GLTT: Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước 2011-2015: Giải quyết vấn đề cấp bách của cuộc sống

TPO - Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2011-2015 vừa kết thúc với nhiều thành tựu khoa học công nghệ xuất sắc, đạt được cả 4 mục tiêu đề ra là làm chủ công nghệ tiên tiến của thế giới, ứng dụng nghiên cứu phục vụ đời sống xã hội, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội và nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia.

Quá trình thực hiện chương trình, gần 200 công nghệ hoặc quy trình kỹ thuật tiên tiến trên thế giới được nghiên cứu, áp dụng. Nhiều kết quả đạt được trình độ của các nước tiên tiến trên thế giới như sản phẩm vắc –xin rota phòng tiêu chảy ở trẻ, đạt trình độ tương đương quốc tế nhưng giá thành bằng 1/3 giá nhập ngoại. Kỹ thuật phẫu thuật nội soi trong điều trị một số bệnh lý tuyến giáp đã thực hiện thành công ở 80 bệnh nhân, khoảng 15 giáo sư và 200 phẫu thuật viên các nước Đông Nam Á và trong nước đến học tập kỹ thuật.

Nhiều kỹ thuật tiên tiến khác đã nghiên cứu thành công và hứa hẹn phổ biến rộng rãi như quy trình sản xuất các kháng thể đơn dòng ở quy mô phòng thí nghiệm, giống ngô, giống đậu tương chuyển gene chịu hạn. Đặc biệt, công nghệ kháng thể đơn dòng với 2 đồng vị phóng xạ I131 và Y90 là công nghệ rất mới mà không nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới thực hiện được. Công nghệ này tạo được 2 dược chất phóng xạ dùng điều trị ung thư vùng đầu, cổ. 

Các nhà khoa học trẻ Việt Nam cũng đã thành công trong việc phân lập 02 hợp chất chưa từng được phân lập trong tự nhiên và giải được 40 trình tự gene mới bổ sung và ngân hàng Gen thế giới và được đăng ký tại Thư viện Quốc gia về Sinh học của Hoa Kỳ…

Từ Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước 2011-2015, nhiều công nghệ ứng dụng vào thực tế, giải quyết những vấn đề cấp bách của cuộc sống, mang lại hiệu quả kinh tế cao như 08 giống lúa có năng suất cao, thơm, chất lượng tốt, kháng được một số sâu bệnh hại chính, được ứng dụng trên 100.000 ha với năng suất tăng 0,5 tấn/ha. Ước tính một đồng đầu tư cho khoa học mang lợi 7,4 đồng. 

Các đề tài trong Chương trình “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sau thu hoạch” đã tạo ra 26 hệ thống thiết bị, máy móc, 117 quy trình công nghệ mới và 34 mô hình đang thử nghiệm. Các sản phẩm bắt kịp trình độ các nước trong khu vực nhưng giá thành chỉ tương đương 60-70% so với công nghệ nhập ngoại, đặc biệt giải quyết được một phần vấn đề công nghệ sau thu hoạch vốn nhức nhối nhiều năm nay.

Đề tài “Nghiên cứu chế tạo chế phẩm probiotic dạng bào tử Bacillus tái tổ hợp để phòng chống virus gây bệnh đốm trắng ở tôm” của PGS. TS. Phan Tuấn Nghĩa, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã nghiên cứu, chế tạo thành công chế phẩm Probiotic dạng bào tử Bacillus subtilis tái tổ hợp đề phòng virus gây bệnh đốm trắng ở tôm, góp phần nâng cao hiệu quả của một trong những ngành sản xuất nông nghiệp quan trọng.

Nhiều công nghệ xuất sắc khác như công nghệ đốt than trộn của than trong nước với than nhập khẩu dễ cháy ứng dụng ở nhà máy nhiệt điện, hệ thống thiết bị công nghệ sản xuất tấm sóng không amiang công suất 3 triệu m2/năm, quy trình kỹ thuật đại trường châm kết hợp laser châm điều trị đau do thoái hóa cột sống thắt lưng, giống lúa O9915, OM12, OM9918 có khả năng chịu mặn, chịu phèn đang thử nghiệm tại 10 tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long…

Ngoài ra, Chương trình cũng đóng góp 62 kết quả khoa học đăng trên tạp chí quốc tế, 40 bằng sáng chế, giải pháp hữu ích được cấp và trên 150 kết quả khác làm xong thủ tục đăng ký và đang trong thời gian xem xét cấp bằng sở hữu trí tuệ.

Nhằm giới thiệu những thành tựu đạt được trong Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2011-2015 đến đông đảo bạn đọc, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông khoa học và công nghệ phối hợp với báo Tiền phong tổ chức giao lưu trực tuyến với chủ đề “Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước 2011-2015: Giải quyết những vấn đề cấp bách của cuộc sống”.

Buổi giao lưu diễn ra từ 9 - 11h ngày 28/9/2016 tại tầng 9, trụ sở báo Tiền Phong, 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội. 

Các khách mời tham dự gồm:

GLTT: Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước 2011-2015: Giải quyết vấn đề cấp bách của cuộc sống ảnh 1

GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa

1. GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein; Chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu chế tạo chế phẩm probiotic dạng bào tử Bacillus subtilis tái tổ hợp để phòng virus gây bệnh đốm trắng ở tôm”, mã số: KC.04-09/11/15.

GLTT: Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước 2011-2015: Giải quyết vấn đề cấp bách của cuộc sống ảnh 2

PGS.TS Đỗ Hương Lan

2. PGS.TS Đỗ Hương Lan, Trường Đại học Ngoại thương, Chủ nhiệm Đề tài “Nghiên cứu đổi mới và hoàn thiện mô hình hợp tác khoa học và công nghệ giữa Việt Nam với các đối tác truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế: Nghiên cứu điển hình về hợp tác với Nga, Belarus và Kazakhstan” mã số KX.06.09/11-15 thuộc chương trình KX.06/11-15.

GLTT: Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước 2011-2015: Giải quyết vấn đề cấp bách của cuộc sống ảnh 3 PGS.TS. Lê Đức Mạnh

3. PGS.TS. Lê Đức Mạnh, Viện trưởng Viện Công nghiệp thực phẩm,  Ban Chủ nhiệm Chương trình KH&CN Trọng điểm cấp Nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng và Phát triển công nghệ sau thu hoạch” mã số KC.07/11-15.

GLTT: Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước 2011-2015: Giải quyết vấn đề cấp bách của cuộc sống ảnh 4

TS. Nguyễn Thiện Thành

4. TS. Nguyễn Thiện Thành, Giám đốc Văn phòng Các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước, Bộ KH&CN

GLTT: Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước 2011-2015: Giải quyết vấn đề cấp bách của cuộc sống ảnh 5

Bà Trần Bích Hạnh

5. Bà Trần Bích Hạnh, Trưởng phòng kiểm định chất lượng, Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế; thành viên nhóm nghiên cứu Đề tài “Đánh giá tính an toàn và tính sinh miễn dịch của vắc xin Rotavin-M1 sống giảm độc lực, uống phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ em ở Việt Nam. 

GLTT: Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước 2011-2015: Giải quyết vấn đề cấp bách của cuộc sống ảnh 6
 

Buổi giao lưu trực tuyến bắt đầu

GLTT: Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước 2011-2015: Giải quyết vấn đề cấp bách của cuộc sống

DANH SÁCH KHÁCH MỜI

  • GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa

    GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa

    Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN. Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein; Chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu chế tạo chế phẩm probiotic dạng bào tử Bacillus subtilis tái tổ hợp để phòng virus gây bệnh đốm trắng ở tôm”, mã số: KC.04-09/11/15.

  • PGS.TS Đỗ Hương Lan

    PGS.TS Đỗ Hương Lan

    Trường Đại học Ngoại thương. Chủ nhiệm Đề tài “Nghiên cứu đổi mới và hoàn thiện mô hình hợp tác khoa học và công nghệ giữa Việt Nam với các đối tác truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế: Nghiên cứu điển hình về hợp tác với Nga, Belarus và Kazakhstan” mã số KX.06.09/11-15 thuộc chương trình KX.06/11-15.

  • PGS.TS. Lê Đức Mạnh

    PGS.TS. Lê Đức Mạnh

    Viện trưởng Viện Công nghiệp thực phẩm. Ban Chủ nhiệm Chương trình KH&CN Trọng điểm cấp Nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng và Phát triển công nghệ sau thu hoạch” mã số KC.07/11-15.

  • TS. Nguyễn Thiện Thành

    TS. Nguyễn Thiện Thành

    Giám đốc Văn phòng Các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước, Bộ KH&CN

  • Bà Trần Bích Hạnh,

    Bà Trần Bích Hạnh,

    Trưởng phòng kiểm định chất lượng, Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế. Thành viên nhóm nghiên cứu Đề tài “Đánh giá tính an toàn và tính sinh miễn dịch của vắc xin Rotavin-M1 sống giảm độc lực, uống phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ em ở Việt Nam.

Nhằm giới thiệu những thành tựu đạt được trong Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2011-2015 đến đông đảo bạn đọc, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông khoa học và công nghệ phối hợp với báo Tiền Phong tổ chức giao lưu trực tuyến với chủ đề “Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước 2011-2015: Giải quyết những vấn đề cấp bách của cuộc sống”.

Buổi giao lưu diễn ra từ 9 - 11h ngày 28/9/2016 tại tầng 9, trụ sở báo Tiền Phong, 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội. 

GLTT: Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước 2011-2015: Giải quyết vấn đề cấp bách của cuộc sống ảnh 12 Các khách mời tham dự buổi giao lưu.

Các khách mời tham dự gồm:

1. GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein; Chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu chế tạo chế phẩm probiotic dạng bào tử Bacillus subtilis tái tổ hợp để phòng virus gây bệnh đốm trắng ở tôm”, mã số: KC.04-09/11/15.

2. PGS.TS Đỗ Hương Lan, Trường Đại học Ngoại thương, Chủ nhiệm Đề tài “Nghiên cứu đổi mới và hoàn thiện mô hình hợp tác khoa học và công nghệ giữa Việt Nam với các đối tác truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế: Nghiên cứu điển hình về hợp tác với Nga, Belarus và Kazakhstan” mã số KX.06.09/11-15 thuộc chương trình KX.06/11-15.

3. PGS.TS. Lê Đức Mạnh, Viện trưởng Viện Công nghiệp thực phẩm,  Ban Chủ nhiệm Chương trình KH&CN Trọng điểm cấp Nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng và Phát triển công nghệ sau thu hoạch” mã số KC.07/11-15.

4. TS. Nguyễn Thiện Thành, Giám đốc Văn phòng Các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước, Bộ KH&CN

5. Bà Trần Bích Hạnh, Trưởng phòng kiểm định chất lượng, Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế; thành viên nhóm nghiên cứu Đề tài “Đánh giá tính an toàn và tính sinh miễn dịch của vắc xin Rotavin-M1 sống giảm độc lực, uống phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ em ở Việt Nam.

GLTT: Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước 2011-2015: Giải quyết vấn đề cấp bách của cuộc sống ảnh 13 Phó Tổng thư ký tòa soạn Báo Tiền Phong, Nguyễn Việt Hùng phát biểu mở đầu cuộc giao lưu trực tuyến

Đúng 9h, buổi giao lưu trực tuyến bắt đầu.

Phát biểu mở đầu buổi giao lưu, Phó Tổng thư ký tòa soạn Báo Tiền Phong, nhà báo Nguyễn Việt Hùng cho biết: "Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2011-2015 vừa kết thúc với nhiều thành tựu khoa học công nghệ xuất sắc, đạt được cả 4 mục tiêu đề ra là làm chủ công nghệ tiên tiến của thế giới, ứng dụng nghiên cứu phục vụ đời sống xã hội, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội và nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia.

Quá trình thực hiện chương trình, gần 200 công nghệ hoặc quy trình kỹ thuật tiên tiến trên thế giới được nghiên cứu, áp dụng. Nhiều kết quả đạt được trình độ của các nước tiên tiến trên thế giới như sản phẩm vắc –xin rota phòng tiêu chảy ở trẻ, đạt trình độ tương đương quốc tế nhưng giá thành bằng 1/3 giá nhập ngoại. Kỹ thuật phẫu thuật nội soi trong điều trị một số bệnh lý tuyến giáp đã thực hiện thành công ở 80 bệnh nhân, khoảng 15 giáo sư và 200 phẫu thuật viên các nước Đông Nam Á và trong nước đến học tập kỹ thuật.

Từ Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước 2011-2015, nhiều công nghệ ứng dụng vào thực tế, giải quyết những vấn đề cấp bách của cuộc sống, mang lại hiệu quả kinh tế cao như 08 giống lúa có năng suất cao, thơm, chất lượng tốt, kháng được một số sâu bệnh hại chính, được ứng dụng trên 100.000 ha với năng suất tăng 0,5 tấn/ha. Ước tính một đồng đầu tư cho khoa học mang lợi 7,4 đồng. Các đề tài trong Chương trình “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sau thu hoạch” đã tạo ra 26 hệ thống thiết bị, máy móc, 117 quy trình công nghệ mới và 34 mô hình đang thử nghiệm. Các sản phẩm bắt kịp trình độ các nước trong khu vực nhưng giá thành chỉ tương đương 60-70% so với công nghệ nhập ngoại, đặc biệt giải quyết được một phần vấn đề công nghệ sau thu hoạch vốn nhức nhối nhiều năm nay.

Ngoài ra, Chương trình cũng đóng góp 62 kết quả khoa học đăng trên tạp chí quốc tế, 40 bằng sáng chế, giải pháp hữu ích được cấp và trên 150 kết quả khác làm xong thủ tục đăng ký và đang trong thời gian xem xét cấp bằng sở hữu trí tuệ.

Nhằm giới thiệu những thành tựu đạt được trong Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2011-2015 đến đông đảo bạn đọc, hôm nay, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông khoa học và công nghệ phối hợp với Báo Tiền phong tổ chức giao lưu trực tuyến với chủ đề “Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước 2011-2015: Giải quyết những vấn đề cấp bách của cuộc sống”".

GLTT: Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước 2011-2015: Giải quyết vấn đề cấp bách của cuộc sống ảnh 14 Ông Nguyễn Xuân Toàn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển truyền thông khoa học và công nghệ

Tại buổi giao lưu, ông Nguyễn Xuân Toàn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển truyền thông khoa học và công nghệ, bày tỏ: "Trước hết cho phép tôi cảm ơn các nhà khoa học vì đã tham gia buổi giao lưu ngày hôm nay. Qua buổi giao lưu hôm nay, tôi mong rằng các nhà khoa học có thể cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hơn nữa về những đóng góp, tâm huyết và kết quả nghiên cứu của mình. Chúng tôi cũng mong rằng qua cuộc giao lưu, cũng như sự hỗ trợ tích cực của truyền thông, các nhà khoa học có thể kết nối với các doanh nghiệp, người dùng, đưa các nghiên cứu khoa học công nghệ đi vào cuộc sống".

GLTT: Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước 2011-2015: Giải quyết vấn đề cấp bách của cuộc sống ảnh 15 Tổng Biên tập Báo Tiền Phong, ông Lê Xuân Sơn phát biểu 

Phát biểu tại buổi giao lưu, Tổng Biên tập Báo Tiền Phong, nhà báo Lê Xuân Sơn cho biết: "Thay mặt báo Tiền Phong tôi nhiệt liệt chào mừng và cảm ơn các khách mời đã tham gia buổi giao lưu. Như tiêu đề, chúng ta đều biết trong thời đại ngày nay KH&CN có vai trò sống còn, quyết định sự phát triển của quốc gia. Đó là điều ai cũng nhận thức được nhưng bước đi thực tế mới là quan trọng. Chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước 2011 - 2015 là một bước đi thực tế quan trọng. Mục tiêu của cuộc giao lưu hôm nay là nhìn lại thành tựu của chương trình này, những công trình tiêu biểu, những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện. Thông qua những buổi giao lưu như thế này, bạn đọc cả nước sẽ biết đến nhiều hơn những chương trình quốc gia, động viên các nhà khoa học trong sự nghiệp nghiên cứu và sáng tạo, tạo những tiền đề thuận lợi để chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước được thực hiện tốt hơn".

GLTT: Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước 2011-2015: Giải quyết vấn đề cấp bách của cuộc sống ảnh 16 GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa
Tại buổi giao lưu, GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa đã giới thiệu về đề tài “Nghiên cứu chế tạo chế phẩm probiotic dạng bào tử Bacillus subtilis tái tổ hợp để phòng virus gây bệnh đốm trắng ở tôm”.

"Đề tài này nhằm mục đích sản xuất một chế phẩm dạng như vacxin cho tôm để phòng bệnh đốm trắng.  Sở dĩ chúng tôi quan tâm đến bệnh đốm trắng của tôm và chế vacxin là vì bệnh đốm trắng ở tôm là bệnh phổ biến, lây lan nhanh và 100% khiến tôm chết. Diện tích nuôi tôm ở nước ta khoảng 700.000 héc ta, ngày càng phát triển và xuất khẩu rất lớn.

Đến nay, trên thế giới chưa có chế phẩm nào có khả năng phòng bệnh tôm một cách hiệu quả. Gọi là vacxin nhưng một số người không đồng tình vì tôm là động vật không xương sống và hệ thống miễn dịch khá sơ khai. Chế phẩm của chúng tôi tạo ra dựa trên một loại vi sinh vật lành sống trong đường ruột của đường ruột động vật, trong đó có tôm. Khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh đích thực thì tôm có cơ chế chống lại, vì vậy cơ chế chế phẩm của chúng tôi cũng dựa trên điều đó, như một sự tập dượt thử nghiệm cho tôm chống lại virus.

Trong công nghệ này, chúng tôi sử dụng công nghệ hiện đại và tiến hành thử nghiệm trong phòng thí nghiệm với khoảng 30 con tôm khác nhau. Còn ở quy mô lớn hơn là 120 con/bể thí nghiệm.
Kết quả ban đầu cho thấy chế phẩm tạo ra có khả năng giúp 70 – 80% tôm sống sót qua sự tấn công của virus. Ở vacxin, 60% đã là kết quả khả quan. Còn 70% trở lên tức là có thể đưa vacxin vào thử nghiệm được". 

GLTT: Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước 2011-2015: Giải quyết vấn đề cấp bách của cuộc sống ảnh 17 PGS.TS. Lê Đức Mạnh, Viện trưởng Viện Công nghiệp thực phẩm
Tại buổi giao lưu, PGS.TS. Lê Đức Mạnh, Viện trưởng Viện Công nghiệp thực phẩm,  Ban Chủ nhiệm Chương trình KH&CN Trọng điểm cấp Nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng và Phát triển công nghệ sau thu hoạch” cho biết: "Chương trình Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sau thu hoạch được thực hiện với 32 nhiệm vụ khoa học và công nghệ, trong đó có: 18 để tài nghiên cứu khoa học; 08 dự án sản xuất thử nghiệm và 06 nhiệm vụ nghiên cứu tiềm năng.

Mục tiêu là ứng dụng và phát triển thành công một số công nghệ bảo quản tiên tiến và giải pháp phù hợp nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch một số sản phẩm nông- lâm- thủy sản và dược liệu chính của Việt Nam.

Đa dạng hóa các mặt hàng nông- lâm- thủy sản có giá trị gia tang, chất lượng cao phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

Tạo ra một số công nghệ quy mô phòng thí nghiệm có triển vọng ứng dụng cao và một số nhóm nghiên cứu trẻ tiềm năng trên cơ sở kết quả thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ tiềm năng.

Nội dung:

-    Nghiên cứu ứng dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến và phù hợp nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch sản phẩm nông- lâm- thủy sản và dược liệu hiện đang có tỷ lệ hao hụt cao.

-    Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến và phù hợp để chế biến và đa dạng hóa các mặt hàng nông- lâm- thủy sản.

-    Sản xuất được một số sản phẩm truyền thống với chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Trong quá trình thực hiện, các nhà khoa học đã nỗ lực hết mình hoàn thành nhiệm vụ được giao, nhiều đề tài, dự án có kết quả tốt ứng dụng ngay vào sản xuất.

Tôi xin nêu lên một vài kết quả trong số đó:

1. Dự án “Hoàn thiện quy trình bảo quản sau thu hoạch cá tạp và công nghệ sản xuất surimi nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm surimi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản”;  mã số: KC07.DA01/11-15. Cơ quan chủ trì là Công ty TNHH Thủy sản Hòa Thắng, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, cơ quan phối hợp là Trường ĐH Nha Trang và Viện nghiên cứu thủy sản 2. Trước khi thực hiện dự án này, Công ty TNHH Thủy sản Hòa Thắng đã xuất được surimi sang Hàn Quốc, nhưng không xuất được sang thị trường Nhât Bản. Thực hiện dự án, chất lượng surimi của Công ty đã nâng lên rõ rệt, surimi trắng hơn, độ dai đạt yêu cầu, do đó, ngay sau năm thứ  2 thực hiện dự án, Công ty TNHH Thủy sản Hòa Thắng đã sản xuất được 200 tấn surimi đạt yêu cầu của Nhật Bản và xuất sang Nhật Bản ngay trong năm 2013 là 152 tấn. Từ đó đến nay, Công ty TNHH Thủy sản Hòa Thắng đã liên tục phát triển mở rộng sản xuất surimi đáp ứng yêu cầu của Nhât Bản và các thị trường khác.

2. Đề tài : “Nghiên cứu công nghệ và hệ thống thiết bị bảo quản chè bằng tổ hợp silo có sử sụng bơm nhiệt”, Mã số: KC07.04/11-15. Kết quả đề tài đã nghiên cứu  được công nghệ, thiết kế, chế tạo và lắp đặt xong hệ thống thiết bị bảo quản chè bằng tổ hợp silo có sử dụng bơm nhiệt quy mô 64 tấn, ứng dụng lắp đặt tại Công ty TNHH chè Á Châu- Phú Thọ. Đây là một đề tài có giá trị thực tiễn cao, góp phần giúp các doanh nghiệp chế biến chè nâng cao và ổn định chất lượng chè CTC phục vụ xuất khẩu.

3. Đề tài: “ Nghiên cứu công nghệ và thiết bị xử lý gỗ Tống quá sủ để sản xuất cấu kiện xây dựng nhà nông thôn”; mã số KC07.15/11-15. Đề tài nay do Trường ĐH Lâm nghiệp Hà Nội chủ trì thực hieenh, GS.TS Phạm Văn Chương làm chủ nhiệm. Kết quả đề tài đã xây dựng được quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị xử lý gỗ Tống quá sủ, một loại gỗ có chất lượng thấp (tương đương gỗ nhóm 6) thành gỗ có chất lượng cao hơn (tương đương gỗ nhóm 3), đả bảo cho việc sử dụng làm nhà cho đồng bào các dân tộc và sử dụng vào nhiều  mục đích khác.

4. Dự án “Hoàn thiện công nghệ và hệ thống thiết bị sản xuất rượu gạo truyền thống, sản lượng 800.000l/năm”; Mã số KC07.DA06/11-15. Dự án này do Viện Công nghệ thực phẩm chủ trì thực hiện, TS. Nguyễn Thị Việt Anh làm chủ nhiệm. Kết quả dự án đã chuyển giao công nghệ và tư vấn chế tạo, lắp đặt hệ thống thiệt bị hoàn chỉnh cho Công ty Cổ phần Thực phẩm và thức uống Việt, tỉnh Long An, quy mô sản xuất 800.000l/năm và chuyển giao công nghệ cho Công ty Vodka  Men, tỉnh Hưng Yên cũng với công suất tương tự. Ngay sau khi kết thúc dự án, Công ty Vodka  Men đã tiếp tục mở rộng sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm với sự hỗ trợ Kỹ thuật từ Viện Công nghệ thực phẩm. Ngoài sản phẩm rượu nói trên, dự án còn hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất dấm gạo chât lượng cao tận dụng bã rượu trong sản xuất rượu. Sản phẩm dấm của dự án đã được thị trường trọng nước ưa chuộng, Viện công nghiệp thực phẩm đã xuất được nhiều lô hàng dấm sang thị trường LB Nga.

5. Đề tài : “Nghiên cứu sản xuất chủng khởi động và ứng dụng trong sản xuất sữa chua, phomat. Đề tài này do Viện Công nghiệp thực phẩm chủ trì thực hiện. Kết quả đề tài đã xây dựng được quay trình công nghệ và lắp đặt hệt thống thiết bị sản xuất giống khởi động có chất lượng cao, tỷ lệ giống khởi động đạt 10 mũ 9 CFU/gam. Đây là một đề tài có hàm lượng khoa học và công nghệ cao, có khả năng ứng dụng thực tiễn lớn. Sản phẩm của đề tài đã được ứng dụng sản xuất sữa chua, phomat quay mô công nghiệp tại Công ty Cổ phần Sữa Ba Vì. Chất lượng sản phẩm đã được thị trường chấp nhận.  Viện Công nghiệp thực phẩm và Công ty Cổ phần Sữa Ba Vì đang hợp tác xây dựng kế hoạch hoàn thiện công nghệ để từng bước thay thể giống khởi động phải mua của nước ngoài.

6. Đề tài: “Nghiên cứu công nghệ chế biến một số sản phẩm từ củ khoai lang tím Nhât Bản. Đề tài này do Viện nghiên cứu rau củ quả chủ trì thực hiện. TS. Hoàng Thị Lệ Hằng làm chủ nhiệm. Đề tài đã xây dựng được quy trình bảo quản khoai lang lang thích hợp làm giảm tỷ lệ hao hụt và kéo dài thời gian sử dụng hai lần so với bình thường. Kết quả của đề tài đã được ứng dụng ngay tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long; ngoài ra đề tài cũng đã tạo ra một số sản phẩm chế biến từ khoai lang. Đây là một đề tài có ý nghĩa thực tiễn cao.

Ngoài các nhiệm vụ đã đề cập đến ở trên còn nhiều nhiệm vụ khất quả nghiên cứu cũng đã được ứng dụng vào thự c tiễn sản xuất như: Dự án hoàn thiện quay trình chế biến thực địa, Đương quy, Hà thủ ô đỏ, đẳng sâm ở quy mô công nghiệp, do Công ty Cổ phần dược phẩm Khang Minh, Tp. Hồ Chí Minh chủ trì thực hiên, PGS. Hoàng Thị Minh Chung làm chủ nhiệm; Dự án hoàng thiện quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị nuôi cá lồng vùng biển mở và ứng dụng nuôi cá giò thương phẩm, Dự án hoàn thiện công nghệ và thiết bị lên men chè Orthodoc (OTC) công suất 16 tấn chè búp tươi/ngày… 

GLTT: Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước 2011-2015: Giải quyết vấn đề cấp bách của cuộc sống ảnh 18 Bà Trần Bích Hạnh, Trưởng phòng kiểm định chất lượng, Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế
Tại buổi giao lưu, bà Trần Bích Hạnh, Trưởng phòng kiểm định chất lượng, Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế; thành viên nhóm nghiên cứu Đề tài “Đánh giá tính an toàn và tính sinh miễn dịch của vắc xin Rotavin-M1 sống giảm độc lực, uống phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ em ở Việt Nam đã giới thiệu: "Vắc xin Rota là vắc xin lần đầu tiên sản xuất tại nước ta và cũng là lần đầu tiên sử dụng chủng có nguồn gốc từ người Việt Nam với công nghệ cập nhật được với các nước phát triển như Bỉ và Mỹ.

-  Chủng sử dụng trong nghiên cứu là chủng có nguồn gốc gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em Việt Nam, do vậy  vắc xin sản xuất ra có hiệu quả tốt trong việc phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ em Việt Nam. Đồng thời việc tự sản xuất được hệ thống chủng giúp nước ta chủ động trong việc sản xuất vắc xin phòng bệnh cho trẻ.

Thành công của Dự án là đã hoàn thiện được qui trình sản xuất vắc xin Rotavin-M1 sống giảm độc lực uống qui mô 20.000 liều/loạt từ chủng sản xuất G1P[8] KH0118 đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới. Dự án cũng cung cấp được 5.684 liều vắc xin Rotavin-M1 phục vụ cho nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng. Và qua 3 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, vắc xin Rotavin-M1 an toàn để sử dụng ở trẻ 6-12 tháng tuổi, xác định được liều sử dụng Vắc xin: 2 liều cách nhau 2 tháng.

Hơn nữa, thành công lớn nhất trong dự án này là chúng tôi đã nghiên cứu thành công văc xin Rota phòng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh từ tạo chủng đến quy trình sản xuất, thực địa trên lâm sàng. Đã đưa văc xin Rota ra thị trường và trở thành văc xin có giá thành chỉ bằng 1/2 so với nước ngoài, có đáp ứng miễn dịch tôt. Đưa vị thế Việt Nam là nước thứ 4 sản xuất được vắc xin Rota trên thế giới, sau Mỹ, Bỉ và Trung Quốc.

Hiện nay vắc xin này đã được bao phủ trên toàn quốc thông qua hệ thống tiêm chủng dịch vụ và được nhân dân đón nhận rất tích cực". 

GLTT: Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước 2011-2015: Giải quyết vấn đề cấp bách của cuộc sống ảnh 19  PGS.TS Đỗ Hương Lan, Trường Đại học Ngoại thương

Tại buổi giao lưu, PGS.TS Đỗ Hương Lan, Trường Đại học Ngoại thương, Chủ nhiệm Đề tài “Nghiên cứu đổi mới và hoàn thiện mô hình hợp tác khoa học và công nghệ giữa Việt Nam với các đối tác truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế: Nghiên cứu điển hình về hợp tác với Nga, Belarus và Kazakhstan” giới thiệu: "Khoa học xã hội nhân văn có vai trò dẫn dắt, định hướng, tạo ra cơ chế chính sách. Trong đề tài của chúng tôi, để có thể tăng cường hợp tác quốc tế, bản thân mỗi nhà khoa học cũng phải nỗ lực và trở thành cầu nối hỗ trợ hợp tác quốc tế.

Trong bối cảnh hội nhập, việc tìm ra mô hình hợp tác mới là vô cùng quan trọng, đặc biệt là hợp tác đa phương. Xuất phát từ lý do đó, chúng tôi khảo sát khoảng gần 500 tổ chức và doanh nghiệp KHCN thì 85% số này có nhu cầu hợp tác với các nước SNG. Tuy nhiên vẫn còn những rào cản: thị trường KHCN chưa phát triển ở từng nước, cơ sở pháp lý vẫn đang chưa hoàn thiện, còn hạn chế, thiếu thông tin về nhau…

Chúng tôi đề xuất vài mô hình hợp tác dựa trên lợi thế so sánh của Việt Nam với các nước đó, dựa trên cơ chế song phương và đa phương. Sau khi thực hiện đề tài, chúng tôi thấy tác động lan tỏa khá lớn. Thông tin truyền sang các nước đối tác và nhu cầu trao đổi tăng lên.

Nhóm nghiên cứu đề tài hy vọng rằng, trong thời gian tới nhóm sẽ đầu tư hoàn thiện trang thông tin điện tử của mình tại địa chỉ: www.eurasiavietnam.com và cập nhật đầy đủ thông tin về thị trường, tiềm năng hợp tác về KH&CN của Việt Nam với Liên minh kinh tế Á – Âu nhằm tạo cầu nối về hợp tác KH&CN gắn với hợp tác kinh tế của Việt Nam và các nước thành viên Liên minh, đẩy mạnh hoạt động hợp tác về KH&CN giữa Việt Nam với các đối tác truyền thống SNG.

Phát biểu tại buổi giao lưu, TS. Nguyễn Thiện Thành, Giám đốc Văn phòng Các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước, Bộ KH&CN cho biết: "Với tư cách là một trong những đầu mối của chương trình, tôi cũng xin có một số thống tin sau. Như một số người đã biết, nhiều vấn đề khoa học đã được thế giới giải quyết. Tuy nhiên, để áp dụng đặc biệt cho người Việt Nam, có những đặc tính riêng cho người Việt Nam thì quả thực rất khó.

Đơn cử như công trình về vắc xin phòng tiêu chảy Rota. Việt Nam là nước thứ 4 trên thế giới sản xuất được vắc xin này. Đặc biệt vắc xin do Việt Nam sản xuất mang những đặc tính đặc biệt phù hợp với người Việt.

Một ví dụ khác là kháng thể đơn dòng đã đạt giải Nobel năm 1984. Nhưng mới đây, Việt Nam đã học hỏi và áp dụng được công nghệ này bằng đặc thù của Việt Nam và sự sáng tạo của các nhà khoa học. Chúng ta đã gắn được kháng thể đơn dòng với 2 đồng vị phóng xạ I131 và Y90 (dùng để tạo ra 2 dược chất điều trị đích cho các bệnh ung tư đầu cổ). Đây là công nghệ rất mới trên thế giới mà không nhiều phòng thí nghiệm có thể thực hiện được.

Ngoài ra còn rất nhiều công trình nổi bật khác như mổ nội soi qua ngả tự nhiên của Bệnh viện Trung ương Huế… mà trong khuôn khổ của buổi giao lưu ngày hôm nay tôi không thể chia sẻ được hết."

GLTT: Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước 2011-2015: Giải quyết vấn đề cấp bách của cuộc sống ảnh 20 
  • 1. Thời gian: Thứ ba, ngày 27/09/2016 - 17:07
  • 2. Địa điểm: Trụ sở Báo Tiền Phong

Bạn Mạnh Dũng, Tranmanhdung@gmail.com hỏi:

Thưa PGS. TS. Đỗ Hương Lan, nhà nước có vai trò dẫn dắt, tạo khung pháp lý chặt chẽ cho việc hợp tác về KH&CN với các nước. Nhà nước cần đầu tư về kinh phí song cũng cần tạo cơ chế thoáng cho việc hợp tác và có sự tham gia của doanh nghiệp vào xây dựng các mô hình hợp tác. Thực tế này ở Việt Nam ra sao, xin bà có thể cho biết thêm về điều này?

PGS.TS Đỗ Hương Lan
PGS.TS Đỗ Hương Lan

Hiện nay, sự phát triển của khu vực doanh nghiệp KH-CN còn yếu nên sự tham gia của doanh nghiệp vào xây dựng các mô hình hợp tác còn rất hạn chế. Đối với doanh nghiệp, sự tạo điều kiện về cơ chế chính sách, đơn giản hóa về mặt thủ tục hành chính cũng như các biện pháp hỗ trợ về mặt thông tin, xúc tiến thị trường là rất quan trọng, bên cạnh nhu cầu đầu tư về kinh phí, Nhà nước cần xây dựng các mô hình để tạo ra các sân chơi cho doanh nghiệp, từ đó có các chính sách để thu hút doanh nghiệp tham gia.

Do thời gian giao lưu có hạn, lượng câu hỏi của bạn đọc gửi đến quá lớn, nên nhiều câu hỏi chưa được các khách mời trả lời. Báo Tiền Phong đã chuyển các câu hỏi còn lại của quý vị bạn đọc đến các vị khách mời. Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn!  

Bạn Minh Hương, Minhhuongha@gmail.com hỏi:

PGS. TS. Đỗ Hương Lan có thể cho biết những kết quả đạt được của Đề tài “Nghiên cứu đổi mới và hoàn thiện mô hình hợp tác khoa học và công nghệ giữa Việt Nam với các đối tác truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế: Nghiên cứu điển hình về hợp tác với Nga, Belarus và Kazakhstan” mã số KX.06.09/11-15? Việc ứng dụng vào thực tế những kết quả Đề tài đã được thực hiện như thế nào, thưa bà?

PGS.TS Đỗ Hương Lan
PGS.TS Đỗ Hương Lan

Xây dựng hoàn thiện cơ sở lý luận về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học – công nghệ, khái quát hóa những mô hình hợp tác điển hình.

Phân tích hiện trạng và mô hình hợp tác khoa học – công nghệ của Việt Nam với các nước nói trên, đánh giá các lợi thế và nhân tố ảnh hưởng đến hợp tác KH-CH của Việt Nam với các nước.

Khảo sát nhu cầu hợp tác của các tổ chức KH-CN của Việt Nam với các nước nói trên, chỉ ra những rào cản hạn chế, đề xuất định hướng và các mô hình hợp tác cụ thể.

Chúng tôi xây dựng được trang thông tin điện tử về hợp tác KH –CN giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á- Âu để làm kết nối cung cầu giữa Việt Nam và các nước nói trên.

Chúng tôi đang cùng với các tổ chức KH-CN ở Nga và Belarus dự kiến xây dựng các trung tâm hợp tác về KH-CN theo các mô hình đã đề xuất trong công trình nghiên cứu. Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu đã được phổ biến rộng rãi ở cả VN và nước đối tác. Nhờ thực hiện đề tài, các hội thảo về phổ biến công nghệ sinh học của Nga cũng như các chuyến thử nghiệm công nghệ của Nga ở Việt Nam đã được tiến hành…. Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã đào tạo nhà khoa học cho Kazakhstan. Chúng tôi cho rằng việc thực hiện đề tài đã góp phần vào việc thúc đẩy hợp tác KH-CN của VN và các nước nói trên.

Bạn Hữu Trí, Tranhuutri@yahoo.com hỏi:

Theo PGS. TS. Đỗ Hương Lan, cần có những giải pháp gì để tăng cường hợp tác quốc tế về KH&CN giữa Việt Nam với các nước?

PGS.TS Đỗ Hương Lan
PGS.TS Đỗ Hương Lan

Xây dựng chiến lược và chính sách hợp tác cụ thể dựa trên nguyên tắc thị trường, các bên cùng có lợi, đặc biệt là lợi ích kinh tế. Trong chính sách, cần chỉ rõ các đối tác chiến lược, ra các lĩnh vực, hình thức hợp tác giữa các bên cũng như các cơ chế tài chính, các cơ chế khuyến khích, chỉ ra các mô hình hợp tác và các cách thức thực hiện.

Có cơ chế, chính sách ưu đãi về đầu tư, đất đai, cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính... để tạo đột phá trong thu hút các chuyên gia, nhà khoa học và công nghệ Việt Nam ở nước ngoài, các chuyên gia, nhà khoa học và công nghệ nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ ở Việt Nam.

Chú trọng công tác thông tin và truyền thông để quảng bá thành tựu cũng như nhu cầu về khoa học – công nghệ của Việt Nam ra nước ngoài, và thông tin về thị trường khoa học - công nghệ nước ngoài, các doanh nghiệp thường thiếu thông tin khoa học và công nghệ trong nước và ngoài nước.

Tận dụng vai trò của các trường đại học, Viện nghiên cứu trong việc thúc đẩy hợp tác về KH&CN.

Tăng cường sự gắn kết giữa hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với hoạt động đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ.

Tạo điều kiện đi lại và cư trú dễ dàng cho các nhà khoa học trong quá trình hợp tác với các đối tác nước ngoài: cho phép các nhà khoa học là viên chức được sử dụng hộ chiếu công vụ khi đi thực hiện nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu ở các nước đối tác, đàm phán với các nước đối tác để xem xét chế độ cấp visa đi lại nhiều lần trong vòng 5 năm liên tục cho các nhà khoa học Việt Nam và các nước đối tác…

Bạn Diệu Linh, Ledieulinh@gmail.com hỏi:

Thưa PGS. TS. Đỗ Hương Lan, với yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhất là trong xu thế Việt Nam đang tiến hành hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới “thì điều kiện cần” để tiến hành hợp tác quốc tế về KH&CN là gì? Đâu là điểm quan trọng nhất, thưa bà?

PGS.TS Đỗ Hương Lan
PGS.TS Đỗ Hương Lan

Lợi thế so sánh cũng chính là tiền đề cho các hoạt động hợp tác quốc tế về KH&CN.  Điều này giải thích lí do tại sao lại có sự bắt tay trong nghiên cứu hay ứng dụng sản xuất giữa các quốc gia không cùng trình độ và năng lực trong lĩnh vực KH&CN. Trong các mối quan hệ hợp tác này, các quốc gia phát triển có năng lực cao về KH&CN, có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại sẽ đóng góp vào đó yếu tố “chất xám”, “công nghệ” và “tư bản”. Đây được xem như là những thế mạnh - một dạng lợi thế so sánh của nhóm quốc gia này. Ngược lại các quốc gia đang phát triển lại có yếu tố “nhân lực” dồi dào, giá rẻ, có đội ngũ tri thức có kiến thức tốt nhưng thiếu điều kiện thực hành, hoặc có môi trường pháp lí đơn giản, ít rắc rối - là điều kiện tốt để tiến hành thực nghiệm các thành tựu KH&CN cần kiểm chứng… đây chính là lợi thế của các nước này khi tham gia vào hợp tác.

Các “điều kiện cần” cơ bản để tiến hành hợp tác quốc tế về KH&CN là điều kiện kinh tế - chính trị, cơ sở hạ tầng, cơ cấu thể chế, chính sách, đầu tư cho khoa học – công nghệ, nguồn nhân lực khoa học – công nghệ. Trong đó, nguồn nhân lực khoa học – công nghệ là quan trọng nhất. Tại sao năng suất và lợi nhuận thu được từ đầu tư cho KH&CN tại các nước đang phát triển thường thấp hơn so với ở các nước phát triển, với cùng một nguồn kinh phí được chi tiêu là bởi những hạn chế trong khả năng tiếp nhận và sáng tạo của nhân lực  khoa học – công nghệ. Nhân lực khoa học và công nghệ là một nhân tố quan trọng xây dựng năng lực quốc gia về KH&CN. Phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ là một nhiệm vụ quan trọng ngay cả ở các nước tiên tiến nhất về khoa học đến các nước đang phát triển.

Bạn Công Hoan, Truongconghoan@yahoo.com.vn hỏi:

Thưa PGS. TS. Đỗ Hương Lan, trong quá trình Việt Nam hợp tác với các nước thực sự đã tạo ra những chuyển biến đột phá góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động hợp tác về KH&CN chưa, thưa bà?

PGS.TS Đỗ Hương Lan
PGS.TS Đỗ Hương Lan

Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ về hợp tác khoa học và công nghệ với gần 70 nước, tổ chức quốc tế và vùng lãnh thổ. Hơn 80 hiệp định hợp tác khoa học và công nghệ cấp chính phủ và cấp bộ đã được ký kết và đang thực hiện. Việt Nam đang là thành viên của gần 100 tổ chức quốc tế và khu vực về khoa học và công nghệ. Từ năm 2000 đến nay, có hơn 540 thỏa thuận, hợp đồng hợp tác quốc tế được thực hiện tại các cơ sở nghiên cứu triển khai các cấp; hơn 400 nhiệm vụ nghiên cứu song phương giữa các tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam với các tổ chức khoa học và công nghệ của các nước trên thế giới đã và đang được thực hiện. Các hoạt động hợp tác về sở hữu trí tuệ được triển khai trong khuôn khổ WTO, APEC, ASEAN, hợp tác song phương với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), với các quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp; hợp tác với các cơ quan sở hữu trí tuệ trong khu vực và của các quốc gia khác vẫn được duy trì và phát triển. Hợp tác quốc tế về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tiếp tục được Bộ Khoa học và Công nghệ chú trọng.

Tác động tích cực của việc thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ cụ thể là phong phú, đa dạng như  Dự án “ Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam – Phần Lan” (IPP), dự án “ Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu khoa học và công nghệ” (FIRST) do Ngân hàng Thể giới tài trợ được thực hiện từ năm 2013 đã bước đầu thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp để nâng cao năng suất, sức cạnh tranh và giá trị gia tăng của sản phẩm. Ngoài ra, cùng với sự tham gia của Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam đã phát triển vắc xin di truyền ngược chống lại cúm gia cầm H5N1. Tham gia Hệ thống thông tin của các nước ASEAN về thuốc và phương pháp chuẩn đoán mới, Việt Nam đã thực hiện có hiệu quả những biện pháp chẩn đoán và thuốc điều trị một số bệnh đặc trưng của vùng như sốt rét, lao phổi, sán mảng, sốt xuất huyết, ký sinh trùng leishmania, phù thũng, giun sán.

Từ năm 2010 đến năm 2014, thông qua đẩy mạnh hợp tác quốc tế đã huy động được gần 1 tỷ USD viện trợ. Nhờ đó một số chương trình hợp tác đã được thực hiện và đem lại kết quả thiết thực, thí dụ như Chương trình Thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam, Chương trình Hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu (Chương trình SP- RCC).

Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ trong thời gian qua đã góp phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, nâng cao trình độ cán bộ, thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ trong nước. Tuy nhiên, trên thực tế, nguồn nhân lực khoa học và công nghệ ở nước ta hiện nay vẫn chưa đủ năng lực để tham gia hiệu quả vào các hoạt động khoa học và công nghệ quốc tế và khu vực; hàm lượng khoa học và công nghệ đóng góp cho các hoạt động khoa học và công nghệ quốc tế và khu vực còn thấp.

Bạn Ngọc Lan, Hoangngoclan@gmail.com hỏi:

Xin PGS. TS. Đỗ Hương Lan cho biết thực trạng mô hình hợp tác quốc tế về KH&CN giữa Việt Nam với: Liên bang Nga, Belarus và Kazakhstan trong bối cảnh hội nhập hiện nay?

PGS.TS Đỗ Hương Lan
PGS.TS Đỗ Hương Lan

Ba nước này đều là những đối tác truyền thống của Việt Nam ở SNG. Hợp tác về KH&CN của Việt Nam với LB Nga, Belarus và Kazakhstan sau khi LX hiện nay còn rất hạn chế. Trong số 3 nước hợp tác của VN với LB Nga vẫn là sôi động và nổi trội hơn cả.

Song để nói về một mô hình hợp tác hiệu quả và ưu việt dựa trên cơ sở thị trường với sự tham gia của các doanh nghiệp khoa học – công nghệ giữa Vn với các nước này thì chưa có. Đặc biệt, đặt trong bối cảnh hội nhập của các nước SNG nói trên trong khuôn khổ LM Kinh tế Á - Âu và sự hội nhập của Việt Nam với khu vực này thể hiện qua hiệp định TMTD mới ký kết thì có thể nói chưa có mô hình hợp tác nào giữa VN với cả 3 nước nói trên.

Bạn Mạnh Thắng, Dinhthang@gmail.com hỏi:

Thưa PGS. TS. Đỗ Hương Lan, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam cần làm gì để để không bị tụt hậu về mặt KH&CN so với các nước trong khu vực, thưa bà?

PGS.TS Đỗ Hương Lan
PGS.TS Đỗ Hương Lan

Việt Nam với xuất phát điểm thấp nên mặc dù qua 15 năm thực hiện Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2001 -2010, tiềm lực khoa học và công nghệ Việt Nam còn thấp kém, khoảng cách tụt hậu khá xa so với khu vực và thế giới. Nhận định này đã được đề cập trong Chiến lược 2001-2010 nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, trình độ công nghệ của doanh nghiệp VN sử dụng lạc hậu so với thế giới vào khoảng 30 năm và vài chục năm so với khu vực, còn trình độ chế tạo của cơ khí tụt hậu 2- 3 thế hệ. Phần lớn doanh nghiệp  trong nước đang sử dụng công nghệ rất tụt hậu so với mức trung bình trên thế giới. Mức độ thiết bị lạc hậu và rất lạc hậu chiếm đến 52%, trong khi mức độ thiết bị hiện đại chỉ có 10% và mức độ thiết bị trung bình là 38%. Ở các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, thiết bị ở mức lạc hậu và rất lạc hậu chiếm đến 70%.

Nếu nói Việt Nam cần làm gì thì câu trả lời là cần phải làm rất nhiều việc, đồng bộ và quyết liệt, bắt đầu từ việc đổi mới nhận thức tới thể chế chính sách…

Ở đây, nhấn mạnh tới bối cảnh hội nhập kinh tế mạnh mẽ thì một trong những cách thức có thể giúp Việt Nam rút ngắn khoảng cách phát triển, đó là đẩy mạnh hợp tác về KH&CN, trong đó chú trọng tới việc hợp tác giữa các tổ chức khoa học – công nghệ, đặc biệt là các doanh nghiệp khoa học – công nghệ.

Bạn Mai Hường, Huong9898@gmail.com hỏi:

Thưa GS.TS. Phạm Tuấn Nghĩa, trước thực trạng biến đổi khí hậu hiện nay đã có ảnh hưởng ít nhiều đến việc nuôi trồng thủy hải sản tại Việt Nam, vậy những kết quả mà Đề tài đạt được giúp phòng virus gây bệnh đốm trắng ở tôm ra sao, thưa ông?

GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa
GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa

Không phải bệnh tật của thủy sản nào xuất hiện cũng là do biến đổi khí hậu. 

Kết quả đạt được của đề tài nếu được đánh giá đầy đủ về tính an toàn và được khẳng định hiệu quả ở quy mô lớn trong các điều kiện nuôi trồng phức tạp thì chúng tôi hi vọng sẽ giúp chủ động phòng ngừa bệnh đốm trắng ở tôm.

Bạn Hồng Minh, talami71285@yahoo.com hỏi:

Ông Lê Đức Mạnh có thể tóm tắt một số hoạt động nghiên cứu chính của Chương trình Nghiên cứu KC.07/11-15 và những một số kết quả nổi bật nhất của Chương trình trong giai đoạn vừa qua?

PGS.TS. Lê Đức Mạnh
PGS.TS. Lê Đức Mạnh
GLTT: Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước 2011-2015: Giải quyết vấn đề cấp bách của cuộc sống ảnh 30 PGS.TS. Lê Đức Mạnh
Chương trình Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, mã số: KC.07/11-15 được thực hiện với 32 nhiệm vụ khoa học và công nghệ, trong đó có: 18 để tài nghiên cứu khoa học; 08 dự án sản xuất thử nghiệm và 06 nhiệm vụ nghiên cứu tiềm năng.

Mục tiêu là ứng dụng và phát triển thành công một số công nghệ bảo quản tiên tiến và giải pháp phù hợp nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch một số sản phẩm nông- lâm- thủy sản và dược liệu chính của Việt Nam.

Đa dạng hóa các mặt hàng nông- lâm- thủy sản có giá trị gia tang, chất lượng cao phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

Tạo ra một số công nghệ quy mô phòng thí nghiệm có triển vọng ứng dụng cao và một số nhóm nghiên cứu trẻ tiềm năng trên cơ sở kết quả thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ tiềm năng.

Nội dung:

-          Nghiên cứu ứng dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến và phù hợp nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch sản phẩm nông- lâm- thủy sản và dược liệu hiện đang có tỷ lệ hao hụt cao.

-          Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến và phù hợp để chế biến và đa dạng hóa các mặt hàng nông- lâm- thủy sản.

-          Sản xuất được một số sản phẩm truyền thống với chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Trong quá trình thực hiện, các nhà khoa học đã nỗ lực hết mình hoàn thành nhiệm vụ được giao, nhiều đề tài, dự án có kết quả tốt ứng dụng ngay vào sản xuất.

Tôi xin nêu lên một vài kết quả trong số đó:

1.      Dự án “Hoàn thiện quy trình bảo quản sau thu hoạch cá tạp và công nghệ sản xuất surimi nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm surimi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản”;  mã số: KC07.DA01/11-15. Cơ quan chủ trì là Công ty TNHH Thủy sản Hòa Thắng, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, cơ quan phối hợp là Trường ĐH Nha Trang và Viện nghiên cứu thủy sản 2. Trước khi thực hiện dự án này, Công ty TNHH Thủy sản Hòa Thắng đã xuất được surimi sang Hàn Quốc, nhưng không xuất được sang thị trường Nhât Bản. Thực hiện dự án, chất lượng surimi của Công ty đã nâng lên rõ rệt, surimi trắng hơn, độ dai đạt yêu cầu, do đó, ngay sau năm thứ  2 thực hiện dự án, Công ty TNHH Thủy sản Hòa Thắng đã sản xuất được 200 tấn surimi đạt yêu cầu của Nhật Bản và xuất sang Nhật Bản ngay trong năm 2013 là 152 tấn. Từ đó đến nay, Công ty TNHH Thủy sản Hòa Thắng đã liên tục phát triển mở rộng sản xuất surimi đáp ứng yêu cầu của Nhât Bản và các thị trường khác.

2.      Đề tài : “Nghiên cứu công nghệ và hệ thống thiết bị bảo quản chè bằng tổ hợp silo có sử sụng bơm nhiệt”, Mã số: KC07.04/11-15. Kết quả đề tài đã nghiên cứu  được công nghệ, thiết kế, chế tạo và lắp đặt xong hệ thống thiết bị bảo quản chè bằng tổ hợp silo có sử dụng bơm nhiệt quy mô 64 tấn, ứng dụng lắp đặt tại Công ty TNHH chè Á Châu- Phú Thọ. Đây là một đề tài có giá trị thực tiễn cao, góp phần giúp các doanh nghiệp chế biến chè nâng cao và ổn định chất lượng chè CTC phục vụ xuất khẩu.

3.      Đề tài: “ Nghiên cứu công nghệ và thiết bị xử lý gỗ Tống quá sủ để sản xuất cấu kiện xây dựng nhà nông thôn”; mã số KC07.15/11-15. Đề tài nay do Trường ĐH Lâm nghiệp Hà Nội chủ trì thực hieenh, GS.TS Phạm Văn Chương làm chủ nhiệm. Kết quả đề tài đã xây dựng được quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị xử lý gỗ Tống quá sủ, một loại gỗ có chất lượng thấp (tương đương gỗ nhóm 6) thành gỗ có chất lượng cao hơn (tương đương gỗ nhóm 3), đả bảo cho việc sử dụng làm nhà cho đồng bào các dân tộc và sử dụng vào nhiều  mục đích khác.

4.      Dự án “Hoàn thiện công nghệ và hệ thống thiết bị sản xuất rượu gạo truyền thống, sản lượng 800.000l/năm”; Mã số KC07.DA06/11-15. Dự án này do Viện Công nghệ thực phẩm chủ trì thực hiện, TS. Nguyễn Thị Việt Anh làm chủ nhiệm. Kết quả dự án đã chuyển giao công nghệ và tư vấn chế tạo, lắp đặt hệ thống thiệt bị hoàn chỉnh cho Công ty Cổ phần Thực phẩm và thức uống Việt, tỉnh Long An, quy mô sản xuất 800.000l/năm và chuyển giao công nghệ cho Công ty Vodka  Men, tỉnh Hưng Yên cũng với công suất tương tự. Ngay sau khi kết thúc dự án, Công ty Vodka  Men đã tiếp tục mở rộng sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm với sự hỗ trợ Kỹ thuật từ Viện Công nghệ thực phẩm. Ngoài sản phẩm rượu nói trên, dự án còn hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất dấm gạo chât lượng cao tận dụng bã rượu trong sản xuất rượu. Sản phẩm dấm của dự án đã được thị trường trọng nước ưa chuộng, Viện công nghiệp thực phẩm đã xuất được nhiều lô hàng dấm sang thị trường LB Nga.

5.      Đề tài : “Nghiên cứu sản xuất chủng khởi động và ứng dụng trong sản xuất sữa chua, phomat. Đề tài này do Viện Công nghiệp thực phẩm chủ trì thực hiện. Kết quả đề tài đã xây dựng được quay trình công nghệ và lắp đặt hệt thống thiết bị sản xuất giống khởi động có chất lượng cao, tỷ lệ giống khởi động đạt 109 CFU/gam. Đây là một đề tài có hàm lượng khoa học và công nghệ cao, có khả năng ứng dụng thực tiễn lớn. Sản phẩm của đề tài đã được ứng dụng sản xuất sữa chua, phomat quay mô công nghiệp tại Công ty Cổ phần Sữa Ba Vì. Chất lượng sản phẩm đã được thị trường chấp nhận.  Viện Công nghiệp thực phẩm và Công ty Cổ phần Sữa Ba Vì đang hợp tác xây dựng kế hoạch hoàn thiện công nghệ để từng bước thay thể giống khởi động phải mua của nước ngoài.

6.     Đề tài: “Nghiên cứu công nghệ chế biến một số sản phẩm từ củ khoai lang tím Nhât Bản. Đề tài này do Viện nghiên cứu rau củ quả chủ trì thực hiện. TS. Hoàng Thị Lệ Hằng làm chủ nhiệm. Đề tài đã xây dựng được quy trình bảo quản khoai lang lang thích hợp làm giảm tỷ lệ hao hụt và kéo dài thời gian sử dụng hai lần so với bình thường. Kết quả của đề tài đã được ứng dụng ngay tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long; ngoài ra đề tài cũng đã tạo ra một số sản phẩm chế biến từ khoai lang. Đây là một đề tài có ý nghĩa thực tiễn cao. 

Ngoài các nhiệm vụ đã đề cập đến ở trên còn nhiều nhiệm vụ khất quả nghiên cứu cũng đã được ứng dụng vào thự c tiễn sản xuất như: Dự án hoàn thiện quay trình chế biến thực địa, Đương quy, Hà thủ ô đỏ, đẳng sâm ở quy mô công nghiệp, do Công ty Cổ phần dược phẩm Khang Minh, Tp. Hồ Chí Minh chủ trì thực hiên, PGS. Hoàng Thị Minh Chung làm chủ nhiệm; Dự án hoàng thiện quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị nuôi cá lồng vùng biển mở và ứng dụng nuôi cá giò thương phẩm, Dự án hoàn thiện công nghệ và thiết bị lên men chè Orthodoc (OTC) công suất 16 tấn chè búp tươi/ngày…

Bạn Đức Quang, quangduc65@gmail.com hỏi:

Thưa ông Lê Đức Mạnh, ông đánh giá thế nào về vai trò của công nghệ sau thu hoạch trong sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam?

PGS.TS. Lê Đức Mạnh
PGS.TS. Lê Đức Mạnh

Có thể nói đất nước ta cho đến nay vẫn là một nước nông nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Ứng dụng Công nghệ sau thu hoạch sẽ làm giảm tỷ lệ hao hụt trong quá trình bảo quản nông sản, đa dạng hóa các sản phẩm của ngành nông nghiệp và vì vậy, Công nghệ sau thu hoạch góp phần quan trọng vào việc làm gia tang giá trị sản phẩm nông nghiệp, làm cho các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam có tính cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và thế giới.

Bạn Tất Thắng, thangthico@gmail.com hỏi:

Ông Lê Đức Mạnh đánh giá thế nào về năng lực nghiên cứu của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ bảo quản sau thu hoạch?

PGS.TS. Lê Đức Mạnh
PGS.TS. Lê Đức Mạnh

Về trình độ nghiên cứu của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ sau thu hoạch, tôi cho rằng các cán bộ khoa học của Việt Nam có trình độ khá tốt, rất nhiều người đã được đào tạo và thực tập tại các nước có trình độ khoa học và công nghệ cao. 

Hiện nay, chuyên gia có trình độ cao, có học hàm, học vị ở lĩnh vực này khá đông, tập trung ở các viện nghiên cứu và các trường đại học. Về cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm phục vụ cho nghiên cứu còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu. 

Vì vậy, cùng với sự thiếu đồng bộ trong cơ chế hoạt động khoa học và công nghệ, đặc biệt là cơ chế tài chính, chính sách đãi ngộ đối với các nhà khoa học chưa được quan tâm đúng mức đã ảnh hưởng không ít đến hiệu quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.

Bạn Tiến Trần, trantiendong123@yahoo.com hỏi:

Xin hỏi ông Đức Mạnh, bài học của một số nước cho thấy, họ trích 1% từ tổng giá trị xuất khẩu nông sản để đầu tư cho công tác nghiên cứu. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

PGS.TS. Lê Đức Mạnh
PGS.TS. Lê Đức Mạnh

Tôi cho rằng đây là một việc làm rất tốt, Việt Nam cần rút kinh nghiệm để thực hiện. Hiện nay, hoạt động khoa học và công nghệ chủ yếu được tài trợ từ ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp quan tâm đầu tư cho khoa học còn rất ít. 

Chúng tôi đề nghị nhà nước cần có chính sách hỗ trợ tạo điều kiện để các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng khoa học và công nghệ trong việc nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, đối với sự sống còn của doanh nghiệp thì khi đó khoa học và công nghệ mới có đất để phát triển.

Tôi rất đồng ý với chủ trương cho rằng muốn khoa học và công nghệ phát triển, chúng ta phải lấy doanh nghiệp làm trung tâm, các doanh nghiệp quan tâm đầu tư nhiều hơn cho việc nâng cao chất lượng và phát triển sản phẩm mới, các nhà khoa học bằng tất cả trái tim và trí tuệ của mình nghiên cứu tạo ra công nghệ mới, các nhà quản lý hỗ trợ bằng cơ chế đồng bộ và thông thoáng, thì khi đó chắc chắn nền kinh tế của chúng ta sẽ phát triển mạnh hơn, đóng góp của khoa học và công nghệ vào phát triển kinh tế đất nước rõ nét hơn.

Bạn Định Nguyễn, nguyendinh15@yahoo.com hỏi:

Khó khăn hiện nay của Việt Nam trong ứng dụng, triển khai công nghệ sau thu hoạch? Giải pháp ra sao thưa ông?

PGS.TS. Lê Đức Mạnh
PGS.TS. Lê Đức Mạnh

Hiện nay, ở Việt Nam, khó khăn trong việc ứng dụng, triển khai công nghệ sau thu hoạch cũng giống như các lĩnh vực khoa học khác, đó là thị trường khoa học và công nghệ chưa hình thành và phát triển.

Thứ hai, việc định giá công nghệ chưa được thực hiện, sự quan tâm của các doanh nghiệp trong việc ứng dụng khoa học và công nghệ để ổn định, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm còn ít…

Bên cạnh những khó khăng chung như đã nêu thì lĩnh vực công nghệ sau thu hoạch còn có những khó khăn riêng, đó là chưa có nguồn nguyên liệu tập trung để bảo quản và chế biến ở quy mô công nghiệp, sự quan tâm đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp nói chung, bảo quản và chế biến nói riêng còn ít.

Chính vì vậy, tôi rất ủng hộ chủ chương của Đảng và Nhà nước là phải tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng những cánh đồng mẫu lớn khi đó sẽ có đủ điều kiện để ứng dụng và triển khai công nghệ sau thu hoạch.

Cùng với việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chúng ta cần xây dựng cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực bảo quản và chế biến nông- lâm- Thủy sản. Làm được việc này chắc chắn việc ứng dụng và triển khai công nghệ sau thu hoạch sẽ được đẩy mạnh.

Bạn Hùng, manhhungtt@gmail.com hỏi:

Chào GS.TS Tuấn Nghĩa, trên thực tế, để phòng virus gây bệnh đốm trắng ở tôm, các nhà khoa học đã có những nghiên cứu gì chưa? Điểm mới của Đề tài nghiên cứu này so với các hướng nghiên cứu trước là gì?

GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa
GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa

Thực tế, trên thế giới và Việt Nam chưa có một chế phẩm chính thức nào được đưa vào sử dụng để phòng bệnh virus đốm trắng ở tôm. Tuy vậy, trong những năm gần đây, các nhà khoa học ở Nhật Bản và Trung Quốc đã sử dụng công nghệ gen và trên nguyên lý sử dụng protein kháng nguyên của virus đốm trắng đã tạo ra một số chế phẩm có khả năng bảo hộ tôm ở mức khoảng 50 đến 80% ở quy mô phòng thí nghiệm.

Điểm mới của đề tài này là chúng tôi tạo ra chế phẩm bào tử Bacillus subtilis biểu hiện kháng nguyên của virus đốm trắng và khi trộn chế phẩm này vào thức ăn cho tôm thì có thể tạo ra mức độ bảo hộ từ 70 đến 80% trên đối tượng tôm sú và tôm chân trắng ở quy mô phòng thí nghiệm và quy mô pilot.

Ngoài ra, chúng tôi cũng tạo ra chế phẩm bào tử với nồng độ cao cho phép dễ dàng trộn với thức ăn của tôm.

Bạn Hạnh, Hanhvmt@gmail.com hỏi:

Xin GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa cho biết mục tiêu nghiên cứu của Đề tài “Nghiên cứu chế tạo chế phẩm probiotic dạng bào tử Bacillus subtilis tái tổ hợp để phòng virus gây bệnh đốm trắng ở tôm”?

GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa
GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là tạo ra một chế phẩm dạng vacxin phòng bệnh do virus đốm trắng gây ra ở tôm và thử nghiệm khả năng phòng bệnh này trên 2 loại tôm là tôm sú và tôm chân trắng. 

Bạn Thiên, Phanthien06@gmail.com hỏi:

Thưa GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa, một trong những kết quả nổi bật của Đề tài là đã sản xuất thành công chế phẩm probiotic Bacillus subtilis biểu hiện kháng nguyên của virus gây bệnh đốm trắng dưới dạng “vaccine” và thử nghiệm ở quy mô phòng thí nghiệm và pilot trên đối tượng tôm sú và tôm thẻ chân trắng, vậy xin ông chia sẻ hướng thương mại hóa để tăng hiệu quả kinh tế từ chế phẩm này được đặt ra như thế nào trong thời gian tới?

GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa
GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa
GLTT: Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước 2011-2015: Giải quyết vấn đề cấp bách của cuộc sống ảnh 38 GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa
Trước hết, để hoàn thiện sản phẩm của đề tài, chúng tôi thấy cần thiết phải nghiên cứu, đánh giá về tính an toàn của chế phẩm. Vì đây là một sản phẩm chuyển gen và mình chưa có giấy phép chính thức để sử dụng. 

Thứ hai, phải triển khai thử nghiệm ở quy mô lớn hơn, trong các điều kiện nuôi trồng tôm phức tạp hơn mới đánh giá được toàn diện hiệu quả của chế phẩm.

Bạn Thùy Dung, dungthuy.antd@gmail.com hỏi:

Bà Bích Hạnh đánh giá như thế nào về việc đẩy mạnh ứng dụng KH&CN trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng hiện nay, đặc biệt là vấn đề sức khỏe, ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng và khó kiểm soát?

Bà Trần Bích Hạnh,
Bà Trần Bích Hạnh,

Vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Để đáp ứng được nhiệm vụ này trong  giai đoạn hiện nay khi nhiều dịch bệnh mới nổi, tái nổi xuất hiện ngày càng phức tạp, môi trường ô nhiễm nặng nề thì chúng ta càng cần phải đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Bạn Tuấn Nghĩa, Phamtuannghia@gmail.com hỏi:

Thưa PGS. TS. Đỗ Hương Lan, hợp tác quốc tế về KH&CN sẽ mang lại lợi ích gì, thưa bà?

PGS.TS Đỗ Hương Lan
PGS.TS Đỗ Hương Lan
GLTT: Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước 2011-2015: Giải quyết vấn đề cấp bách của cuộc sống ảnh 41 PGS.TS Đỗ Hương Lan
Hợp tác quốc tế về KH-CN là công cụ hữu ích nhằm xây dựng năng lực cho các nước đang phát triển, là động cơ tăng trưởng kinh tế.

Hầu hết các nước đều xem hợp tác quốc tế về KH & CN là một công cụ chính sách quan trọng để đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững và giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu và sự lây lan qua biên giới của các bệnh truyền nhiễm. Quan hệ hợp tác quốc tế trong KH &CN tạo điều kiện cho các viện nghiên cứu và các nhà khoa học tiếp cận với trình độ phát triển khoa học kỹ thuật ở một giai đoạn cụ thể và cho phép chính phủ nắm được thực tiễn tốt nhất trong nghiên cứu và phát triển.

Hội nhập quốc tế về KH&CN là quá trình mở rộng hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và truyền bá công nghệ trong lĩnh vực thương mại và phát triển toàn cầu. Các công nghệ mới thể hiện trong hàng hóa, vốn và thiết bị mới nhập khẩu, có thể có được thông qua buôn bán, đầu tư hoặc hợp đồng cấp phép với nước ngoài.

Ngoài ra, hợp tác quốc tế còn góp phần phục vụ lợi ích công cộng, giúp đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá, tăng cường tình đoàn kết giữa các quốc gia và phục vụ mục đích hoà bình.

Bạn Nhật Nam, hoangnhatnamgg@yahoo.com hỏi:

Theo bà Hạnh, doanh nghiệp có phải là yếu tố quan trọng trong việc thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu hay không? Bà có đề xuất gì đối với các cơ quan quản lý về cơ chế chính sách đối với nhà khoa học khi tham gia nghiên cứu trong lĩnh vực y tế?

Bà Trần Bích Hạnh,
Bà Trần Bích Hạnh,

Đúng. Doanh nghiệp là nơi biến các kết quả nghiên cứu thành sản phẩm thương mại phục vụ con người, xã hội. Doanh nghiệp mới có cơ chế, nguồn lực để thực hiện việc này.

Theo tôi nghĩ trong tất cả các lĩnh vực các nhà khoa học đều cần được tạo điều kiện đầy đủ về nguồn lực, kinh phí, điều kiện nghiên cứu. Hiện nay việc phê duyệt kinh phí cho nghiên cứu vẫn còn mang nặng tính hành chính. Việc trả công cho người làm nghiên cứu và chế độ hưởng thụ với kết quả nghiên cứu của mình cũng cần được thay đổi để theo kịp với nền kinh tế thị trường hiện nay.

Bạn Trang Nhung, nhungphantrang@gmail.com hỏi:

Xin PGS. TS. Đỗ Hương Lan cho biết hợp tác và hội nhập quốc tế về KH&CN có vai trò như thế nào trong giai đoạn hiện nay?

PGS.TS Đỗ Hương Lan
PGS.TS Đỗ Hương Lan

Những thành tựu to lớn của khoa học và công nghệ đã thúc đẩy nhanh chóng tiến trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế trên qui mô toàn cầu. Quá trình toàn cầu hoá đang chi phối mạnh mẽ và trở thành động lực thúc đẩy sự hội nhập của các nước vào nền kinh tế toàn cầu và khu vực, trong đó hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ đang trở thành xu thế tất yếu. Hầu hết các quốc gia đều tăng cường hợp tác, hội nhập nhằm phát huy tiềm năng, nội lực, khai thác các lợi thế, các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới để phát triển nền kinh tế đất nước, nâng cao khả năng cạnh tranh dựa trên nền tảng phát triển khoa học và công nghệ.

Giai đoạn hiện nay, khi khoa học và công nghệ đóng vai trò then chốt đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, là công cụ không thể thiếu để xây dựng nền kinh tế tri thức hướng đến tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững thì hợp tác và hội nhập quốc tế về KH&CN đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết, hợp tác và hội nhập về KH&CN là bộ phận không thể thiếu của hội nhập kinh tế, thúc đẩy hội nhập kinh tế.

Các khu vực (regions) và các quốc gia với những đặc điểm chính trị, kinh tế-xã hội và văn hóa khác nhau có vai trò khác nhau trong toàn cầu hóa, tuy nhiên đều xem hội nhập quốc tế như một phương thức phát triển trong đó có hợp tác và hội nhập về KH&CN.

Bạn Hồng Nhung, nhungxm7490@yahoo.com hỏi:

Sau khi nghiệm thu, kết quả đề tài đã được nhận rộng, thương mại hóa như thế nào, thưa bà Bích Hạnh?

Bà Trần Bích Hạnh,
Bà Trần Bích Hạnh,

Sản phẩm của đề tài được sử dụng đó là một vấn đề rất mới trong chương trình KC-10. Sau khi sản phẩm của đề tài được nghiệm thu thì chúng tôi xin cấp phép và đến tháng 5/2012 thì có số đăng ký. Đến tháng 8/2012 thì vắc xin được đưa ra thị trường. Thời điểm đó, thị trường đang rất cần vắc xin, mà vắc xin nước ngoài quá đắt, nên cơ hội đến với chúng tôi. Với giá vắc xin như hiện nay thì các trẻ em vùng sâu vùng xa, trẻ em nghèo cũng có thể tiếp cận được với vắc xin Rota này. Chúng tôi cũng phải tuyên truyền và thực tế trẻ sử dụng an toàn, không bị dịch tiêu chảy là nguyên nhân chính giúp chúng tôi thành công trong sự nhân rộng và thương mại hóa.

Bạn Phương Hường, huongthuphuonghvbc@gmail.com hỏi:

Bà Bích Hạnh có thể tóm tắt công trình đơn vị bà triển khai nghiên cứu thuộc Chương trình Nghiên cứu KC.07/11-15, thành công nổi bật nhất của đề tài là gì?

Bà Trần Bích Hạnh,
Bà Trần Bích Hạnh,

-  Vắc xin Rota là vắc xin lần đầu tiên sản xuất tại nước ta và cũng là lần đầu tiên sử dụng chủng có nguồn gốc từ người Việt Nam với công nghệ cập nhật được với các nước phát triển như Bỉ và Mỹ.

-  Chủng sử dụng trong nghiên cứu là chủng có nguồn gốc gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em Việt Nam, do vậy vắc xin sản xuất ra có hiệu quả tốt trong việc phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ em Việt Nam. Đồng thời việc tự sản xuất được hệ thống chủng giúp nước ta chủ động trong việc sản xuất vắc xin phòng bệnh cho trẻ.

Đã hoàn thiện được qui trình sản xuất vắc xin Rotavin-M1 sống giảm độc lực uống qui mô 20.000 liều/loạt từ chủng sản xuất G1P[8] KH0118 đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới.

Đã cung cấp được 5.684 liều vắc xin Rotavin-M1 phục vụ cho nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng.

Qua 3 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, vắc xin Rotavin-M1 an toàn để sử dụng ở trẻ 6-12 tháng tuổi. Xác định được liều sử dụng Vắc xin: 2 liều cách nhau 2 tháng. Liều đầu tiên nên bắt đầu với trẻ từ 6 đến 8 tuần tuổi.

Bạn Ngô Cường, cuongngobi.12@gmail.com hỏi:

Những nghiên cứu của trung tâm đã được thương mại hóa khá nhiều, bà Bích Hạnh có thể kể một số sản phẩm nổi bật?

Bà Trần Bích Hạnh,
Bà Trần Bích Hạnh,

Đó là vắc xin sởi, vắc xin thứ 10 trong chương trình TCMR mà Việt Nam tự sản xuất được. Bây giờ chúng ta không phải nhập ngoại vắc xin này nữa và có thể chủ động trong tình huống dịch xảy ra như năm 2014.

Thứ 2 là vắc xin Rota, vắc xin phòng bệnh Rota thứ 4 trên thế giới đã được thương mại hóa. Hiện nay vắc xin này đã được phủ trong toàn quốc thông qua hệ thống tiêm chủng dịch vụ và được người dân đón nhận tích cực.

Bạn Hải Hà, nguyenhaiha1298@yahoo.com hỏi:

Thưa bà Hạnh, bà có thể cho biết, thành công lớn nhất trong nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế trong 5 năm qua?

Bà Trần Bích Hạnh,
Bà Trần Bích Hạnh,
GLTT: Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước 2011-2015: Giải quyết vấn đề cấp bách của cuộc sống ảnh 48 Bà Trần Bích Hạnh
Thành công lớn nhất trong dự án nghiên cứu của Trung tâm trong 5 năm qua là chúng tôi đã nghiên cứu thành công vắc xin Rota phòng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh từ tạo chủng đến quy trình sản xuất, thực địa trên lâm sàng. Đã đưa vắc xin Rota ra thị trường và trở thành vắc xin có giá thành chỉ bằng 1/2 so với nước ngoài, có đáp ứng miễn dịch tốt. Đưa vị thế Việt Nam là nước thứ 4 có văc xin rota trên thế giới. Cùng với thành tựu đó, chúng tôi còn có thêm văc xin Rubella kết hợp với vắc xin sởi ,một trong vắc xin mà Chương trình Tiêm chủng mở rộng (CTTCMR) đang phải nhập ngoại và hàng loạt các nghiên cứu khác như vắc xin bại liệt bất hoạt, chủng vắc xin chân tay miệng...

Bạn Khang Duy, Duykhang77@gmail.com hỏi:

Thưa GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa, xin ông cho biết những hoạt động nghiên cứu chính của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên trong thời gian qua? Nhà trường có ưu tiên lĩnh vực nghiên cứu nào không, thưa ông?

GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa
GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội có thế mạnh là nghiên cứu cơ bản và thước đo chính của nghiên cứu cơ bản là các công bố khoa học. 

Thực tế, trong nhiều năm qua, trường là một trong những đơn vị đứng đầu về số lượng và chất lượng các công bố trên các tạp chí quốc tế. Gần đây, chúng tôi cũng quan tâm phát triển các khoa học chuyên ngành có tính ứng dụng như: khoa học tính toán, khoa học vật liệu, năng lượng tái tạo, công nghệ sinh học, khoa học phân tích...

Bạn Phan Yến, Yenhaiphan@gmail.com hỏi:

Thưa GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa, để phát huy hết tiềm năng nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học, đặc biệt là đối với những nghiên cứu trẻ, theo ông cần có những giải pháp nào?

GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa
GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa

Tôi nghĩ chúng ta phải có những cải tiến đồng bộ từ chế độ tiền lương đến kinh phí và cách thức đầu tư, cơ sở vật chất, trang thiết bị, cơ chế thanh quyết toán tài chính, cách thức nghiệm thu và đánh giá công trình nghiên cứu... nhằm tăng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các nhà khoa học.

Bạn Đặng Văn Quý, vanquydang239@gmail.com hỏi:

Thưa bà Bích Hạnh, việc nghiên cứu và sản xuất vắc xin có vai trò gì trong lĩnh vực y tế hiện nay, thưa bà? Xin bà cho biết những thành tựu nổi bật của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế của Việt Nam?

Bà Trần Bích Hạnh,
Bà Trần Bích Hạnh,

-Nghiên cứu và sản xuất vắc xin có vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực y tế hiện nay:

Thứ nhất góp phần quan trọng trong nghành y tế dự phòng chăm lo sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng

Thứ hai là có thể tự sản xuất được vắc xin (chủ động được nguồn vắc xin, giảm giá thành, sản xuất từ chủng phù hợp với Việt Nam)

Thứ ba là có quan hệ quốc tế trong nghiên cứu vắc xin, nâng cao vị thế đất nước

- Thành tựu nổi bật của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế của Việt Nam:

Tính đến 2016 Việt Nam đã tự chủ được  10/12 loại vắc xin được sử dụng trong chương trình TCMR (4 cơ sở sản xuất vắc xin tại Việt Nam trong đó POLYVAC đã sản xuất 4 loại vắc xin: Sởi, Rubella, Bại liệt, Rota)

Một số công trình nổi bật trong lĩnh vực y học dự phòng:

- Công trình Công nghệ sản xuất vắc xin sởi theo chuẩn WHO-GMP ở Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin và Sinh phẩm y tế (POLYVAC)

- Đề tài “Nghiên cứu qui trình công nghệ sản xuất vắc xin Rota sống, uống giảm độc lực phòng bệnh tiêu chảy ở Việt Nam”, mã số KC.10.03/06-10

- Đề tài “Đánh giá tính an toàn và tính sinh miễn dịch của vắc xin Rotavin-M1 sống giảm độc lực, uống phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ em ở Việt Nam”,

- Dự án “Hoàn thiện qui trình công nghệ sản xuất vắc xin rota sống uống, giảm độc lực. Mã số dự án:  KC.10.DA07/11-15.

Bạn Mai Linh, Phungmailinh@gmail.com hỏi:

Thưa ông Nguyễn Thiện Thành, từ những thành công của chương trình, ông đánh giá như thế nào về trình độ của các nhà khoa học Việt Nam?

TS. Nguyễn Thiện Thành
TS. Nguyễn Thiện Thành
GLTT: Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước 2011-2015: Giải quyết vấn đề cấp bách của cuộc sống ảnh 53 TS. Nguyễn Thiện Thành
Tôi không dám đánh giá trình độ của các nhà khoa học Việt Nam. Vì muốn đánh giá trình độ KH&CN cần phải có tiêu chí và đủ số liệu tin cậy. Tuy nhiên, thông qua những thành công của các chương trình thì có thể thấy được ở một số lĩnh vực, trình độ KH&CN của chúng ta đã tiếp cận được với trình độ KH&CN của khu vực và thế giới. Có thể lấy ví dụ sau:

Trong kỹ thuật ghép tạng, mặc dù chúng ta đã đầu tư từ năm 200 nhưng đến năm 2010) chúng ta còn có kỹ thuật lạc hậu so với thế giới khoảng 20 - 50 năm vì chưa ghép được phổi, tụy, chưa lấy được tạng từ người cho chết tim ngừng đập và vấn đề ghép đa tạng. Với việc thành công thành công ghép ở ca ghép khối tụy, thận  tờ người chết não trong Chương trình KC10 lần này chúng ta đã  chấm dứt sự tụt hậu 48 năm so với thế giới.

Việc sản sản xuất thành công vắc xin Rota chống tiêu chảy quy mô công nghiệp chứng minh  trình công nghệ của chúng ta. Việt Nam  là nước thư tư trên thế giới (là nước thứ 2 ở Châu á) sản xuất được vắc xin này. Thuốc đã được Trung tâm kiểm soát và phòng dịch Hoa Kỳ (CDC) kiểm định tính an toàn và hiệu lực.

Kỹ thuật phẫu thuật nội soi trong điều trị một số bệnh lý tuyến giáp mà các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu thành có ưu điểm hơn so với kỹ thuật đang thực hiện tại các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Đã có Khoảng 15 giáo sư và hơn 200 phẫu thuật viên các nước Đông Nam Á và Thái Lan, Philippin, Indonesia, Malaysia, Ấn Độđến học tập kỹ thuật này.

Công nghệ gắn kháng thể đơn dòng với 02 đồng vị phóng xạ I131 và Y90 (dùng để tạo ra 2 dược chất điều trị đích cho các bệnh ung tư đầu cổ) là một công nghệ rất mới trên thế giới mà không nhiều các phòng thí nghiệm thực hiện thành công.

Bạn Phan Anh Tú, Phananhtu@gmail.com hỏi:

Thưa ông Nguyễn Thiện Thành, điểm hạn chế của Chương trình chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2011-2015 là gì, thưa ông?

TS. Nguyễn Thiện Thành
TS. Nguyễn Thiện Thành

Không có một việc gì là hoàn hảo 100%. Việc thực hiện các chương trình trọng điểm lớn như vậy (với sự tham gia của trên 5300 cán bộ khoa học trong đó có khoảng trên 4000 cán bộ có trình độ thạc sỹ trở lên thuộc trên 1200 cơ quan nghiên cứu và doanh nghiệp) và trong cơ chế luôn có sợ đổi mới thì việc phát sinh nhưng bất cập từ đó tạo ra nhưng hạn chế của chương trình là chuyện bình thường. Một số hạn chế có thể kể ra đây như sau:

Việc phối hợp quản lý của nhiều cơ quan chủ trì với các chủ nhiệm đề tài, dự án chưa thật tốt. Vì vậy, mà tiến độ của nhiều nhiệm vụ chưa đáp ứng yêu cầu. Có tới 30% số nhiệm vụ trong các chương trình buộc phải gia hạn thời gian thực hiện. Một số nhiệm vụ phải gia hạn đến 2 lần.

Việc đầu tư giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ trong các chương trình còn tương đối dàn trải chưa thực sự tập trung. Theo quyết định phê duyệt khung của các chương trình, 10 chương trình KC có 45 nội dung (ít hơn giai đoạn trước 9 nội dung); 5 chương trình KX có 27 nội dung.

Đa số các đề tài, dự án chủ yếu tập trung vào giải quyết từng vấn đề cụ thể của sản xuất. Chưa có nhiều các nhiệm vụ hướng vào những vấn đề có ý nghĩa lớn về mặt khoa học và phạm vi ứng dụng rộng rãi. Do đó tất cả các đề tài đều có địa chỉ ứng dụng nhưng sức lan tỏa của nhiều kết quả chưa cao. Vì vậy, tầm ảnh hưởng của các chương trình còn hạn chế.

Cơ chế quản lý các chương trình (từ khâu xác định nhiệm vụ đến việc thanh lý các hợp đồng nghiên cứu) tuy đã được cải tiến rất nhiều nhưng vẫn còn có nhiều bất cập so với thực tiễn. Việc xác định nhiệm vụ hoặc lựa chọn tổ chức cá nhân chủ trì chưa thật sát với thực tế hoặc sự chậm trễ trong việc giao dự toán kinh phí có thể là những nguyên nhân cơ bản dẫn việc trong các chương trình trọng điểm đã có tới 13 nhiệm vụ đã phê duyệt kinh phí nhưng không triển khai thực hiện.

Số lượng các sáng chế, giải pháp hữu ích được công nhận từ kết quả của các nhiệm vụ KH&CN còn hạn chế. Ngoài yếu tố khách quan về thời gian (thời gian được cấp giấy chứng nhận sáng chế và giải pháp hữu ích từ khi chấp nhận đơn đến khi được cấp là 18 tháng) yếu tố chủ quan do nhận thức về quyền sở hữu các kết quả nghiên cứu chưa được đặt đúng tầm quan trọng và khai thác hết các thủ tục rút ngắn của quy trình làm hồ sơ và đăng ký của nhiều chủ nhiệm đề tài, dự án.

Cơ chế tài chính cho hoạt động của các chương trình được cải tiến một bước nhưng vẫn chưa theo kịp được với thực tế. Một số qui định về đấu thầu nguyên vật liệu, thiếu kinh phí dự phòng chưa phù hợp với đặc thù của hoạt động nghiên cứu.

Bạn Minh Quang, Quangminh92@gmail.com hỏi:

Chào ông Thiện Thành, theo ông, nguyên nhân những hạn chế của chương trình do đâu? Và giai đoạn tiếp chúng ta sẽ khắc phục những hạn chế đó như thế nào?

TS. Nguyễn Thiện Thành
TS. Nguyễn Thiện Thành

Nguyên nhân của những bất cập nói trên thì có rất nhiều có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan.  Có những thuộc tầm vĩ mô mà người ta vẫn hay nói là tại cơ chế. Có những nguyên nhân là thuộc về nhận thức như tôi đã nói ngay trong phần bất cập như: Cơ chế đấu thầu nguyên vật liệu muốn bỏ nhưng rất khó vì đó là yêu cầu của quản lý để tránh thất thoát ngân sách;nhận thức về quyền sở hữu các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học chưa được đặt đúng tầm quan trọng và khai thác hết các thủ tục rút ngắn của quy trình làm hồ sơ và đăng ký làm cho số lượng các đăng ký chưa được như mong muốn; hay như sự quan tâm phối hợp của và thủ trưởng cơ quan thực hiện và các các nhà khoa học chủ trì nhiệm vụ được giao chưa tốt nên tiến độ và chất lượng của một số nhiệm vụ chưa cao v.v. Đối với nhiều nguyên nhân thì một số nhà khoa học và nhà quản lý đã đề cập rất nhiều rồi. Tôi cũng không muốn nhắc lại nữa.

Bạn Đức Vinh, Vinhdbn@gmail.com hỏi:

Trong giai đoạn tới, Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước có những đổi mới gì về cơ chế, chính sách, đầu tư,... so với giai đoạn 2011 – 2015, thưa ông Nguyễn Thiện Thành?

TS. Nguyễn Thiện Thành
TS. Nguyễn Thiện Thành

Đổi mới thì cần phải làm rất nhiều. Các chương trình trọng điểm chỉ là một mảng không lớn trong hoạt động KH&CN của cả đất nước. Dưới góc độ của chương trình, để các chương trình có hiệu quả hơn trong 5 năm tới cần tập trung vào một số việc cụ thể sau:

Tập trung đầu tư có trọng điểm trong từng chương trình để tạo ra những kết quả có ấn tượng đối với khoa học và đổi với cả việc phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và tạo tiền đề cho nhưng kết quả mang tính lâu dài hơn. Vì kết quả KH&CN muốn đi vào sản xuất cần phải có thời gian để tạo ra và cũng cần phải có thời gian để có thể lan tỏa được.

Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý để xây dựng được đúng các nhiệm vụ cấp thiết, có ý nghĩa và lựa chọn được đúng tổ chức cá nhân có đủ năng lực, uy tín để thực hiện.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của tổ chức, cơ quan chủ trì các nhiệm vụ. Trao quyền tự chủ nhiều hơn cho các tổ chức được giao các nhiệm vụ của chương trình.

Tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính cho hoạt động KH&CN nói chung và cơ chế tài chính cho việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc chương trình nói riêng theo hướng thông thoáng và giao quyền tự chủ cho tổ chức và cá nhân chủ trì, thực hiện nhiệm vụ KH&CN được giao.

Bạn Oanh Mai, Maioanh@gmail.com hỏi:

Chào ông Nguyễn Thiện Thành, ông có thể cho biết định hướng trong thời gian tới của Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước? Đặc biệt là chú trọng vào những điểm gì?

TS. Nguyễn Thiện Thành
TS. Nguyễn Thiện Thành

Trong giai đoạn tới các chương trình trọng điểm tiếp tục hướng đến các vấn đề  KH&CN phục vụ an sinh xã hội: tiếp tục nghiên cứu các công nghệ tiên tiến để chăm sóc sức khỏe của nhân dân ; những vấn đề về phòng chống thiên tai, bảo vệ, môi trường; các vấn đề trọng yếu của KH&XH NV trong phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập; các giải pháp công nghệ phát triên KH Biển và phục vụ phát triển kinh tế biển. Đối với việc ứng dung và phát triên công nghệ các chương trình tập trung vào việc làm chủ các công nghệ tạo ra các vật liệu mới vật liệu tiên tiên; công nghệ tiết kiệm năng lượng v.v. Một số vấn đề KH&CN thuộc lĩnh vực CNC như CNTT, công nghệ tự động hóa sẽ chuyển sang nghiên cứu trong các chương trình quốc gia khác hoặc các nhiệm vụ độc lập.

Bạn Nguyễn Văn Hùng, Nguyenvanhung@gmail.com hỏi:

Xin ông Nguyễn Thiện Thành cho biết những kết quả nổi bật của Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2011-2015?

TS. Nguyễn Thiện Thành
TS. Nguyễn Thiện Thành

Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2011-2015 đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Mỗi chương trình đều có một số kết quả nổi bật ở một trong những mặt sau:  khẳng định trình độ khoa học công nghệ ở một ngành hoặc một lĩnh vực; lợi ích kinh tế, xã hội mang lại và nâng cao hoặc đóng góp vào việc nâng cao tiềm lực KH&CN của đất nước. Có thể kể ra đây một số kết quả (mà báo chí từng đã đề cập đến) như sau:

Trong các chương trình thuộc lĩnh vực phát triển Công nghệ (gọi tắt là các chương trình KC):

1. Công nghệ sản xuất vắc xin rota sống, uống giảm độc lực sau nhiều năm nghiên cứu đã được hoàn thiện ở qui mô công nghiệp (đạt giải thưởng nhân tài đất việt 2014). Công nghệ này đã giúp cho Việt Nam chủ động sản xuất vắc-xin dự phòng (ước tính khoảng 3 triệu liều/năm) với giá thành chỉ bằng 1/3 giá vắc xin ngoại (hãng GSK –Bỉ). Việc sản xuất thành công vắc xin này cũng đã khẳng định vị trí thứ 2 của Việt Nam tại Châu Á và là một trong bốn nước trên thế giới (sau Mỹ, Bỉ, Trung Quốc) tự sản xuất được vắc-xin Rota với công nghệ tiến tiến của thế giới (Chương trình KC.10).

2. Quy trình ghép khối thận - tụy từ người chết não là kỹ thuật tiên tiến trên thế giới được thực hiện sau những thành công của y học Việt Nam trong kỹ thuật ghép đơn tạng. Việc các nhà khoa học thực hiện thành công ca đầu tiên ghép thận tụy lấy từ người chết não đánh dấu một bước phát triển nữa của Y học Việt Nam trong lĩnh vực ghép đa tạng đặc biệt là việc lấy tạng từ người chết não. Thành công này không chỉ  khẳng định mạnh mẽ sự tiến bộ của ngành y tế Việt Nam mà còn góp phần hiện thực hóa Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác đi vào cuộc sống(Chương trình KC.10).

3. Kỹ thuật phẫu thuật nội soi trong điều trị một số bệnh lý tuyến giáp(đạt giải thưởng nhân tài đất việt 2014)có ưu điểm hơn so với kỹ thuật đang thực hiện tại các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Với việc bơm khí CO¬2 tạo khoang làm việc vào tuyến giáp bằng đường biên các nhà khoa học đã loại bỏ những tổn thương nhưng không để lại sẹo vùng cổ đầu. Kỹ thuật này đến nay đã được thực hiện thành công trên 80 bệnh nhân). Khoảng 15 giáo sư và hơn 200 phẫu thuật viên các nước Đông Nam Á và trong nước đã đến học tập kỹ thuật này sau khi nhóm nghiên cứu thực hiện các ca phẫu thuật trình diễn tại các trường đại học của Thái Lan, Philippin, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ(Chương trình KC.10).

4. Công nghệ gắn kháng thể đơn dòng với 02 đồng vị phóng xạ I131 và Y90 (dùng để tạo ra 2 dược chất điều trị đích cho các bệnh ung tư đầu cổ) là một công nghệ rất mới trên thế giới mà không nhiều các phòng thí nghiệm thực hiện thành công. Các nhà khoa học đã sử dụng thành công nghệ này tạo ra được 02 dược chất phóng xạ dùng trong điều trị bệnh ung thư trong vùng đầu cổ. Việc sản phẩm dược chất đã được thử nghiệm thành công trong phòng thí nghiệm minh chứng cho khả năng làm chủ công nghệ. Hiện nay, dược chất đang được nghiên cứu tinh chế để đưa vào thử nghiệm lâm sàngĐộ (Chương trình KC.05).

5. Quy trình công nghệ nhân giống cây và sản xuất củ giống khoai tây sạch bệnh bằng công nghệ khí canh đã được nâng cấp lên quy mô công nghiệp. Với công nghệ này nhiều địa phương có thể sản xuất ra củ giống sạch bệnh đạt chất lượng đạt tiêu chuẩn 10 TCN 316-2003 và cơ hội tốt để xây dựng được mô hình sản xuất củ giống quy mô hàng trăm hecta với giá thành cạnh tranh với giá giống nhập ngoại. Đến nay quy trình nhân giống này đã và đang chuyển giao cho các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Lào Cai, Phú Thọ, Bắc Giang và một đơn vị của Bộ KHCN Indonesia (Chương trình KC.04).

6. Hệ thống cảnh báo lũ lụt trực tuyến được xây dựng dựa trên sự tích hợp của CNTT và thiết bị truyền thông không quá phức tạp nhưng đã mang lại hiệu quả rất lớn về mặt kinh tế xã hội. Hệ thông này cung cấp cho người dân, chính quyền địa phương các thông tin hữu ích, chính xác về tình trạng lũ lụt trên các lưu vực sông, qua đó hỗ trợ cho việc ra quyết định di tản người dân, tài sản một cách chủ động. Ngay sau khi được kiểm chứng trên lưu vực sông Vu gia –Thu Bồn, hệ thống đã được Ủy ban phòng chống lụt bảo Trung ương chấp nhận và cho triển khai lắp đặt 2 hệ thống cho các lưu vực sông tại miền trung nhằm giảm thiểu những thiệt hại do lũ lụt gây ra (Chương trình KC.01).

7. Giống lúa OM9915, Giống lúa OM121, Giống lúa OM9918 với chất lượng gạo tốt có khả năng chịu mặn, chịu phèn đang được thử nghiệm tại 10 tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long với qui mô lên đến trên 1000 ha. Giống lúa thuần siêu cao sản (năng suất 9,5-10 tấn/ha cho vụ xuân): Gia Lộc 201; Gia Lộc 202 và NPT3 đã được thử nghiệm và cho kết quả rất tốt tại 9 tỉnh miền Bắc. Hiện các giống này đang chờ các thủ tục để được công nhận là giống sản xuất thử (Chương trình KC.06).

Trong các chương trình thuộc lĩnh vực KHXH&NV (gọi tắt là các chương trình KX):

1. Đóng góp vào việc hoạch định chính sách: các kết quả nghiên cứu khoa học lý luận chính trị, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổng kết được 03 báo cáo lớn gửi Ban Bí thư Trung ương Đảng nhằm đóng góp các kiến nghị có tính khoa học và thực tiễn theo yêu cầu của Tổng Bí thư, cụ thể: Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Báo cáo kiến nghị tổng kết thực tiễn Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về Bảo vệ Tổ quốc và Trung ương ra Nghị quyết mới về "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"; Kiến nghị về tập đoàn kinh tế nhà nước; Mô hình một nước công nghiệp theo hướng hiện đại của nước ta năm 2020 (các chương trình KX.01; KX02; KX03).

2. Đóng góp về phương diện lý luận: Các nghiên cứu đã tổng kết được những bài học kinh nghiệm trong 30 năm đổi mới trong sác chuyên khảo có giá trị khoa học: “Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam qua 30 năm đổi mới” (Chương trình KX04).

Còn rất nhiều các kết quả nổi bật khác nữa mà vì điều kiện thời gian tôi không kể hết ra đây được. Quý độc giả có thể tham khảo thêm trên các trang mạng của Bộ KH&CN.

MỚI - NÓNG
Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh
Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh
TPO - Đại diện pháp luật một số doanh nghiệp là chủ đầu tư các dự án bất động sản ở Hòa Bình, Quảng Ninh... bị tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế. Trong đó, bà L.H.L. bị tạm hoãn xuất cảnh do Công ty Cổ phần Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình - chủ đầu tư dự án La Saveur De Hoà Bình nợ thuế hơn 1.000 tỷ đồng.