Nhật Bản xây dựng siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Siêu máy tính ABCI của Nhật cần không gian 1.000 m2,tương đương bãi đỗ xe 30-40 chiếc. Ảnh: CNN
Siêu máy tính ABCI của Nhật cần không gian 1.000 m2,tương đương bãi đỗ xe 30-40 chiếc. Ảnh: CNN
TPO - Tập đoàn công nghệ Vision của Nhật Bản đang phát triển siêu máy tính chạy nhanh nhất thế giới với tốc độ 130 petaflops, tức là nó có thể thực hiện 130 triệu tỷ phép tính trong vòng một giây, nhanh gấp 1 triệu lần so với chiếc máy tính thông thường.

Chiếc siêu máy tính này dự kiến sẽ được ra mắt vào tháng 4 năm 2018. Nó có tên gọi là ABCI (viết tắt của những chữ đầu tiếng Anh- Al Bridging Cloud Infrastructure, có nghĩa là Cơ sở hạ tầng kết nối điện toán đám mây) trị giá 173 triệu USD.

Với việc xây dựng siêu máy tính nhanh nhất thế giới này, Nhật Bản hy vọng sẽ trở thành quốc gia có trung tâm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới.

Nhật Bản xây dựng siêu máy tính nhanh nhất thế giới ảnh 1 Siêu máy tính Sunway Tahulight của Trung Quốc hiện nhanh nhất thế giới với tốc độ 93 petaflops.
Siêu máy tính này dự kiến sẽ chạy với tốc độ 130 petaflops, tức là có thể thực hiện 130 triệu tỷ phép tính trong một giây. Sau khi hoàn thành (dự kiến là tháng 4 năm 2018), ABCI sẽ là siêu máy tính mạnh nhất trên thế giới, vượt qua nhà vô địch hiện nay là siêu máy tính Sunway TaihuLight của Trung Quốc, hiện đang vận hành với tốc độ 93 petaflops (93 triệu tỷ phép tính/ giây). Siêu máy tính ABCI  không cần chuột hoặc màn hình, nó không khác gì nhiều so với một máy tính cá nhân, nhưng nó cần một không gian rộng, khoảng 1.000 m2, tương đương không gian cho một bãi đỗ xe 30-40 chiếc.  Ông Satoshi Sekiguchi, Tổng Giám đốc Viện Khoa học và Công nghệ Công nghiệp tiên tiến Nhật Bản cho biết: "Hệ thống siêu máy tính hiện nay nhanh gấp một triệu lần so với các máy tính cá nhân của bạn. Ông Sekiguchi tính toán rằng, nếu như một chiếc máy tính cá nhân mất 3.000 năm để thực hiện một công việc thì chiếc siêu máy tính chỉ mất một ngày.  

ABCI có thể giúp các công ty Nhật Bản phát triển và cải tiến xe ô tô không người lái, robot và chẩn đoán y tế. Ông Sekiguchi cho biết, những phát minh nhỏ hằng ngày, chẳng hạn như tã giấy, là những ứng dụng ban đầu của siêu máy tính mà không ai biết.

Hiện tại, siêu máy tính chạy nhanh nhất thế giới thuộc về  máy tính Sunway-TaihuLight  của Trung Quốc. Trung Quốc sử dụng siêu máy tính trong dự báo thời tiết, nghiên cứu dược phẩm và thiết kế công nghiệp.

Đứng thứ 2 thuộc về Tianhe-2 cũng của Trung Quốc có tốc độ 34 petaflops. Đứng thứ 3 là siêu máy tính Titan của Mỹ với tốc độ 18 petaflops, thứ 4 là siêu máy tính Sequoia của Mỹ với tốc độ 17 petaflop và thứ 5 là siêu máy tính Cori của Mỹ với tốc độ 14 petaflop.

Theo CNN
MỚI - NÓNG
Nhạc sĩ Nguyễn Duy Khoái qua đời
Nhạc sĩ Nguyễn Duy Khoái qua đời
TPO - Nhạc sĩ Nguyễn Duy Khoái sinh ra tại Huế, sống chủ yếu ở Đà Nẵng. Trong sự nghiệp, ông sáng tác gần 200 ca khúc, nổi tiếng nhất là loạt tác phẩm về miền Trung. Nhạc sĩ Nguyễn Duy Khoái qua đời chiều 6/7 sau thời gian mắc trọng bệnh. 
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Lộ trình của xuồng từ Đài Loan (Trung Quốc) đến đảo Yonaguni (Nhật Bản)

Vượt biển bằng xuồng thời đồ đá

TP - Để hiểu được hành trình di cư của con người cổ đại, các nhà khảo cổ học đã chiến đấu với biển cả trên chiếc xuồng gỗ thô sơ và sử dụng sao trên trời làm kim chỉ nam để đi hơn 200 km từ Đài Loan (Trung Quốc) đến Nhật Bản.
Ứng dụng hệ thống ITS tại Trung tâm Điều hành đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

1.500 tỷ đồng cho 'bộ não' cao tốc

TP - Dự án Trung tâm Quản lý giao thông thông minh quốc gia đặt tại Cục Đường bộ Việt Nam có tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng, sử dụng 100% vốn đầu tư công, được kỳ vọng là “bộ não” của toàn tuyến cao tốc.
Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

TPO - Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 02 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.
Phân loại rác tại nguồn: Luật có hiệu lực nhưng nhiều địa phương chưa làm

Phân loại rác tại nguồn: Luật có hiệu lực nhưng nhiều địa phương chưa làm

TPO - Quy định về phân loại rác tại nguồn đã có hiệu lực từ ngày 31/12/2024, trước đó các địa phương đã có 3 năm chuẩn bị nhưng đến trước khi sáp nhập các tỉnh/thành phố (1/7/2025) chỉ có 34 địa phương thực hiện phân loại rác với quy mô nhỏ, mang tính thí điểm, chỉ có 5 địa phương ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật và 6 địa phương ban hành bảng giá dịch vụ - những con số cực kỳ thấp.