Nỗi buồn làng quê

Nỗi buồn làng quê
TP - Vùng nông thôn, sự bùng nổ của karaoke mới diễn ra vài năm gần đây. Hoạt động karaoke đang thời kỳ nở rộ. Thôn xóm nào cũng có, thôn ít thì một vài điểm, thôn nhiều 4-5 điểm.

Có nơi tập trung dân cư các điểm kinh doanh karaoke đấu loa cạnh tranh nhau, mà kết quả là công suất loa ai lớn hơn người đó thắng. Rồi bất kể giờ nào trong ngày, hễ hứng chí lên là có thể mở máy ra hát hết công suất, dù đó là buổi trưa hay là đêm khuya thanh vắng.

Vì không có tiền để đi hát (dù mỗi giờ chỉ 10-12 ngàn đồng) và không thể hát được khi chưa làm ti gì cay cay, không ít thanh niên nông thôn tha hóa. Nạn rượu bia say sưa cũng từ đây mà phát triển.

Rồi tình trạng ly hôn, vợ chồng lủng củng xuất hiện ngày càng nhiều ở các làng quê vốn yên bình có lẽ một phần cũng bắt đầu từ những buổi giao lưu “hát với nhau” này.

Việc thôn Tiên Hương (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đề ra quy ước chỉ được hát karaoke vào tối thứ Bảy, Chủ nhật và không quá 11 giờ đêm có vẻ như khiên cưỡng nhưng lại được đông đảo nhân dân đồng tình.

Rõ ràng không thể quy kết mọi vấn đề mất an ninh trật tự ở nông thôn đều do hoạt động karaoke, nhưng có thể nói đây là chất xúc tác để làm cho tình hình an ninh trật tự ở nông thôn phức tạp thêm.

Chúng tôi là lớp hậu sinh nhưng cũng đã được tận hưởng những thời khắc thanh bình của làng quê bởi những chế tài được các bậc tiền nhân đặt ra từ xa xưa.

Ví dụ như khi trong làng có tiếng mõ thì mọi người đều phải trong tư thế sẵn sàng, có thể là nhà ai đó xảy ra chuyện gì (có thể là cháy nhà hoặc đau ốm) cần xóm làng giúp đỡ, hoặc có kẻ trộm, kẻ cắp gì đang lẻn vào làng mọi người cần chuẩn bị ứng phó.

Còn sau mỗi mùa gặt, làng chưa ban bố lệnh phá đồng thì chưa ai được ra ruộng đặt câu, đơm đó và khi cây nêu của làng dựng lên tức là đã chuẩn bị vào vụ mới, không ai được phép đánh bắt cá.

Nhờ những quy ước này mà trật tự trong làng được giữ vững, nạn trộm cắp, cờ bạc, rượu chè hầu như vắng bóng. Điều đáng tiếc là những vốn quý đó của ngày xưa giờ đang dần bị mai một.

Cuộc sống hiện đại, lối sống ích kỷ, thực dụng của xã hội tiêu dùng đã lấn lướt hoặc làm lu mờ những nét văn hóa mà ông cha đã dày công gây dựng.

Bây giờ ở nông thôn, ít thấy những cuộc họp làng, họp xóm, họp họ để phân xử những vướng mắc, mâu thuẫn mà thường người ta đối xử với nhau theo kiểu nặng nề hơn, sẵn sàng thượng cẳng tay, hạ cẳng chân hoặc đưa nhau ra tòa chỉ vì những xích mích nhỏ nhặt. 

Không ít thanh niên nông thôn đã tử nạn, hoặc tàn phế suốt đời vì những cuộc nói chuyện với nhau bằng vũ khí nóng như dao, gạch đá, chai lọ…

Ý kiến của bạn về vấn đề này ?

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.