Chiêu trò “hoá phép” iPhone, iPad nát bươm thành như mới

Chiêu trò “hoá phép” iPhone, iPad nát bươm thành như mới
Hiện nay thị trường Việt đã có nhiều cửa hàng "biến hoá" những chiếc iPhone, iPad cũ, thậm chí “nát tan nát” để như mới và rồi bán nhanh để thu lời. Vậy họ đã làm những gì?

Đóng “seal" như máy mới

Với 1 chiếc máy đóng seal chưa đến 500 ngàn đồng, các cửa hàng có thể đóng đến hàng ngàn chiếc máy thành mới. Đây là thủ thuật không mới và đã xuất hiện trên thị trường khá lâu. Với 4 phút, một người bình thường cũng có thể dập lại seal máy một cách dễ dàng sau khi đã tháo lớp seal niêm phong trước đó của nhà sản xuất. Theo như chia sẻ của một số chủ cửa hàng, việc đóng seal lại sẽ có hai nguyên nhân chính. Một đây là chiếc máy mới đã bán cho khách nhưng họ chỉ mới sử dụng vài ngày và bán lại. Do đó chiếc máy còn rất mới và việc dập seal sẽ giúp họ bán được giá hơn so với giá bán của máy cũ. Mặt khác, có nhiều cửa hàng chấp nhận bán mức giá thấp hơn mặt bằng chung, họ đã lấy đi các phụ kiện zin theo máy để đưa vào đó những phụ kiện của bên thứ 3 sản xuất và đóng seal lại để bán mới.
Chiêu trò “hoá phép” iPhone, iPad nát bươm thành như mới ảnh 1 Một thiết bị giúp đóng Seal được chào bán với giá 490,000 đồng.
Do đó, để tránh gặp phải tình trạng này, người dùng cần nắm rõ các thông tin sau: Khi mua máy mới, hãy nhập IMEI máy trên hệ thống của Apple (https://selfsolve.apple.com/agreementWarrantyDynamic.do) để kiểm tra thiết bị đã kích hoạt hay chưa rồi hãy đồng ý tháo seal máy để kiểm tra phụ kiện. Và hãy mang theo những phụ kiện zin theo máy của bạn bè để đối chiếu với hàng trong hộp. Thay vỏ và khắc IMEI để biến iPhone thành mới 99%

Chỉ với 700 ngàn đồng, một chiếc iPhone 5 với hình dáng bên ngoài móp méo đều thành như mới. Đồng thời, thông tin về thiết bị được khắc trùng với máy đã giúp các cửa hàng “qua mặt” nhiều người dùng cả tin. Không chỉ iPhone 5, những dòng iPad, iPhone 5S hay iPhone 6 đều có thể khắc IMEI trên lớp vỏ kim loại một cách dễ dàng. 

[VIDEO]: Khắc IMEI cho iPhone 5 và 5s bằng công nghệ Laser

Theo như chia sẻ của một kỹ thuật viên iPhone, không ai mong muốn bỏ số tiền lớn để mua một chiếc iPhone cũ với những gópcmóp méo, do đó chỉ có việc hô biến sản phẩm thành như máy mới thì mới có thể chiều lòng của “thượng đế”. 

Tất nhiên đây là việc không xấu nhưng nếu gặp những chủ cửa hàng làm việc không minh bạch, họ bất chấp việc đưa các sản phẩm đã qua sửa chữa bên trong bo mạch để lồng vào một lớp vỏ ngoài bóng bẩy và bán ra với giá “cắt cổ”. Khi một sản phẩm đã can thiệp đến phần cứng thì thiết bị đã không còn ổn định và tuổi thọ sẽ rất thấp.

Thậm chí, những người thợ chưa rành tay nghề sẽ lắp ráp chiếc máy không đúng theo quy chuẩn và sẽ ảnh hưởng đến các tính năng của máy, chẳng hạn như: Wi-Fi bắt sóng kém, sóng điện thoại yếu…

Bo mạch bên trong bị can thiệp

Việc 1 chiếc iPhone thay vỏ ngoài đẹp mắt nhưng bên trong mới là điểm chính mà người dùng quan tâm. 

Như đã nói ở trên, việc can thiệp vào phần cứng thì thiết bị sẽ không còn tính ổn định cao và tuổi thọ sẽ rất thấp. 

Nếu mua ở cửa hàng thì người dùng cần được đảm bảo rằng sẽ được bảo hành và có thể hãy mua những cửa hàng uy tín mà bạn đã quen biết. 

Đối với việc mua một sản phẩm ở trên mạng, người dùng nên yêu cầu được xem bên trong bo mạch của máy trước khi quyết định giao dịch. Sau khi đã đồng ý giá mua, yêu cầu được tháo màn hình để xem thiết bị bên trong có bị can thiệp hay chưa. Nếu người dùng không biết cách tháo mở máy an toàn, hãy yêu cầu người bán đưa đến một cửa hàng kinh doanh điện thoại nhờ sự can thiệp của các kỹ thuật viên để tháo máy. Chi phí cho một lần tháo mở máy chưa đến 100 ngàn đồng. 

Ngoài việc xem bên trong máy, hãy kiểm tra tất cả các tính năng của sản phẩm có hoạt động ổn định hay không như microphone, loa thoại, camera, Wi-Fi, Bluetooth… Hãy thử nghiệm tắt mở ứng dụng và truy cập nhiều ứng dụng cùng lúc để kiểm tra hiệu suất của máy trước khi quyết định mua sắm. 

Chính những sự cẩn trọng trên sẽ giúp người dùng mua được một chiếc máy iPhone hay iPad cũ an toàn. 

Theo Theo Dân Trí
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Đối tượng Thành tại cơ quan công an.
Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh trên phố
TPO - Ngày 19/4, Công an thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng cho biết, vừa ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Phạm Trung Thành (SN 2000, trú tại phường Hợp Giang, TP Cao Bằng) về hành vi “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”.