Bí ẩn những hố xoắn ốc ở vùng Nasca, Peru

Lối vào hệ thống dẫn nước Nasca gọi là puquios.
Lối vào hệ thống dẫn nước Nasca gọi là puquios.
Những cái hố dạng xoắn ốc (cũng được gọi là puquios) rải rác khắp khu vực Nasca (hay Nazca) thuộc vùng cao nguyên ven biển Peru. Sau nhiều thập niên tranh cãi về những cấu tạo xoắn ốc này, có lẽ cuối cùng giới khoa học đã tìm ra câu trả lời cho hiện tượng bí ẩn.

Người ta cho rằng người dân Nasca, sinh sống trong khu vực này từ năm 1.000 trước CN đến 750 sau CN, đã đào những cái hố xoắn ốc này và tạo nên hệ thống cống dẫn nước ngầm.

Mới đây, bí ẩn của chúng được làm sáng tỏ bởi nhóm nghiên cứu của Rosa Lasaponara ở Viện Phương pháp luận Phân tích Môi trường (IMAA) trực thuộc Ủy ban Nghiên cứu Quốc gia Italia (CNR).

Những hình ảnh vệ tinh cho phép nhóm nghiên cứu của Rosa Lasaponara khám phá puquios là hệ thống dẫn nước phức tạp, được xây dựng để dẫn nước từ các tầng đất ngậm nước ngầm. Rosa tin rằng phát hiện của bà giúp giải thích vấn đề người dân Nasca sinh sống như thế nào tại một khu vực thiếu nước ngọt. Hơn nữa, họ không chỉ sống được mà còn phát triển nông nghiệp.

Rosa báo cáo: “Khai thác nguồn cung cấp nước ngọt vô tận trong suốt năm, hệ thống puquios góp phần phát triển nền nông nghiệp tại một trong những vùng khô cằn nhất thế giới”.

Theo Rosa, những cái phễu hình xoắn ốc được sử dụng để đẩy gió xuống chuỗi kênh ngầm và thông qua hệ thống này bơm nước đến những khu vực cần nước ngọt. Rosa cũng tin chắc hệ thống puquios là dự án dẫn nước tinh vi bậc nhất ở khu vực Nasca. Nước ngọt không chỉ dùng cho canh tác nông nghiệp mà còn được sử dụng cho những nhu cầu cơ bản trong gia đình.

Kết quả nghiên cứu của nhóm Rosa Lasaponara chứng minh được người Nasca có kiến thức sâu rộng về địa chất khu vực và những sự thay đổi hàng năm trong cung cấp nước ngọt. Để xây dựng hệ thống puquios, người Nasca phải sử dụng công nghệ đặc biệt.

Bí ẩn những hố xoắn ốc ở vùng Nasca, Peru ảnh 1

Hệ thống kênh dẫn nước Nasca.

Rosa Lasaponara nhận định: “Điều gây ấn tượng thật sự mạnh là nỗ lực đáng kinh ngạc, cơ cấu tổ chức và sự hợp tác nhịp nhàng đòi hỏi cho công cuộc xây dựng và bảo dưỡng thường xuyên. Sự bảo dưỡng dựa vào hệ thống có tổ chức về mặt xã hội, tương tự như tiến trình xây dựng nên “những đường vẽ Nasca” nổi tiếng”.

Vùng Nasca được giới khoa học nghiên cứu trong suốt nhiều thập niên, nhưng cho đến nay nó vẫn còn chứa đựng nhiều hiện tượng bí ẩn. Từ đầu thập niên 1990, David Jonson, cựu giáo sư và là một học giả độc lập ở thành phố New York (Mỹ), bắt đầu nghiên cứu về những đường vẽ Nasca bao trùm diện tích khoảng 725,2km vuông. Ông trải qua nhiều tuần lễ khảo sát vùng đồng bằng ven biển của Peru để nghiên cứu những đường vẽ được coi là một trong những bí ẩn lớn nhất thế giới.

Cách đây vài năm, David Jonson - đưa ra lý thuyết cá nhân về những đường vẽ khổng lồ ở Nasca. Ông tin rằng chúng là những tấm bản đồ và mũi tên chỉ đến những luồng nước ngầm cung cấp cho hệ thống puquios.

Bí ẩn những hố xoắn ốc ở vùng Nasca, Peru ảnh 2

Đường vẽ Nasca có hình thù trông giống con chó.

Tháng 8/2015, nhà khoa học William James Veal công bố nghiên cứu của ông về 7.000 cái hố xoắn ốc bí ẩn tại vùng thung lũng Pisco của Peru. Nhà khoa học viết: “Khoảng 7.000 cái hố được đào thành dãy rộng chừng 20 mét, mỗi hố có đường kính nửa mét. Một số hố nằm trên đường gần thẳng, một số nằm theo đường cong”.

Theo William Veal, chắc chắn hệ thống puquios bí ẩn thể hiện trình độ nghệ thuật và kỹ thuật cao của người cổ xưa được du nhập vào Nam Mỹ từ vùng Địa Trung Hải.

Theo Theo An Ninh Thế Giới
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.