Gỡ tung Bphone tìm nguồn gốc linh kiện

Gỡ tung Bphone tìm nguồn gốc linh kiện
TPO - Bphone của Bkav dù đang chịu nhiều sức ép khi những sản phẩm giao cho khách hàng chưa được hoàn thiện về phần mềm cũng như hệ điều hành. Tuy vậy, phần cứng của chiếc smartphone cao cấp đầu tiên tại Việt Nam đã được mang ra mổ xẻ để truy tìm nguồn gốc linh kiện.

Khi Bphone ra mắt, rất nhiều người tỏ ý nghi ngờ sản phẩm này được hoàn thiện tại Trung Quốc, và nếu không thì sẽ sở hữu linh kiện Trung Quốc, giống như nhiều smartphone gắn mác điện thoại Việt trước đây tại Việt Nam. Đó là lý do việc mổ xẻ Bphone nhận được nhiều sự quan tâm của giới công nghệ.

Câu trả lời đã có khi mở mainboard của Bphone, được thực hiện bởi các thành viên diễn đàn Tinh Tế. Kết quả tương đối khả quan, khi cho dù Bphone không sở hữu những linh kiện đặc biệt để có thể trở thành smartphone số 1 trên thế giới như Bkav quảng cáo, nhưng chiếc smartphone này cũng sở hữu những linh kiện thuộc loại tốt và ổn định và nằm ở top đầu trên thế giới, của các nhà cung cấp nổi tiếng từ khắp nơi, và không có linh kiện chính bên trong ‘Made in China’.

Gỡ tung Bphone tìm nguồn gốc linh kiện ảnh 1

Mặt trước của mainboard Bphone

Tất nhiên, phần bên trong Bphone không có linh kiện nào là của Việt Nam, bởi như BKAV đã khẳng định, 70% Việt hóa của Bphone không nằm ở phần cứng, mà nằm ở phần thiết kế sản phẩm, phần mềm và hệ điều hành.

Điểm đáng chú ý là Bphone vẫn thể hiện sự non nớt nhất định của Bkav, vì đây là chiếc smartphone đầu tiên của hãng. Mainboard vẫn có rất nhiều khoảng trống, việc tối ưu diện tích main được thực hiện chưa tốt. Các linh kiện như đã nói, đều là loại tốt hiện nay trên thế giới, tuy không phải là xuất sắc nhất, nhưng Bphone lại chưa tận dụng được hết, ví dụ như quay phim 4K hay sử dụng 4G LTE.

Gỡ tung Bphone tìm nguồn gốc linh kiện ảnh 2

Mặt sau của mainboard Bphone

Bphone sử dụng chip quản lý năng lượng Qualcomm PM8941 hỗ trợ tính năng QuickCharge 2.0 đang có trên Samsung Galaxy S6 hay Asus ZenFone 2.

Bộ nhớ trong do Toshiba cung cấp, modem 3G/LTE tích hợp sẵn GPS của Qualcomm, modem này hiện được dùng trên iPhone 6 và Sony Xperia Z3.

Chip âm thanh của Bphone mang mã WCD9320 của Qualcomm, được sử dụng trên LG G2 – chiếc smartphone đầu tiên trên thế giới hỗ trợ âm thanh chất lượng cao.

Bộ khuếch đại công suất sóng là của Avago, một công ty của Singapore, trogn khi đó chip TransferJet hỗ trợ công nghệ truyền dữ liệu không dây siêu nhanh là của Toshiba.

RAM của Bphone do SK Hynix cung cấp, đây là công ty chip nhớ nổi tiếng của Hàn Quốc, loại LPDDR3. Bộ vi xử lý của Bphone là SnapDragon 801 được đặt phía dưới RAM.

Ngoài ra là camera sử dụng cảm biến ảnh của OmmiVision, 2 cảm biến la bàn kỹ thuật số, gia tốc kế và con quay hồi chuyển do STMicroelectronics sản xuất, một công ty nổi tiếng tại châu Âu.

Có thể nói tin vui là Bphone có phần cứng tương đối ổn định và mạnh mẽ, tuy không phải là “Số một thế giới” như quảng cáo. Tuy nhiên, phần còn lại do Bkav nắm giữ lại khá tệ, đó là phần mềm và hệ điều hành. Chưa có hãng smartphone nào sản phẩm đến tay khách hàng mà phần mềm vẫn đang trong giai đoạn chưa hoàn thiện như Bphone. Hi vọng Bkav sớm khắc phục để những người ủng hộ họ không phải thất vọng.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em 'ngập chìm' trong thế giới ảo: Cha mẹ cần làm gì?

Trẻ em 'ngập chìm' trong thế giới ảo: Cha mẹ cần làm gì?

TPO - Kaspersky vừa công bố báo cáo thường niên về sở thích kỹ thuật số của trẻ em, với phân tích bao gồm giai đoạn từ tháng 5 năm 2024 đến tháng 4 năm 2025. Báo cáo cho thấy sự say mê ngày càng tăng đối với các chatbot chạy bằng trí tuệ nhân tạo (AI), sự gia tăng lan truyền của các meme não bộ của Ý như "tralalero tralala" và sự chú ý ngày càng tăng đối với Sprunki, một trò chơi theo nhịp điệu kết hợp âm nhạc và chuyển động.
Lộ trình của xuồng từ Đài Loan (Trung Quốc) đến đảo Yonaguni (Nhật Bản)

Vượt biển bằng xuồng thời đồ đá

TP - Để hiểu được hành trình di cư của con người cổ đại, các nhà khảo cổ học đã chiến đấu với biển cả trên chiếc xuồng gỗ thô sơ và sử dụng sao trên trời làm kim chỉ nam để đi hơn 200 km từ Đài Loan (Trung Quốc) đến Nhật Bản.
Ứng dụng hệ thống ITS tại Trung tâm Điều hành đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

1.500 tỷ đồng cho 'bộ não' cao tốc

TP - Dự án Trung tâm Quản lý giao thông thông minh quốc gia đặt tại Cục Đường bộ Việt Nam có tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng, sử dụng 100% vốn đầu tư công, được kỳ vọng là “bộ não” của toàn tuyến cao tốc.
Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

TPO - Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 02 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.