Kolkata, thủ phủ buôn lậu xương người lớn nhất thế giới

Hàng trăm chiếc đầu lâu và xương đùi đã bị bắt giữ trong vụ triệt phá băng nhóm buôn lậu xương người năm 2007.
Hàng trăm chiếc đầu lâu và xương đùi đã bị bắt giữ trong vụ triệt phá băng nhóm buôn lậu xương người năm 2007.
TPO - Cảnh sát Kolkata, miền đông Ấn Độ cho biết, họ vừa bắt giữ tám người đàn ông buôn lậu xương người và tịch thu 18 bộ xương.

Ấn Độ vốn là một trong những nước xuất khẩu xương người hàng đầu thế giới, sang cả châu Âu. Xương người được sử dụng để làm công cụ giảng dạy tại các trường cao đẳng y khoa và khoa học, cùng với sự mê tín. Kể từ năm 1985, hoạt động buôn bán xương người đã bị cấm ở Ấn Độ, nhưng thế giới ngầm buôn lậu xương người vẫn không ngừng phát triển. 

Kolkata, thủ phủ buôn lậu xương người

Cách đây 10 năm, vụ buôn lậu xương người với quy mô lớn nhất Ấn Độ đã bị bắt giữ với tang vật gồm hàng trăm chiếc đầu lâu và xương đùi. Cảnh sát ở Burdwan, cách Kolkata 200 km về phía bắc đã triệt phá được băng nhóm buôn lậu này.

Trong các cuộc thẩm vấn, bọn buôn lậu khai, xương đùi rỗng của con người đang là nhu cầu lớn ở một số nơi và được dùng như dụng cụ âm nhạc, còn hộp sọ được dùng như chiếc bình để uống tại các buổi lễ tôn giáo. Những bộ xương này được cho rằng đang trên đường vận chuyển đến vương quốc Bhutan để sử dụng trong các tu viện.

Cảnh sát tin rằng, Kolkamọtta  có thể là trung tâm của việc buôn bán xương người rộng lớn. Họ nghi ngờ một số xương thậm chí có thể đã được đem đi xa như Thái Lan và Nhật Bản và Tây Âu.

Trước đó, cảnh sát phát hiện ra cái mà họ gọi là "nhà máy sản xuất xương người" tại  Kolkata và bắt sáu người buôn bán trái phép xương. Xương đã được bán cho sinh viên y khoa và sử dụng trong y học cổ truyền.

Từ tập tục hỏa táng bên sông

Những kho xương người bị cảnh sát phát hiện đều cho rằng có nguồn gốc từ thành phố Varanasi, bang Utah Pradesh, thánh địa của người Hindu ở miền bắc Ấn Độ, nơi người dân nơi đây có tập tục hỏa táng người chết bên sông Hằng. Mỗi năm, có tới hàng triệu người được hỏa táng và vứt xác xuống sông Hằng.

Miền đông Ấn Độ đã từng là một trung tâm thịnh vượng cho xuất khẩu bộ xương người. Các thương nhân cũ ở Kolkata cho biết, họ đã từng xuất khẩu những bộ xương này đến tận Tây Âu.

Vào cuối những năm 80, sau khi các nhóm nhân quyền nêu ra các câu hỏi về việc các bộ xương đã được thu thập như thế nào và cho rằng việc xuất khẩu xương người là hành vi vi phạm nhân quyền. Dưới sức ép của các nhóm nhân quyền, chính phủ liên bang của Ấn Độ đã chính thức ban hành lệnh cấm buôn bán xương người từ năm 1985.

Cũng từ đó, các băng nhóm buôn lậu lại hoạt động mạnh trong thế giới ngầm. Mukti Biswas, một người bị bắt tại một quận khác thuộc bang Tây Bengal, nói với cảnh sát rằng anh ta đã cướp xác trên sông, cũng như thu gom những bộ xương người ở các trung tâm hỏa táng của người Hindu bởi những người nghèo thiếu gỗ để thực hiện việc hỏa táng trọn vẹn, nên bộ xương vẫn còn nguyên. Biswas cho biết, ông đã cung cấp xương cho sinh viên y khoa.

Theo một số nhà sư  ở Ấn Độ, nhiều người thích sử dụng xương đùi và xương sọ của người. Ông Bhikkhu Bodhipala,  chủ trì ngôi đền Mahabodhi ở Bodh Gaya, cho biết, việc sở hữu một hay hai bộ xương được tin rằng có thể kéo dài tuổi thọ con người. Đó cũng là lý do khiến cho các băng nhóm buôn lậu xương người ở Ấn Độ phát triển.

Theo Theo Times of India
MỚI - NÓNG