Mở rộng đưa internet về nông thôn 40 tỉnh, thành phố

Mở rộng đưa internet về nông thôn 40 tỉnh, thành phố
TPO - Dự án nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập internet công cộng tại Việt Nam (BMGF-VN) vừa được eWorld Award trao Giải thưởng quốc tế eWorld 2011 cho “Dự án tốt nhất về Quản trị nông thôn”.

Trước thành công của dự án, Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý cho Bộ TT-TT thực hiện mở rộng dự án ra 40 tỉnh, thành phố. Chúng tôi có cuộc trao đổi với Tiến sỹ Phan Hữu Phong - Giám đốc Ban quản lý dự án BMGF-VN xung quanh vấn đề này.

TS Phong cho biết, mục tiêu lâu dài của dự án đã đi đúng hướng và phù hợp nên nhận được sự ủng hộ rất lớn từ các cấp chính quyền Trung ương đến địa phương. Đặc biệt là sự đón nhận của các tầng lớp nhân dân. Dự án đã tạo cơ hội cho người dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn được hưởng lợi do công nghệ thông tin mang lại, góp phần xóa đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách số và chất lượng CNTT giữa các vùng miền. Chính vì thế, Thủ tướng mới cho phép thực hiện giai đoạn mở rộng đưa internet về 40 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Hàng vạn người nghèo được tiếp cận internet

Việc Việt Nam nhận được Giải thưởng quốc tế eWorld 2011 cho Dự án tốt nhất về Quản trị nông thôn có phải là tiền đề để thực hiện tiếp giai đoạn mở rộng không thưa ông?

 Tiến sỹ Phan Hữu Phong
Tiến sỹ Phan Hữu Phong.

Tháng 6-2011, Dự án thí điểm được mời tham gia đề cử giải thưởng eWorld 2011. Đây là giải thưởng Quốc tế được tổ chức song hành với diễn đàn eWord diễn ra tại Ấn Độ với sự tham gia của hơn 150 dự án đến từ nhiều nước trong khu vực và thế giới. Cuối cùng, Dự án của Việt Nam đã vinh dự đạt Giải thưởng quốc tế mang tên “Dự án tốt nhất về Quản trị nông thôn”.

Với hệ thống thiết bị máy tính hiện đại, truy nhập internet băng rộng và khả năng giám sát liên kết qua hệ thống giám sát online của dự án, 99 điểm của dự án nay là một phần của một mạng chung tại Việt Nam. Các cộng đồng nông thôn có thể học hỏi lẫn nhau để thúc đẩy phát triển nông thôn. Dự án cung cho người dân địa phương ở các vùng sâu vùng xa và tạo cho họ cơ hội tiếp cận với thông tin, kết nối với thế giới.

Bên cạnh việc cung cấp trang thiết bị, dự án lập ra các trang web/kênh thông tin phù hợp để hỗ trợ người dân ở một số vùng đặc biệt tiếp cận với thông tin mà họ cần, thậm chí bằng chính ngôn ngữ của họ. Ngoài ra, dự án còn áp dụng các công nghệ mới trong việc cung cấp thông tin, quản lý việc cung cấp dịch vụ để phục vụ cho bà con một cách tốt nhất. Qua đó đã giúp cho hàng vạn người dân nghèo tiếp cận được với máy tính và interner.

Được biết, Thủ tướng chính phủ vừa cho phép Bộ TT-TT mở rộng triển khai dự án tại 40 tỉnh, thành phố, ông có thể cho biết mục tiêu trong giai đoạn tới là gì?

Mục tiêu chính của Dự án mở rộng là góp phần nâng cao năng lực phục vụ và cách thức cung cấp thông tin thông qua máy tính và internet công cộng cho các thư viện công cộng và điểm bưu điện văn hóa xã (BDDVHX) với tầm nhìn mới. Tập trung hỗ trợ người dân nghèo, nhóm thiệt thòi và những người sống ở vùng đặc biệt khó khăn - có cơ hội được tiếp cận bình đẳng, hiệu quả và bền vững với công nghệ thông tin và được hưởng những lợi ích về kinh tế xã hội mà việc tiếp cận với công nghệ thông tin mang lại. Từ đó cải thiện được cuộc sống của cá nhân, đồng thời đóng góp được cho gia đình họ, cho cộng đồng và cho xã hội.

Quan trọng nhất là làm sao để hướng dẫn để nhiều người biết và được sử dụng các nội dung thông tin này có hiệu quả. Tuy nhiên, các vấn đề về trình độ, nhận thức, sự nhiệt tình, trách nhiệm... của các cấp lãnh đạo cũng như của từng cán bộ, nhân viên tham gia thực hiện dự án tại các Bộ nghành, tại 40 tỉnh, 400 huyện, 1.600 xã… thực sự là bài toán khó, là những thách thức lớn đặt ra cho Ban chỉ đạo và Ban QLDA phải giải quyết.

Mở rộng đưa internet về nông thôn 40 tỉnh, thành phố ảnh 2

Kéo dần khoảng cách nông thôn với thành thị

Được biết, trong giai đoạn thí điểm, dự án đã gặt hái được nhiều thành công, góp phần rất lớn vào việc kéo dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị nhờ internet?

Trong giai đoạn thí điểm, chỉ mới triển khai ở 99 điểm thuộc các thư viện công cộng, BĐVHX, trường học, bệnh viện tại các xã khó khăn ở 3 tỉnh Thái Nguyên, Nghệ An, Trà Vinh. Đây là những tỉnh khó khăn điển hình cho các miền Bắc, Trung, Nam. Sau hai năm triển khai, dự án đã có các hoạt động thông tin tuyên truyền hiệu quả đến người dân về lợi ích của máy tính và internet.

Dự án đã đào tạo cho tất cả cán bộ phục vụ tại các điểm này biết sử sụng và hướng dẫn lại cho người đến sử dụng cách sử dụng máy tính & Internet. Các cán bộ phục vụ cũng được đào tạo các kỹ năng phục vụ bạn đọc, phục vụ khách hàng, khả năng kinh doanh cũng như bảo hành sửa chữa những hư hỏng đơn giản.

Dự án còn mở hơn 200 lớp đào tạo cho hơn 4.000 người dân tại các điểm này biết sử dụng máy tính và truy nhập internet. Khi đến các điểm này người dân được miễn phí 100% tại các TVCC và 50% tại các điểm BĐVHX.

Dự án đã thành lập trang web cập nhật tin tức hàng ngày về nông nghiệp, nông thôn, nông dân, y tế, giáo dục, giá cả, thời tiết. Chỉ cần mua các phần mềm như trường trực tuyến, tự học tin học, nhắn tin SMS, là các bạn học sinh có thể học miễn phí từ các chương trình tiện ích này. Ngoài ra dự án còn sử dụng thông tin chính thống từ UBND Cần Thơ, Trà Vinh bằng tiếng Khơme cho đồng bào Khơme ở vùng này có thể đọc được các thông tin bằng tiếng Khơme.

Ông có thể cho biết những lợi ích thiết thực mà người dân nghèo được hưởng từ dự án?

Có rất nhiều ví dụ để nói lên sự hiệu quả do hưởng lợi từ máy tính và internet mang lại từ dự án. Tại Thái Nguyên, có người mẹ tìm lại được con sau 12 năm lưu lạc nhờ email. Người dân Đại Từ (Thái Nguyên) sử dụng thông tin qua internet để nuôi lợn rừng, quảng bá chè Tân Cương. Người dân nuôi gà ở Mường Nọc (Quế Phong, Nghệ An), nông dân ở Ngũ Lạc (Trà Vinh) nhờ thông tin từ internet mà không bị tiểu thương ép giá nông sản… Đặc biệt, các cháu học sinh nghèo đã sử dụng tiện ích trường học trực tuyến để học tập đỗ đạt cao, giải toán trên mạng đoạt giải Olympic như trường hợp ở Nghệ An. Vì thế, việc dự án được Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai mở rộng ra 40 tỉnh, thành phố sẽ là cơ hội để hàng vạn người dân nghèo đủ mọi lứa tuổi được tiếp cận với máy tính và internet cũng như những lợi ích to lớn mà internet mang lại.

Cảm ơn ông!

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.