Khi điện thoại thông minh liên tục phát nổ

Khi điện thoại thông minh liên tục phát nổ
TPO – Trước sự cố chiếc smartphone Samsung Galaxy S3 mới "chào đời" đã phát nổ ở Ireland, nhiều điện thoại di động thông minh khác của Apple, Nokia... cũng "bỗng nhiên bốc cháy".

> Samsung Galaxy S3 bốc cháy vì quá nóng

Phát nổ

Đầu năm 2011, giới công nghệ nóng lòng chờ đợi “đứa con” của Apple, mang tên iPhone 4 ra đời. Nhưng, sau hình ảnh ấn tượng về cảnh hàng dài người xếp hàng chờ mua iPhone 4 ở nhiều nơi trên thế giới thì một sự cố xảy ra. Hãng hàng không Úc Regional Express (REX) bất đắc dĩ chào đón “vị khách” với chiếc iPhone 4 bất ngờ bốc cháy ngay trên chuyến bay ZL319.

Chiếc iPhone 4 bị nổ trên một chuyến bay ở Úc năm 2011
Chiếc iPhone 4 bị nổ trên một chuyến bay ở Úc năm 2011.

Trước sự việc không mong đợi này, Apple quyết giữ hình ảnh “đứa con” bằng cách không đưa ra bất cứ bình luận nào. Thông tin Apple điều tra vụ việc này sau đó cũng không được nhắc đến nữa.

Cuối năm 2011, Apple lại hứng chịu thêm “phát súng” khi một chiếc iPhone 4 tại Brazil bất ngờ bốc khói và phát ra các tia lửa khi đang sạc pin.

Năm 2009, tại Bỉ, chiếc iPhone 3GS cũng phát nổ. Hậu quả các vụ nổ sản phẩm hiện đại này gây ra là những vết sẹo trên cơ thể người dùng và cả những vết “sẹo” trong lòng khách hàng về một thương hiệu uy tín.

Năm 2012, dân nghiền công nghệ hân hoan đón chờ sản phẩm “bom tấn” mới của Samsung – Galaxy S3.

Chiếc điện thoại thông minh này mới chỉ ra lò cách đây khoảng hai tháng với những tính năng độc đáo như nhận diện giọng nói, chip lõi tứ, chụp ảnh 8MP…, đang “làm mưa làm gió” trên thị trường công nghệ. Nó được đánhh giá là đối thủ của iPhone 4.

Hình ảnh Samsung Galaxy S3 mới nổ cách đây 4 ngày
Hình ảnh Samsung Galaxy S3 mới nổ cách đây 4 ngày.

Tuy nhiên, mới đây, một sự cố đáng tiếc đã xảy ra khi chiếc smartphone “nóng” này bất ngờ phát lửa và bốc cháy tại Ireland. Được biết, chiếc Galaxy S3 bốc cháy từ phía chân sạc khi đang được cắm sạc pin. Rất may, người dùng không bị thương.

Năm 2010, chiếc Rogue cũng thuộc hãng Samsung đã bất ngờ phát nổ khi người sử dụng vừa kết thúc cuộc gọi. Ngay sau đó, nhà mạng đã chuyển cho khách hàng chiếc điện thoại mới tương tự. Sự cố này sau đó cũng lắng xuống.

Không chỉ sản phẩm của Samsung, Apple phát nổ mà "những đứa con tình thần" của Nokia, LG hay Motorola cũng từng xảy ra sự cố cháy nổ.

Chiếc Motorola Droid 2 của khách hàng 30 tuổi ở Mỹ bất ngờ phát nổ bên tai khi anh đang "a lô". Nghiêm trọng hơn là vụ nổ điện thoại Nokia 1209 tại Ấn Độ khiến một thanh niên thiệt mạng.

Khi điện thoại thông minh liên tục phát nổ ảnh 3

Đặc điểm chung

Liệt kê những sản phẩm công nghệ từng xảy ra sự cố trên thị trường hiện nay, có thể nhận thấy, những chiếc iPhone, Samsung phát nổ khi đang sạc pin và làm biến dạng lớp vỏ bên ngoài. 

Hơn nữa, hầu hết các sản phẩm này trước đó đều được quảng cáo có chức năng hiện đại, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Phải chăng, những chiêu thức quảng cáo của các hãng về sản phẩm của mình đã “nổ” quá so với thực tế?

Chiếc iPhone 4 phiên bản 8GB bất ngờ bốc cháy tại Brazil có mức giá đắt đỏ nhất thế giới. Theo đó, máy bán ra trên thị trường vào thời điểm năm 2011 là trên 900 USD (khoảng 18 triệu đồng). Đối với chiếc Samsung Galaxy S3 mới nổ gần đây cũng có giá 16 triệu đồng.

Một đặc điểm chung của các sản phầm uy tín gặp sự cố trên là chúng "ra lò" chưa lâu và có thể do lỗi phần cứng, lỗi pin... Câu trả lời chính thức từ các hãng sản xuất vẫn chưa xuất hiện.

Những chú ý khi sạc pin để tránh điện thoại phát nổ

Sạc pin đúng thời gian khuyến cáo của nhà sản xuất đưa ra trong cuốn hướng dẫn sử dụng.

Khi mới mua pin, cần sạc “no điện” bằng cách sạc ba lần đầu (mỗi lần đủ tám tiếng). Nếu chỉ sau 10 hoặc 15 phút máy báo đầy pin, nghĩa là “pin ảo”, cần tháo dây sạc rồi gắn lại sạc tiếp.

Nếu khi có tín hiệu báo “pin yếu” mà vẫn chưa sạc được, bạn nên tắt chuông, tắt đèn báo và không sử dụng chế độ rung. Sau đó, tắt điện thoại và khởi động lại để thời gian pin được kéo dài.

Tránh/hạn chế để rơi pin hoặc va đập, gây chạm mạch điện trong Pin. Trước khi tháo pin cần tắt nguồn điện thoại. Không để điện thoại tiếp xúc với những tiếp điểm gây đoản mạch.

Trong trường hợp phải thay pin, cần sử dụng bộ sạc pin chính hãng để đảm bảo dòng nạp cho pin ổn định.

Nguyễn Thủy

Theo Viết
MỚI - NÓNG
3 người tử vong trên sông Pô Kô, có 2 cán bộ huyện
3 người tử vong trên sông Pô Kô, có 2 cán bộ huyện
TPO - Thấy chị T (công chức Phòng TN&MT huyện Đức Cơ) trượt chân rơi xuống sông Pô Cô, trung tá N.V.V (Đội trưởng Đội CSGT Công an huyện Đức Cơ) và anh L.K.L (trú tại TP.Pleiku, Gia Lai) lao xuống cứu nhưng không được, cả ba người bị dòng nước chảy xiết cuốn tử vong.