Bán cả tọa độ có cáp quang cho ngư dân... cắt trộm

Bán cả tọa độ có cáp quang cho ngư dân... cắt trộm
TP - Theo ông Huỳnh Văn Gành - Giám đốc Sở Thủy sản Kiên Giang: nhiều tàu cá mua hẳn thiết bị chuyên dụng để cắt trộm tuyến cáp biển hoặc bán lại tọa độ có cáp để các tàu khác tham gia khai thác với giá 15 - 20 triệu đồng.

>> Cắt trộm 11 km cáp quang biển, thiệt hại hàng triệu USD
>> Thủ tướng chỉ đạo : Khẩn cấp phòng, chống xâm hại cáp ngầm trên biển
>> Việt Nam có nguy cơ bị cô lập thông tin với thế giới
>> An toàn cáp quang biển: Cấp bách hơn cả chống bão lụt

Bán cả tọa độ có cáp quang cho ngư dân... cắt trộm ảnh 1
Hơn 400 tấn cáp biển bắt được tại Bạc Liêu - Ảnh: Thiên Phước

Sáng 3/5, đoàn cán bộ của Bộ BC&VT và Tập đoàn BC&VT (VNPT) do Thứ trưởng Trần Đức Lai dẫn đầu đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang và các ban, ngành liên quan để bàn biện pháp ngăn chặn nạn trộm cắp, vận chuyển, mua bán trái phép tuyến cáp quang trên biển.

Theo ông Lê Văn Thi - Giám đốc Công an tỉnh Kiên Giang: Thời gian qua Công an tỉnh đã bắt được 4 vụ vận chuyển cáp với số lượng hàng chục tấn và đều do các tàu của Vũng Tàu cắt trộm bán lại cho ngư dân Kiên Giang. Vụ việc đang được tiếp tục điều tra để truy tìm ra đối tượng đã trực tiếp cắt trộm để xử lý theo pháp luật.

Theo ông Huỳnh Văn Gành - Giám đốc Sở Thủy sản Kiên Giang, tình trạng ngư dân cắt trộm cáp dưới biển đã xảy ra từ trước nhưng từ cuối năm 2006 đến nay mới xảy ra phổ biến.

Nhiều tàu cá mua hẳn thiết bị chuyên dụng để cắt trộm tuyến cáp biển. Thậm chí một số chủ tàu còn bán lại tọa độ có cáp để các tàu khác tham gia khai thác với giá 15 - 20 triệu đồng.

Bán cả tọa độ có cáp quang cho ngư dân... cắt trộm ảnh 2
Sơ đồ tuyến cáp cáp quang SMW3 còn lại duy nhất có tramh cập bờ Việt Nam

Ông Lữu Minh Hải - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh cho biết thêm, cáp bắt được ở Kiên Giang là cáp đồng do Đức sản xuất. Hiện, việc xử lý số cáp trên cũng gặp nhiều khó khăn. Nếu coi đây là phế liệu thì không thể cấm người ta mua bán. Hơn nữa có doanh nghiệp mua bán phế liệu này có hợp đồng và hóa đơn tài chính đàng hoàng.

Theo Thứ trưởng Trần Đức Lai, trên vùng biển Việt Nam ngoài hai tuyến cáp quang của Việt Nam còn có gần chục tuyến cáp quang của các nước trong khu vực chạy qua.

Sự việc nhiều ngư dân thay vì đi đánh bắt thủy sản lại  trang bị các thiết bị chuyên dụng để tập trung trộm cắp tuyến cáp quang trên biển là điều bất thường vì chưa có nước nào  xảy ra tình trạng này.

Bộ đã nhận được 5 mẫu cáp từ các địa phương gửi tới và đã lập đoàn chuyên gia giám định. Kết quả, có 2 mẫu là cáp đồng, 3 mẫu cáp quang, trong đó có 1 mẫu là tuyến cáp quang do Việt Nam sở hữu có ký hiệu TVH.

Đến nay, cả nước đã có gần 100km cáp trên biển bị lấy cắp, thiệt hại về kinh tế hàng triệu USD nhưng thiệt hại lớn nhất là việc bị mất thông tin, liên lạc.

6 tuyến cáp quang đi qua lãnh hải Việt Nam

APCN: Có chiều dài 12.083 km, dung lượng 10 Gb/s, là tuyến cáp do Singtel quản lý, đi từ Singapore, Malaysia, quần đảo Trường Sa, vùng biển Khánh Hòa, sau đó vòng sang Hồng Kông, Hàn Quốc.

APCN2: Dung lượng 80Gb/s, chạy qua Thái Lan, Hồng Kông, Philippines, Đài Loan, Trung Quốc. Đoạn đi qua Việt Nam nằm ở ngoài khơi các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận.

APC: Dung lượng 560Mb/s, chạy qua các nước Malaysia, Philippines, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản… do Singtel quản lý. Đoạn chạy qua lãnh hải Việt Nam ở ngoài khơi Đà Nẵng.

C2C: Dung lượng 160Gb/s chạy qua Singapore, Philippines, Hồng Kông…  do Singtel quản lý. Đoạn chạy qua vùng biển Việt Nam nằm ở ngoài khơi Bình Thuận, Ninh Thuận.

FLAG: Dung lượng 10Gb/s, do Cty FLAG trực tiếp quản lý. Tuyến cáp nối từ Singapore - Hồng Kông.

EAC: Chạy ngang dọc theo biển Đông, dài 18.740 km, do Asia Netcom quản lý.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Lộ trình của xuồng từ Đài Loan (Trung Quốc) đến đảo Yonaguni (Nhật Bản)

Vượt biển bằng xuồng thời đồ đá

TP - Để hiểu được hành trình di cư của con người cổ đại, các nhà khảo cổ học đã chiến đấu với biển cả trên chiếc xuồng gỗ thô sơ và sử dụng sao trên trời làm kim chỉ nam để đi hơn 200 km từ Đài Loan (Trung Quốc) đến Nhật Bản.
Ứng dụng hệ thống ITS tại Trung tâm Điều hành đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

1.500 tỷ đồng cho 'bộ não' cao tốc

TP - Dự án Trung tâm Quản lý giao thông thông minh quốc gia đặt tại Cục Đường bộ Việt Nam có tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng, sử dụng 100% vốn đầu tư công, được kỳ vọng là “bộ não” của toàn tuyến cao tốc.
Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

TPO - Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 02 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.
Phân loại rác tại nguồn: Luật có hiệu lực nhưng nhiều địa phương chưa làm

Phân loại rác tại nguồn: Luật có hiệu lực nhưng nhiều địa phương chưa làm

TPO - Quy định về phân loại rác tại nguồn đã có hiệu lực từ ngày 31/12/2024, trước đó các địa phương đã có 3 năm chuẩn bị nhưng đến trước khi sáp nhập các tỉnh/thành phố (1/7/2025) chỉ có 34 địa phương thực hiện phân loại rác với quy mô nhỏ, mang tính thí điểm, chỉ có 5 địa phương ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật và 6 địa phương ban hành bảng giá dịch vụ - những con số cực kỳ thấp.