Cận cảnh chiếc ô tô con “Made in VietNam” đầu tiên

TPO - Để hiện thực giấc mơ sản xuất chiếc ô tô cá nhân “Made in VietNam”, từ năm 2009, Cty Cổ phần Ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki) đã đầu tư hơn 250 tỷ đồng để nghiên cứu và chế tạo ô tô cá nhân loại 4 và 7 chỗ và một số mẫu xe tải. Trong đó, dòng xe con có tỷ lệ nội địa hóa khoảng 50%, dòng xe tải nội địa hóa khoảng 40%.  

Tuy nhiên, từ năm 2010 kinh tế rơi vào khủng hoảng, các ngân hàng xiết chặt cho vay, lãi suất tăng phi mã khiến Vinaxuki thua lỗ, và tới năm 2012 hoạt động của công ty phải tạm dừng. Thiếu tiền, giấc mơ chiếc xe cá nhân Việt đành dở dang, chưa biết tới khi nào nó mới có thể đưa ra thị trường.

Cận cảnh chiếc ô tô con “Made in VietNam” đầu tiên ảnh 1

Chiếc ô tô mẫu loại 4 chỗ do Vinaxuki sản xuất, với tỷ lệ nội địa hóa đạt khoảng 50%. Nếu xuất xưởng, giá xe dự kiến là 350 triệu đồng với bản số sàn, và 390 triệu đồng với bản số tự động.

Cận cảnh chiếc ô tô con “Made in VietNam” đầu tiên ảnh 2

Tuy nhiên, do khó khăn về vốn nên việc sản xuất bị gián đoạn từ năm 2012, chiếc xe cũng chưa thể hoàn thiện với nhiều bộ phận, phụ kiện chưa được lắp đặt. Ụ đèn dưới được dùng miếng xốp trắng dán để đảm bảo mỹ quan.

Cận cảnh chiếc ô tô con “Made in VietNam” đầu tiên ảnh 3

Cụm đèn sau. Được biết, để cho ra đời mẫu thiết kế chiếc xe này Vinaxuki đã thuê 10 chuyên gia Nhật Bản sang ăn, ngủ ngay tại nhà máy trong 4 năm liên tục.

Cận cảnh chiếc ô tô con “Made in VietNam” đầu tiên ảnh 4

Đuôi xe được thiết kế dáng vòng cung kiểu xe Mazda của Nhật Bản.

Cận cảnh chiếc ô tô con “Made in VietNam” đầu tiên ảnh 5

Lốp xe được nhập khẩu từ Nhật Bản.

Cận cảnh chiếc ô tô con “Made in VietNam” đầu tiên ảnh 6

Chiếc xe được trang bị động cơ 1.5L của hãng Mitsubishi (Nhật Bản), chỉ tốn 6 lít xăng/100km, bình xăng dung tích 45 lít. Gầm cao phù hợp cho địa hình miền núi, nông thôn.

Cận cảnh chiếc ô tô con “Made in VietNam” đầu tiên ảnh 7

Chiếc xe thiết kế 4 chỗ nhưng mới được lắp 2 ghế trước, 2 ghế sau vẫn để trống, vì thiếu vốn nên Vinaxuki chưa thể nhập ghế và các nội thất khác về hoàn thiện.

Cận cảnh chiếc ô tô con “Made in VietNam” đầu tiên ảnh 8

Để hoàn thiện toàn bộ nội thất xe và các bộ phận còn thiếu cần thêm khoảng 20 tỷ đồng nhập máy móc và linh phụ kiện, khoảng 50 tỷ đồng làm vốn lưu động cho công ty.

Cận cảnh chiếc ô tô con “Made in VietNam” đầu tiên ảnh 9

Ông Bùi Ngọc Huyên, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinaxuki nâng niu “đứa con: cưng, giấc mơ suốt đời của ông.

Cận cảnh chiếc ô tô con “Made in VietNam” đầu tiên ảnh 10

Nội thất xe chủ yếu được đặt hàng sản xuất tại Đài Loan.

Cận cảnh chiếc ô tô con “Made in VietNam” đầu tiên ảnh 11

Những khoảng trống chờ sẵn để khi có thiết bị nhập về chỉ cần lắp vào là thành chiếc xe hoàn chỉnh.

Cận cảnh chiếc ô tô con “Made in VietNam” đầu tiên ảnh 12

Chiếc xe được ông Huyên đặt tên là VG, viết tắt của từ "Việt Nam Graceful" (Duyên dáng Việt Nam).

Cận cảnh chiếc ô tô con “Made in VietNam” đầu tiên ảnh 13

Toàn bộ khung và vỏ chiếc xe VG do Vinaxuki sản xuất. Hiện 200 chiếc vỏ xe đã ra lò thành hình hài, đã có khách đặt mua, nhưng thiếu vốn nên phải dừng sản xuất từ năm 2012 tới nay.

Cận cảnh chiếc ô tô con “Made in VietNam” đầu tiên ảnh 14

Ngoài mẫu xe 4 chỗ, Vinaxuki còn có ý định sản xuất cả chiếc xe 9 chỗ. Đây là 2 mô hình xe được Vinaxuki dự kiến sản xuất, chúng được đặt trang trọng ngay giữa sảnh tòa nhà điều hành.

Cận cảnh chiếc ô tô con “Made in VietNam” đầu tiên ảnh 15

Cũng vì hiện thực giấc mơ sản xuất ô tô "Made in VietNam" đã đẩy Vinaxuki vào tình hình khó khăn, thua lỗ, ngân hàng đóng băng các khoản vay, khiến Vinaxuki phải tạm dừng hoạt động toàn bộ các nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô từ năm 2012 tới nay.

Cận cảnh chiếc ô tô con “Made in VietNam” đầu tiên ảnh 16

Để không lãng phí cỏ tự nhiên trong khuôn viên nhà máy trong lúc dừng sản xuất, ông Huyên mua dê, bò, lợn, gà về thả để có nguồn thịt sạch.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.