Tay không bắt… dịch

Chợ gia súc Hà Vĩ (Thường Tín, Hà Nội) rất khó kiểm soát dịch Ảnh: Nguyễn Thảo
Chợ gia súc Hà Vĩ (Thường Tín, Hà Nội) rất khó kiểm soát dịch Ảnh: Nguyễn Thảo
TP - Nhiều địa phương không tiêm phòng vaccine cho đàn gia cầm, nên khi dịch đến đều trong cảnh tay không bắt…dịch. Bộ NN&PTNT cho biết, sẽ sớm đưa ra giải pháp về vaccine, đối phó đợt dịch đang nguy cơ lan rộng.

> Loạn giá vắc xin

Chợ gia súc Hà Vĩ (Thường Tín, Hà Nội) rất khó kiểm soát dịch Ảnh: Nguyễn Thảo
Chợ gia cầm Hà Vĩ (Thường Tín, Hà Nội) rất khó kiểm soát dịch Ảnh: Nguyễn Thảo.

Thiếu vaccine vẫn chống dịch

Do Bộ NN&PTNT thông báo dừng tiêm phòng vaccine cúm gia cầm đợt 1 năm ngoái, nên nhiều địa phương đã bỏ lơ, không tiêm phòng cho đàn gia cầm.

Ông Lê Đắc Vinh, Chi cục trưởng Thú y tỉnh Thái Nguyên cho biết, tỉnh này xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm ở thị xã Sông Công đầu tháng 2, đến nay ổ dịch đã được bao vây, chưa phát hiện có ổ dịch mới. “Là tỉnh có hơn 8 triệu con gia cầm, chúng tôi rất lo ngại về dịch bệnh.

Nhưng năm vừa rồi, Cục Thú y khuyến cáo không tiêm vaccine, vì virus phát sinh nhánh mới, hiệu quả vaccine không cao, nên chúng tôi cũng không tiêm. Sợ tiêm vào hiệu quả không cao mà vẫn có dịch thì thiệt hại lớn” - ông Vinh nói.

Hải Dương cũng đang có dịch cúm gia cầm. Ông Nguyễn Văn Tịnh, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Hải Dương cho biết, ổ dịch ở xã Ngô Quyền (huyện Thanh Miện) đã tiêu hủy hơn 2.600 con gia cầm, hiện không phát sinh thêm ở hộ nào.

Về tiêm phòng vaccine, ông Tịnh nói: Do Bộ NN&PTNT chỉ đạo tạm dừng tiêm vaccine, nên tỉnh cũng không có kế hoạch tiêm, còn người dân tự tiêm không nhiều.

Chúng tôi cũng đề nghị cấp 200 nghìn liều vaccine Re-5, trước mắt tiêm bao vây ngay ổ dịch ở xã Ngô Quyền. Hiện Hải Dương đã có hơn 10 triệu con gia cầm, trong đó đàn gà trên 7,7 triệu con.

Tại Bắc Giang, địa phương chăn nuôi lớn của miền Bắc với hơn 16 triệu con gia cầm, ông Hoàng Đăng Huyến, Chi cục Trưởng Thú y cho rằng: Theo chỉ đạo của trung ương, thì người dân không tiêm, vì tiêm không tác dụng lại tốn tiền.

Nhưng giờ người ta nói có tác dụng, thì dân lại tiêm. “Tôi lấy 28 mẫu có tiêm vaccien Re-5, thì có tới 26 mẫu miễn dịch, đạt 94%, thế thì tiêm tốt chứ vấn đề gì đâu. Ở đâu biến đổi chứ còn, chẳng có căn cứ gì bảo virus ở Bắc Giang biến đổi.

Hỏi Cục Thú y virus ở Bắc Giang biến đổi hay không thì chưa ai trả lời được cả”. Ở Bắc Giang, nếu người dân có nhu cầu tiêm, thì lực lượng thú y cũng tiêm cho gia cầm.

Đổ lỗi cho vaccine?

Theo Cục Thú y, nguy cơ bùng phát một đợt dịch cúm gia cầm trên diện rộng trong thời gian tới là rất cao. Lý do là thời tiết bất lợi, diễn biến bất thường làm giảm sức đề kháng của đàn gia cầm.

Cùng đó, các hoạt động vận chuyển, giết mổ gia gầm và di chuyển người dân sau dịp Tết tăng cao, nhiều đàn gia cầm đã hết miễn dịch hoặc được nuôi mới, chưa có vaccine phù hợp để tiêm phòng chủng virus đã
biến đổi.

Ông Văn Đăng Kỳ, Trưởng phòng Dịch tễ (Cục Thú y) cho biết, việc biến đổi của chủng virus năm nay ra sao, phải chờ kết quả của 28 mẫu gửi sang Hàn Quốc để giải trình tụ gene, cuối tuần này mới biết được. Đến cuối năm ngoái, virus cúm gia cầm biến đổi làm hai nhánh là 2.3.2-A và 2.3.2-B.

Nhánh A, vaccine Re-5 của Trung Quốc (chủ yếu Việt Nam đang dùng) có tác dụng khoảng 70%. Nếu tỷ lệ tiêm phòng cao, đạt khoảng 70%, thì tính ra cũng chỉ mới đạt khoảng 50% số gia cầm được tiêm phòng.

Còn nhánh B không có tác dụng. Vì thế, Bộ NN&PTNT đã trình Thủ tướng, xin được tạm dừng tiêm phòng vaccine đợt 1 năm 2011, đối với các tỉnh miền Bắc, Trung, Tây Nguyên.

Hiện, cả virus nhanh A, B đều phân tán nhiều, vấn đề là phải lấy nhiều mẫu hơn, rộng hơn, trong khi các địa phương đôi khi chỉ gửi hai ba mẫu nên kết quả không chính xác được.

Ông Kỳ cho rằng, có dịch xuất hiện nhiều, người ta đang đổ lỗi cho vaccine. “Ở đây, phải nhìn nhận ở nhiều vấn đề. Ở miền Bắc không có vaccine phù hợp, tiêm ít, nên nguy hiểm hơn miền Nam. Ở miền Nam, chỗ nào không có vaccine thì dịch mới lây.

Thứ nữa, vấn đề là chọn vaccine nào để có tỷ lệ bảo hộ cao. Chiến dịch tiêm phòng vaccine từ năm 2005 tới nay, nhiều nơi cũng rệu rã. Tiêm tốt thì mới hạn chế được, chứ tiêm không đến nơi đến chốn, dịch vẫn xảy ra”- ông Kỳ nói.

Bán gia cầm chưa kiểm dịch

Trong tình hình dịch cúm gia cầm đang lan nhanh, tại Hà Nội, nhiều chợ vẫn bán gia cầm chưa kiểm dịch, không rõ nguồn gốc.

Ngày 16-2, khảo sát của PV tại chợ Hà Đông, Phùng Khoang, Nghĩa Tân, Đồng Xa… cho thấy, nhiều gà, vịt, ngan đã giết mổ bày bán không có dấu kiểm dịch. Gia cầm đều được giết mổ tại chợ, không ai biết nguồn gốc xuất xứ.

P. Anh - Nguyễn Thảo

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
TPO - Cơ quan điều tra cáo buộc, bị can Dương Hoa Xô có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật để triển khai mua sắm thiết bị, song quá trình thực hiện, ông chỉ đạo cấp dưới "thông đồng" với Công ty AIC để nâng khống giá gây thiệt hại cho Nhà nước. Đổi lại, bị can được phía AIC hối lộ 14,4 tỷ đồng.