NASA chế tạo tàu 'siêu khủng' săn tìm sự sống trong Hệ Mặt trời?

NASA chế tạo tàu 'siêu khủng' săn tìm sự sống trong Hệ Mặt trời?
NASA đang lên ý tưởng xây dựng tàu thăm dò chạy bằng năng lượng nguyên tử, có thể khoan sâu xuống bề mặt Europa nhằm truy tìm dấu hiệu sự sống trong lòng đại dương của vệ tinh này.

Đầu những năm 2020, NASA phóng tàu thăm dò vũ trụ Europa Clipper, tạo một bước đột phá mới trong quá trình kiếm tìm sự sống tại mặt trăng Europa của sao Mộc.

Không chỉ có NASA, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cũng phóng tàu thăm dò JUICE năm 2024 để nghiên cứu vệ tinh này của sao Mộc.

Chưa hết, năm 2020, một dự án mang tên Europa Jupiter System Mission (EJSM) do NASA và ESA kết hợp thực hiện sẽ tập trung nghiên cứu các vệ tinh của sao Mộc, chủ yếu là Europa.

NASA chế tạo tàu 'siêu khủng' săn tìm sự sống trong Hệ Mặt trời? ảnh 1 Sao Mộc và mặt trăng của nó - Europa. Ảnh: Internet.

Nằm cách Mặt trời 804.672.000 km, Europa được xem là vệ tinh đặc biệt bậc nhất Hệ Mặt trời vì cùng với mặt trăng Enceladus của sao Thổ, vệ tinh này cũng có khả năng ẩn chứa sự sống ngoài Trái Đất.

Ứng viên sáng giá cho sự sống ngoài Trái Đất

Mặt trăng Europa của sao Mộc

1. Hành trình khám phá Europa

Mặt trăng Europa được Galileo Galilei và Simon Marius cùng phát hiện độc lập năm 1610. Trong nhóm vệ tinh Galileo (nhóm vệ tinh của sao Mộc do Galileo Galilei phát hiện, gồm Io, Europa, Ganymede và Callisto), Europa là vệ tinh nhỏ nhất. Europa có đường kính khoảng 3.100 km, kích thước này nhỏ hơn Mặt Trăng một chút.

Tháng 2/1973 và 1974, 2 tàu thám hiểm Pioneer 10 và Pioneer 11 của NASA lần lượt có những chuyến viếng thăm đầu tiên đến sao Mộc và các vệ tinh của nó. Đánh dấu bước thám hiểm đầu tiên sau hơn 360 năm phát hiện ra Europa.

Vài năm sau, NASA tiếp tục phóng cặp tàu Voyager 1 và Voyager 2 với nhiệm vụ nghiên cứu Sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, và sao Hải Vương.

Ngày 18/10/1989, NASA phóng tàu vũ trụ Galileo với sứ mệnh nghiên cứu sao Mộc và các vệ tinh của nó.

NASA chế tạo tàu 'siêu khủng' săn tìm sự sống trong Hệ Mặt trời? ảnh 2 Tàu vũ trụ Galileo. Nguồn: JPL - NASA.

Ngày 7/12/1995, tàu vũ trụ Galileo đến sao Mộc, bắt đầu hành trình khám phá hành tinh đứng thứ 5 trong Thái dương hệ và các mặt trăng của nó.

Một năm sau ngày phóng tàu Galileo, hai cơ quan vũ trụ của Mỹ và châu Âu là NASA và ESA hợp tác phóng Kính viễn vọng không gian Hubble vào tháng 4/1990.

Với khả năng thu nhận ánh sáng của vật thể ở khoảng cách 12 tỷ năm ánh sáng (1 năm ánh sáng bằng khoảng 9,4 nghìn tỷ km), Hubble miệt mài gần 30 năm quan sát các vật thể, vệ tinh, hành tinh trong và ngoài Hệ Mặt trời.

Nhờ có các con tàu vũ trụ ở trên, các nhà khoa học đã có nhiều phát hiện quan trọng đối với riêng vệ tinh Europa.

Player Loading...

2. Những khám phá tiền đề tuyệt vời tại Europa

a. Khí quyển Europa

Năm 1995, Hubble phát hiện Europa có một lớp khí quyển mỏng, cấu thành từ oxy. Tuy nhiên, không giống oxy trên Trái Đất (đến từ quá trình trao đổi chất của sinh vật), oxy trên Europa được cho là hình thành từ quá trình phân giải phóng xạ.

Năm 1997, tàu Galileo phát hiện tầng điện ly của Europa (cấu thành từ điện từ Mặt trời và hạt điện từ của từ trường sao Mộc).

b. Bề mặt Europa

NASA chế tạo tàu 'siêu khủng' săn tìm sự sống trong Hệ Mặt trời? ảnh 3 Những cột nước phun lên từ bề mặt của Europa. Ảnh: NASA.

Bề mặt của Europa xuất hiện nhiều vết nứt và vỉa đá. Việc phát hiện bề mặt Europa trẻ và mịn khiến các nhà khoa học tin rằng, bên dưới bề mặt lạnh giá của Europa là một lớp nước.

Năm 2012, Hubble đã quan sát thấy hơi nước trên vùng cực Nam của Europa, cung cấp bằng chứng cho thấy có các cột nước phun lên từ bề mặt của Europa. Rất có thể, Europa đang tồn tại một đại dương nước ngầm.

NASA chế tạo tàu 'siêu khủng' săn tìm sự sống trong Hệ Mặt trời? ảnh 4 Bên trong Europa. Nguồn: JPL - NASA.

3. Khả năng tồn tại sự sống của Europa

Cho đến nay, mặc dù có nhiều bằng chứng cho thấy, rất có thể dưới bề mặt của Europa tồn tại một đại dương nước ngầm, giới khoa học vẫn chưa dám khẳng định có sự sống tồn tại tại Europa.

Tuy nhiên, những dự đoán này lại thôi thúc sứ mệnh nghiên cứu mới của NASA nói riêng và thế giới nói chung. Rất có thể, đại dương của Europa tồn tại môi trường gần giống với hồ Vostok ở Bắc Cực, nơi có các dạng sống nguyên sinh ở đáy biển sâu trên Trái Đất.

NASA cho biết, cơ quan này đang lên ý tưởng xây dựng tàu thăm dò làm tan băng chạy bằng năng lượng nguyên tử có tên Cryobot thực hiện nhiệm vụ khoan băng, đi sâu vào Europa.

Khi chạm vào lớp chất lỏng của Europa, một robot tự hành có tên Hydrobot sẽ tự tìm kiếm dấu hiệu sự sống trong lòng đại dương của Europa.

NASA chế tạo tàu 'siêu khủng' săn tìm sự sống trong Hệ Mặt trời? ảnh 5 Robot năng lượng hạt nhân có tên Hydrobot thuộc dự án Europa Clipper sẽ được thả xuống đại dương của Europa để kiếm tìm sự sống. Nguồn: JPL - NASA.

Chỉ đôi ba năm nữa thôi, cả NASA và ESA đều có những dự án táo bạo nghiên cứu và tìm kiếm sự sống tại mặt trăng Europa.

Cùng với việc phát hiện khí hydro tại mặt trăng Encedalus của sao Thổ, sự sống ngoài Trái Đất có lẽ đang rất gần con người.

Theo Theo Trí Thức Trẻ
MỚI - NÓNG