Ngắm bông hồng tuyệt đẹp sống bằng mao mạch điện tử

Phương pháp mới "nuôi" hoa hồng. Ảnh: Internet
Phương pháp mới "nuôi" hoa hồng. Ảnh: Internet
Các nhà khoa học Thủy Điển đã thành công trong việc tạo ra một cyborg thực vật đầu tiên trên thế giới.

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Điện tử hữu cơ, thuộc Đại học Linkoping ở Thụy Điển, trong đó giáo sư Magnus Berggren - người dẫn đầu nhóm nghiên cứu cho biết đây là nghiên cứu đầu tiên đã thành công trong việc "nuôi" hoa hồng bằng các mạch điện tử thông qua hệ thống mạch dẫn của hoa.

Bằng cách truyền nhựa bán dẫn vào cây hoa hồng, các nhà khoa học đã biến nó thành một "cây máy" với các mạch điện bên trong. Họ có thể khiến lá nó phát sáng, hoặc "điều chỉnh" quá trình tăng trưởng của nó.

Cách làm của họ như sau: đầu tiên, họ ngâm cây hoa hồng vào một chất nhựa tổng hợp gọi là PEDOT-S.H. Cây hoa sẽ hút chất nhựa này thông qua mô và hệ thống hút nước, tạo thành các "dây dẫn điện".

Sau đó, các nhà khoa học nối các "dây điện" với các ion có trong tế bào hoa, tạo ra một bóng bán dẫn và một cổng logic kỹ thuật số - một trong những thành phần chính của hệ thống máy tính. Khi có dòng điện từ các mạch điện tử chạy vào, lá hồng có thể đổi màu hoặc phát sáng.

Ngắm bông hồng tuyệt đẹp sống bằng mao mạch điện tử ảnh 1

Các hoạt động của polymer phù hợp có tên gọi PEDOT-S:H. Ảnh: Internet

Kết quả được công bố trên tạp chí Science Advances mới đây. Giáo sư Magnus Berggren, nhận thấy dự án có thể thành công, bao gồm cả việc giám sát và điều chỉnh quá trình tăng trưởng của thực vật, và tiền năng biến quá trình quang hợp thành phương tiện tạo ra mặt trời.

"Trước đây, chúng ta không có công cụ để đo nồng độ các phân tử khác nhau trong thực vật sống", Ove Nilsson, đồng tác giả của nghiên cứu, giáo sư về sinh sản thực vật tại Trung tâm nghiên cứu thực vật Umea cho biết. "Bây giờ chúng ta sẽ có thể tác động đến mức độ các chất vốn quyết định việc tăng tưởng và phát triển. Ở đây, còn rất nhiều thứ tuyệt vời để tìm hiểu".

“Giờ đây chúng ta thực sự có thể bắt đầu nói về “cây năng lượng”. Chúng ta có thể đặt các cảm biến trong các thân cây và sử dụng năng lượng hình thành trong chất diệp lục, tạo ra các ăng-ten màu xanh lá cây hoặc sản xuất vật liệu mới. Tất cả mọi thứ xảy ra một cách tự nhiên, và điều quan trọng nhất, mọi thứ được thực hiện nhờ sử dụng chính hệ thống rất tiên tiến và độc đáo của các loài thực vật”, Berggren nói.

Theo Theo Techz
MỚI - NÓNG