2010: Thời hoàng kim của "dân công nghệ"?

2010: Thời hoàng kim của "dân công nghệ"?
Trước đây, người ta luôn cho rằng dân kỹ thuật thì rất khó thăng chức, nhưng đến năm 2010, kỹ năng công nghệ sẽ trở nên cao giá chưa từng có, hãng tư vấn quản trị nhân sự Deloitte cho biết.

Nấc thang danh vọng và thăng tiến của các chuyên gia công nghệ sẽ trở nên thông thoáng chưa từng thấy vào thời điểm cuối thập niên này.

Theo bản báo cáo mới nhất của hãng này - "Nhìn về tương lai - Tiến bộ công nghệ, truyền thông và viễn thông sẽ thay đổi cuộc sống chúng ta như thế nào vào năm 2010" - công nghệ sẽ tiếp tục cách mạng hóa môi trường công sở.

Chính vì thế, nhân viên nào có khả năng làm chủ và kiểm soát công nghệ, người đó sẽ sở hữu một lợi thế không thể chối cãi.

"Đến thời điểm ấy, muốn làm bất cứ việc gì bạn cũng cần phải hiểu và sử dụng thành thạo những công nghệ ngày càng phức tạp. Ai có bằng cấp công nghệ cao sẽ thấy họ được săn đón quyết liệt bởi các tập đoàn, hơn hẳn những người không có chuyên môn gì về kỹ thuật", bản báo cáo cho biết.

Một trong những lĩnh vực thể hiện rõ nhất cuộc cách mạng của công nghệ là ô tô. Trong tương lai, những chiếc xế hộp sẽ được trang bị "đến tận răng", đảm bảo để bạn có thể làm việc từ xa.

"Đến năm 2010, bạn sẽ chọn mua xe dựa trên tiêu chí: xe đó cung cấp những công cụ làm việc cơ bản nào. Một số tính năng thiết yếu là đọc email gửi đến cho tài xế, biến câu nói trả lời của tài xế thành email phúc đáp, sắp xếp lịch họp bằng giọng nói, cập nhật danh sách những việc cần làm và viết cả những câu ghi nhớ ngắn ngắn nữa".

Khủng hoảng thiếu

Dù bằng cấp công nghệ ngày càng trở nên quan trọng như vậy, nhưng đội ngũ nhân lực công nghệ thực thụ sẽ vẫn tiếp tục thiếu hụt trong thời gian tới, nếu như "chúng ta không hành động ngay bây giờ", báo cáo cảnh báo.

"Nhiều quốc gia sẽ đối mặt với tình trạng khủng hoảng nhân lực vào năm 2010, mà chủ yếu là do thiếu nhân viên IT. Các công ty, chính phủ nên nhận thức được rằng đầu tư cho công nghệ phải tương xướng với đầu tư cho con người", Deloitte kết luận.

Bản báo cáo của Deloitte cũng vẽ ra viễn cảnh về công nghệ vào năm 2010, viễn cảnh đó xuất phát từ nhu cầu đi lại, rồi sau đó chuyển qua làm việc và cuối cùng là giải trí.

Bất chấp sự nổi lên của những thiết bị như smartphone và PDA, Deloitte tin rằng máy tính sẽ vẫn là thiết bị điện toán phổ thông nhất trong các doanh nghiệp. Báo cáo này dự đoán doanh số tiêu thụ PC sẽ tiếp tục tăng trưởng từ nay cho đến 2010.

Các thị trường tương đối bão hòa như Mỹ, châu Âu và Châu Á- Thái Bình Dương sẽ bán được thêm 150 triệu máy tính mới, trong khi các nền kinh tế đang phát triển sẽ tiếp nhận khoảng 566 triệu máy.

Khan hiếm nhiên liệu

Thế nhưng lượng PC xuất xưởng tăng lên cũng đồng nghĩa với việc ngành công nghiệp máy tính cần có trách nhiệm hơn với công đoạn tái chế.

"Thiếu linh kiện có thể là một vấn đề lớn trong tương lai. Chúng ta đã thấy trường hợp Airbus mua nhẵn lượng titanium để dùng trong 5-6 năm, các hãng sản xuất máy tính sẽ sớm gặp phải tình trạng khan hiếm tương tự."

Bản báo cáo cũng phân tích đến vấn đề di động và làm việc từ xa, đồng thời kết luận rằng số lượng nhân viên làm việc với chức năng email di động kè kè bên người được dự đoán là sẽ tăng từ vài triệu hiện nay lên ít nhất vài chục triệu vào năm 2010.

Deloitte cũng dự đoán rằng đến năm 2008, 41 triệu nhân viên tập đoàn trên toàn thế giới sẽ dành ít nhất một ngày mỗi tuần để làm việc từ xa, và 100 triệu người sẽ làm việc ở nhà ít nhất là một ngày mỗi tháng.

Theo VietnamNet

MỚI - NÓNG
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
TPO - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai biểu quyết, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Phùng Ngọc Mỹ (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Mai Xuân Hải (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh).