Công nghệ siêu vi giúp các nước nghèo?

Công nghệ siêu vi giúp các nước nghèo?
Ngành công nghệ siêu vi có thể giúp các nước đang phát triển giải quyết một vài trong số những vấn đề cấp bách nhất của họ.

Đó là kết luận từ bản phúc trình đăng trên tạp chí Thư viện Khoa học công cộng, một tạp chí miễn phí trên mạng.

Theo bản phúc trình này thì ngành công nghệ siêu vi có thể giúp cung cấp nước uống và giúp trong cuộc đấu tranh chống bệnh tật.

Công nghệ siêu vi, là công nghệ thiết kế ở phạm vi phân tử, hiện đang nhanh chóng trở thành lĩnh vực khoa học được đề cập đến rất nhiều.

Các chính phủ coi công nghệ siêu vi là một lĩnh vực mấu chốt để tiến tới sự thịnh vượng trong tương lai.

Những nhà chỉ trích thì lo ngại rằng nó sẽ gây hại cho môi trường - hoặc nó sẽ làm gia tăng khoảng cách giữa các nước công nghiệp và các nước đang phát triển.

Lợi ích cho thế giới đang phát triển?

Bản báo cáo mới cho biết ngược lại, công nghệ siêu vi lại có rất nhiều thứ để đưa ra cho các nước đang phát triển.

Sau khi tìm kiếm ý kiến của các chuyên gia trên toàn thế giới, các tác giả kết luận rằng nguyên tắc của công nghệ siêu vi có thể giải quyết những vấn đề cơ bản, từ sản xuất năng lượng sạch cho tới phòng ngừa sâu bọ, chẩn đoán bệnh tật và bảo vệ thực phẩm an toàn.

Việc cung cấp nước sạch cũng là một mục tiêu được báo cáo nhấn mạnh tới.

Báo cáo còn cho thấy các tiềm năng của công nghệ siêu vi có thể giúp ích ra sao đối với các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ mà Liên Hiệp Quốc lâu nay thường kêu gọi.

Các tác giả của bản báo cáo nhấn mạnh rằng điều quan trọng là đây mới chỉ là những lợi ích tiềm năng, vì để đến khi thực sự đạt được những lợi ích này thì còn phải phụ thuộc nhiều vào vấn đề chuyện nghiên cứu công nghệ siêu vi sẽ được tài trợ ra sao và phát triển theo hướng nào.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.