Lạnh gáy trên hòn đảo “ma” ở Đông Phi

Thị trấn đảo Suakin ở phía đông bắc Sudan.
Thị trấn đảo Suakin ở phía đông bắc Sudan.
Thị trấn đảo Suakin ở phía đông bắc Sudan từng là một trung tâm văn hóa và thương mại quan trọng của vùng biển Đông Phi trong nhiều thế kỷ. Từng là một hải cảng tấp nập, nhưng thị trấn đảo Suakin ở Sudan hiện đã trở thành mảnh đất hoang phế.

Thị trấn Suakin nằm trên một hòn đảo bằng phẳng hình bầu dục nằm ở cuối một con lạch chảy từ Biển Đỏ. Tầm quan trọng của thị trấn Suakin không còn khi cảng biển Port Sudan được xây dựng tại miền bắc Sudan vào đầu thế kỷ 20. Trải qua thời gian, cư dân dần dần rời khỏi Suakin cho tới khi nơi đây trở thành thị trấn"ma".

Phần lớn lịch sơ khai của thị trấn Suakin vẫn còn bí ẩn khi địa điểm này chưa từng được nghiên cứu khảo cổ kỹ lưỡng. Thị trấn Suakin được cho là cảng Limen Evangelis từ thờ La Mã, khi nhà địa lý học Ptolemy miêu tả nó nằm trên một hòn đảo hình tròn ở cuối một lạch dài.

Lạnh gáy trên hòn đảo “ma” ở Đông Phi ảnh 1

Suakin trở thành hải cảng quan trong nhất ở Biển Đỏ cho tới khi cảng Port Sudan bắt đầu hoạt động vào năm 1922.

Tên Suakin lần đầu tiên được nhà địa lý al-Hamdani đề cập vào thế kỷ thứ 10. Ông viết rằng nó là một thị trấn cổ. Vào thời điểm đó, Suakin là đối thủ của hải cảng khác ở Biển Đỏ là Aydhab, nằm gần Ai Cập. 

Người Ai Cập cố gắng kiểm soát cảng Suakin từ bộ tộc địa phương Beja nên một số cuộc xung đột đã xảy ra giữa hai nhóm người này. 

Sự đối đầu giữa hai hải cảng đã kết thúc với sự thất bại của Aydhab vào cuối thế kỷ 15. Kể từ đó, Suakin trở thành hải cảng quan trong nhất ở Biển Đỏ cho tới khi cảng Port Sudan bắt đầu hoạt động vào năm 1922.

Đến cuối những năm 1930, Suakin đã bị bỏ hoang hoàn toàn và rất ít người sống tại đây. Ngày nay, hòn đảo này không còn gì ngoài những công trình đổ nát. Mặc dù vậy, một số khu vực của thị trấn hiện đã được phục hồi và các công trình mới cũng xuất hiện ở phía bắc của đảo.

Theo Theo Dân Việt
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.