Ông bố trẻ livestream sát hại con gái: Facebook nên làm gì?

Do nghi ngờ vợ ngoại tình, ông bố này đã livestream cảnh giết hại đứa con mình rồi tự tử
Do nghi ngờ vợ ngoại tình, ông bố này đã livestream cảnh giết hại đứa con mình rồi tự tử
TPO - Cộng đồng quốc tế chưa hết chấn động với việc một người cha ở Thái Lan dùng điện thoại di động livestream cảnh dùng dây thừng thắt cổ con gái của mình rồi sau đó tự sát, do nghi ngờ vợ ngoại tình.  

Sự việc xảy ra vào ngày 24/4, một người cha đã dùng điện thoại di động của mình livestream cảnh dùng dây thừng thắt cổ con gái của mình rồi sau đó tự sát, do nghi ngờ vợ mình ngoại tình.

Theo hãng tin Reuters, người bố 21 tuổi đã nhẫn tâm treo cổ con gái mình trước khi tự tử trong 1 khách sạn ở thành phố du lịch Phuket sau khi cự cãi với vợ. 

Hai video cảnh người cha giết con rồi tự sát được đăng tải vào lúc 16h50 và 16h57 ngày 24-4 (giờ địa phương) trước khi bị gỡ bỏ vào lúc 17h ngày hôm sau 25-4, tức đến gần 24h sau khi vụ việc xảy ra. 

Vụ việc khiến Facebook hứng chỉ trích khi trong nhiều vụ gần đây, nó trở thành công cụ để những kẻ thủ ác quay video trực tiếp phát tán lên môi trường Internet gây hoang mang trong cộng đồng.

Cuối tháng 1/2017 tại Mỹ, thiếu nữ 14 tuổi đã livestream cảnh mình treo cổ tự tử trong phòng tắm gây rúng động mạng xã hội. Cô gái này sau đó đã được đưa vào bệnh viện cấp cứu nhưng không qua khỏi.

Ông bố trẻ livestream sát hại con gái: Facebook nên làm gì? ảnh 1Thiếu nữ 14 tuổi livestream cảnh treo cổ tự tử

Trước đó cũng tại Mỹ, một cô gái 12 tuổi cũng tử vong sau khi livestream trên Facebook cảnh mình tự tử, sau khi chia sẻ rằng mình bị một người hàng xóm lạm dụng tình dục.

Ông bố trẻ livestream sát hại con gái: Facebook nên làm gì? ảnh 2Cô gái 12 tuổi livestream cảnh tự tử vì bị xâm hại tình dục

Bên cạnh đó là vô vàn cảnh clip khoe thân phản cảm của những cô gái trẻ. Họ sẵn sàng cởi đồ, khoe những đường cong nóng bỏng và thậm chí là những khu vực nhạy cảm nhất trên cơ thể, để có được lượng người xem và chia sẻ khổng lồ.

Có người đơn giản chỉ là câu view, có người khoe thân để bán hàng online…, những màn livestream khoe thân ngay lập tức lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội, và cho tới khi bị xử lý (xóa video, khóa account), thì nó đã đạt được mục đích của mình.
Ông bố trẻ livestream sát hại con gái: Facebook nên làm gì? ảnh 3Thiếu nữ livestream khoe thân để câu like, câu share hay phục vụ mục đích thương mại sau này
Ông bố trẻ livestream sát hại con gái: Facebook nên làm gì? ảnh 4 Hình ảnh nóng tràn ngập qua các livestream trên mạng xã hội
Ông bố trẻ livestream sát hại con gái: Facebook nên làm gì? ảnh 5

Những livestream như thế này nhận được lượt like và share khổng lồ

Dù những  video kể trên sau đó đều bị gỡ bỏ trên mạng xã hội, nhưng tác động của nó đã là hết sức kinh khủng. Bên cạnh việc những hình ảnh ghê rợn được truyền hình trực tiếp khiến nhiều người hoảng sợ, chính những màn livestream này cũng tạo động lực không nhỏ để các vụ việc tương tự xảy ra, bởi nhiều người sẽ cho rằng việc làm của mình là không quá khác người và không quá kinh khủng. Tác động của những màn livestream như vậy với xã hội là rất lớn và sẽ rất khó kiểm soát nếu như không có một rào cản thật sự hữu hiệu.

Tuy nhiên, do tính năng livestream cho phép bất cứ ai cũng có thể ngay lập tức truyền hình trực tuyến, vì vậy việc quản lý nội dung là hết sức khó khăn. Cho dù các mạng xã hội, ví dụ như Facebook, đã phát triển công nghệ nhận diện hình ảnh hay âm thanh, để có thể phát hiện và xử lý kịp thời các video vi phạm (bản quyền, cảnh nóng, cảnh sex, cảnh khỏa thân, cảnh bạo lực…) nhưng chỉ vài phút trước khi bị xóa, những video như vậy đã lan truyền không thể kiểm soát trên mạng xã hội.

Liệu đã đến lúc các mạng xã hội như Facebook cần kiểm soát chặt chẽ hơn công cụ livestream, ví dụ như chỉ cho phép một số tài khoản nhất định kiểm duyệt được phép livestream? Cho dù có thể “mất khách” do bị nhiều người dùng phản đối, nhưng nó sẽ là cách an toàn hơn cho cộng đồng và xã hội. Thậm chí nhiều tờ báo còn cho rằng, Facebook nên tạm ngừng tính năng Facebook Live cho đến khi công nghệ sẵn sàng để theo kịp.

Công nghệ livestream có nhược điểm không thể khắc phục, đó là vì phát trực tiếp, nên nó sẽ không thể trải qua giai đoạn biên tập, đồng thời tất cả những sai sót khi phát sóng trực tiếp đều được truyền trực tiếp tới tất cả mọi người. Chính vì nhược điểm này mà livestream là con dao hai lưỡi, nó đang gây nên những hệ lụy không hề nhỏ tới xã hội, và các nhà cung cấp mạng xã hội cũng đang đau đầu giải quyết.

MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.