Lo ngại mất an toàn từ smartphone

Lo ngại mất an toàn từ smartphone
TP - Các chuyên gia an ninh mạng cảnh báo, hiện nay, việc bùng nổ smartphone với nhiều phần mềm tiện ích như phần mềm nhắn tin, gọi điện miễn phí sẽ là nguy cơ hàng đầu gây mất an toàn thông tin số. Thông tin từ hội thảo quốc gia về an ninh bảo mật 2013 diễn ra hôm qua ở Hà Nội.

> 70% Galaxy S4 đầu tiên được trang bị Snapdragon 600
> 17 tuổi thành triệu phú USD nhờ ứng dụng smartphone

Mã độc đang phát tán nhanh

Hiện nay, phần lớn các smartphone ở Việt Nam đều sử dụng các phần mềm nhắn tin, gọi điện miễn phí (gọi là các ứng dụng OTT) như Line, webchat, viber. Công bố mới đây của một số doanh nghiệp cho thấy, có hàng triệu người Việt Nam sử dụng các ứng dụng này, có ứng dụng có tới 3,5 triệu
người dùng.

Ông Trần Văn Hòa cho biết, tội phạm công nghệ cao tăng nhanh trong thời gian qua, gây thiệt hại 400 tỷ USD trên toàn cầu năm 2012, chỉ đứng sau thiệt hại do buôn bán ma túy gây ra.

Theo ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc Bộ phận An ninh mạng của Bkav, không thể phủ nhận tiện ích của các phần mềm này khi nó đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam cũng như toàn thế giới.

Tuy nhiên, ông Đức khuyến cáo nguy cơ mất an toàn thông tin là rất cao. Về mặt nguyên tắc, đây là những phần mềm có thể lưu trữ và trung chuyển nội dung tin nhắn, cuộc gọi từ điện thoại này sang điện thoại khác qua máy chủ trung gian của các nhà cung cấp phần mềm.

Nhà cung cấp, vì thế, có quyền can thiệp tương đối sâu. Nếu họ có ý đồ không tốt thì dữ liệu, nội dung các cuộc gọi, tin nhắn, danh bạ của người dùng hoàn toàn có nguy cơ bị đánh cắp.

Ông Đức nói thêm: “Giống như một số vụ scandal của nhà sản xuất hệ điều hành. Họ gửi thông tin về vị trí khách hàng lên hệ thống server của họ, người dùng hoàn toàn không thể biết. Việc ứng dụng các phần mềm nhắn tin, gọi điện miễn phí cũng có thể xảy ra tình huống tương tự”.

Theo ông Đức, khi sử dụng các phần mềm này, phần lớn người sử dụng ở Việt Nam chỉ quan tâm đến tính tiện ích của các phần mềm mà chưa quan tâm đến tính năng, quyền mà phần mềm được phép truy cập.

Cũng có nhiều trường hợp, người dùng chọn phần mềm theo thông tin quảng cáo. Đây là điểm yếu trong ý thức và là khẽ hở để đánh cắp thông tin dữ liệu của người dùng.

Ngoài các ứng dụng OTT, mạng di động smartphone cũng đối mặt nhiều nguy cơ khác. Dự báo xu thế tấn công công nghệ cao ở Việt Nam thời gian tới, ông Trần Văn Hòa, Cục phó Cục phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50) cho biết: Điện thoại di động thông minh lưu trữ nhiều dữ liệu nhạy cảm, sẽ trở thành nguyên nhân hàng đầu của tình trạng mất dữ liệu.

Công nghệ di động, thời gian qua, cũng bị các loại tội phạm tận dụng để truy nhập hệ thống, lấy cắp thông tin. Ông Vũ Quốc Khánh, Giám đốc Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam cho biết, việc phát tán mã độc đang tăng mạnh qua mạng di động khi xu hướng dùng smartphone tăng nhanh ở Việt Nam.

Hiện nay, virus cũng như malware lây nhiễm trong mạng smartphone cũng giống như trong mạng máy tính. Người dùng smartphone khi sử dụng dịch vụ nhận và gửi email của các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động nước ngoài hoàn toàn có thể bị lộ các thông tin trong thư, tin nhắn điện tử.

Ngoài ra, việc sử dụng các trình duyệt trên điện thoại di động có thể làm mất thông tin và mật khẩu truy cập. Ngay từ năm 2010 đã xuất hiện virus đầu tiên nhằm vào androind mobile có thể theo dõi người sử dụng di chuyển đến đâu.

Lừa đảo mua bán qua mạng tăng

Cũng tại hội thảo, ông Trần Văn Hòa cho biết, tội phạm công nghệ cao tăng nhanh trong thời gian qua, gây thiệt hại 400 tỷ USD trên toàn cầu năm 2012, chỉ đứng sau thiệt hại do buôn bán ma túy gây ra. Ông Hòa nhấn mạnh nguy cơ lừa đảo qua quảng cáo, bán hàng trực tuyến, lừa đảo trên các sàn giao dịch ảo như ngoại tệ, vàng, bất động sản và huy động vốn là rất cao...

Một số phương thức lừa đảo được ông Hòa chia sẻ như không giao hàng sau khi đã nhận tiền; Thủ phạm rút tiền nhanh nhất khỏi ngân hàng và cắt mọi thông tin liên lạc. Vì thế, người mua hàng qua mạng cần hết sức thận trọng.

Thời gian tới, theo ông Hòa, tội phạm công nghệ cao ở Việt Nam sẽ ngày càng đa dạng. Trong đó, xu thế phạm tội sẽ theo các hướng sử dụng blog cá nhân, mạng xã hội để hoạt động phạm pháp như xâm phạm đời tư, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy; sử dụng các phần mềm gián điệp điều khiển từ xa để đánh cắp, phá hoại dữ liệu.

Nên có chính sách với các phần mềm OTT

Ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc Bộ phận An ninh mạng của Bkav cho hay, Việt Nam nên có chính sách với các nhà sản xuất, phân phối phần mềm OTT ở Việt Nam. Cụ thể nên có văn bản yêu cầu các công ty cung cấp ứng dụng OTT phải có giấy phép hoạt động trong lĩnh vực này để quản lý.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.