Tìm ra hóa thạch người cổ có niên đại 2.8 triệu năm

Mẩu xương răng hàm dưới hóa thạch vừa tìm thấy.
Mẩu xương răng hàm dưới hóa thạch vừa tìm thấy.
TPO - Một mẩu xương răng hàm người vừa được khai quật ở Ethiopia, châu Phi cho thấy lịch sử loài người có từ sớm hơn chúng ta vẫn tưởng 400.000 năm.

Nhóm nghiên cứu đã tìm ra hóa thạch trên tại khu vực Ledi-Geraru ở bang Afar, phía bắc Ethiopia. Hóa thạch là một mẩu xương răng hàm dưới gồm 5 chiếc răng. Đây được cho là dấu tích của lòai người cổ xưa Australopithecus afarensis tồn tại cách đây 2,8 triệu năm, cùng nhóm gen Homo với lòai người hiện đại Homo sapiens.

Trước đây, hóa thạch người cổ nhất được biết đến có niên đại khoảng 2,3-2,4 triệu năm. Phát hiện này giúp đẩy lùi lịch sử tiến hóa của nhân loại vào quá khứ khoảng 400 nghìn năm.

"Hóa thạch giúp chúng tôi tìm ra nguồn gốc của loài người cổ xưa nhất. Đây có thể là dấu tích của những người Homo đầu tiên. Sau hai triệu năm, loài người có bộ não lớn, sử dụng công cụ đá và ăn thịt. Do đó, giai đoạn chuyển tiếp này cực kỳ quan trọng về mặt tiến hóa của con người”,  Brian Villmoare, nhà nghiên cứu ở Đại học Nevada Las Vegas, dẫn đầu nghiên cứu hóa thạch vừa tìm thấy cho biết.

Theo ông Villmoare và nhóm nghiên cứu,  hóa thạch xương răng người vừa được tìm thấy giúp họ biết thêm sự tiến hóa về mặt địa lý và thời gian của loài người Homo. Đây được cho là tổ tiên chung của hai dòng người tách biệt phân chia khoảng 2,3 triệu năm trước.

Theo Theo UPI và Livescience
MỚI - NÓNG