hợp chặt chẽ hơn nữa trong giáo dục, có thể bạo lực học đường sẽ giảm. Ảnh minh họa: Hồng Vĩnh .

Bản chất của tệ nạn là do quản lý về an ninh trường học, về giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt còn yếu. Từ việc xếp loại hạnh kiểm học sinh để xét lên lớp, việc tuyển đầu vào, việc cho chuyển trường những học sinh vi phạm đạo đức, việc thiếu kiên quyết khi xét kỷ luật học sinh, sự quản lý chưa tốt của chủ nhiệm lớp có học sinh cá biệt và của nhà trường gây nên. Nói nạn bạo lực thì sẽ vượt tầm giải quyết của nhà trường. Nói quản lý an ninh và đạo đức học sinh còn yếu thì trách nhiệm chính là của những ngôi trường có học sinh gây gổ, đánh nhau đó.

Thực tiễn ở các nhà trường PTCS, THPT, những học sinh cá biệt học kém, chơi nhiều, liên kết rộng thường xuất thân từ các gia đình cha mẹ có vấn đề, hoặc buông lỏng, bất lực trong giáo dục, thiếu hiểu biết đã giáo dục con lệch chuẩn. Trong ba chủ thể có liên quan đến giáo dục con trẻ là nhà trường, gia đình và xã hội cần phải quy rõ trách nhiệm cụ thể hơn nữa mới làm tốt được, thậm chí phải luật hoá nó.

Theo quan điểm của một số nhà giáo, xảy ra hiện tượng bạo lực là trách nhiệm giáo dục con của phụ huynh chưa tốt, còn trách nhiệm của nhà trường không ở vị trí chủ yếu. Nhà trường chỉ quản lý học sinh với một thời lượng rất ít.

Ý kiến này chưa chính xác ở chỗ ngày nay học sinh ở trường không ít, nếu không nói là nhiều hơn ở nhà. Cái quan trọng hơn không phải thời lượng mà vấn đề học sinh là quân số của ai. Rõ ràng, học sinh là quân số của nhà trường suốt 3 hoặc 4 năm học phổ thông, có sổ sách pháp quy, có hệ thống văn bản về quản lí, nhà trường có quyền xử lý kỉ luật nếu học sinh sai phạm... Có quy trách nhiệm rõ và chặt như vậy mới lo quản lý, mới lo xét tuyển, mới lo giáo dục, sàng lọc, nhà trường mới chủ động phối hợp chặt với gia đình, với các cơ quan chức năng làm tốt giáo dục nói chung, cho trường mình nói riêng.

Khi vinh danh những tấm gương học sinh xuất sắc thì nhà trường nhận công trạng, khi học sinh cá biệt về đạo đức sao nhà trường nói phần của trường rất ít? Đương nhiên, nhà trường cũng rất khó giải quyết tình trạng một bộ phận không nhỏ học sinh ngày nay thiếu đạo đức, vì nó là bức tranh thu nhỏ của xã hội, phản chiếu sự thiếu gương mẫu của một bộ phận người lớn tạo ra sự bất phục tùng trong giới trẻ. Vấn đề là nhà trường không được bất lực buông xuôi.

Công đoàn giáo dục đã có khẩu hiệu chỉ đạo lâu dài "Kỉ cương, tình thương, trách nhiệm" là rất chính xác. Nhìn sâu vào thực tế sẽ thấy vì sao một thầy nào đó bị dọa đánh thầy khác không bị, thậm chí rất được học sinh, phụ huynh kính trọng?

Nhưng nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường cơ bản vẫn là công tác quản lý, giáo dục của nhà trường từ ban giám hiệu, chủ nhiệm lớp đến các đoàn thể, từ giáo dục chung đến chính sách đặc thù dành cho học sinh cá biệt của trường chưa có hiệu quả. Rồi bệnh thành tích và nỗi sợ mất sĩ số, các mối quan hệ chằng chịt, đã làm cho một số trường cố ý giấu các hiện tượng có thực của học sinh cá biệt.

Nhà trường nên thường xuyên phối hợp tốt với địa phương và cơ quan chức năng. Các cơ quan chức năng cũng nên xem trường học là một đơn vị cơ sở trên địa bàn mình phụ trách để có chương trình kế hoạch và thường xuyên kiểm tra. Sự xuất hiện của cảnh sát thỉnh thoảng vào buổi chào cờ đầu tuần, tôi nghĩ chỉ có tốt hơn chứ không ảnh hưởng gì đến giờ học và các hoạt động giáo dục khác.

Mặt khác, nhà trường cũng phải thực hiện đúng như các văn bản Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn. Những học sinh đã bị kỷ luật đuổi học 1 năm, muốn học lại, học ở đâu, phải báo cáo cấp trên giải quyết. Chính quy chế đã lường trước khả năng trốn tránh rèn luyện, quản lý của những học sinh cá biệt trong vùng.

Thiết nghĩ năm đổi mới quản lý giáo dục này, nhà trường, gia đình và xã hội nên hướng vào một trong những trọng tâm là quản lý, khắc phục, đẩy lùi tệ nạn học sinh cá biệt đánh nhau.

Hoàng Văn Hân
(Nguyên Hiệu trưởng THPT tại Nghệ An)

Mời bạn đọc tiếp tục gửi bài tham gia diễn đàn theo địa chỉ: Ban Bạn đọc Báo Tiền Phong 15 Hồ Xuân Hương - Hà Nội. Hộp thư:bandoc@tienphong.vn 

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.