Ngỡ ngàng hoa sứ

Ngỡ ngàng hoa sứ
Những đóa hoa làm bằng sứ, như hoa thật với những cánh mỏng manh, yêu kiều và gợi cảm khiến người thưởng lãm không khỏi ngỡ ngàng, say mê.

Ngỡ ngàng hoa sứ

Những đóa hoa làm bằng sứ, như hoa thật với những cánh mỏng manh, yêu kiều và gợi cảm khiến người thưởng lãm không khỏi ngỡ ngàng, say mê.

Hãng sứ nổi tiếng Minh Long 1 (Bình Dương) vừa thử nghiệm thành công và cho ra đời những tác phẩm hoa bằng sứ. Trong đó có những bông hoa đơn lẻ đính cúc áo, cài trên tóc và cả hoa được kết thành chuỗi dùng làm trang sức như nhẫn, vòng đeo tay, vòng đeo cổ…

Ngỡ ngàng hoa sứ ảnh 1
Hoa sứ được kết vòng đeo cổ, nút áo dài, và đính trên tóc
Hoa sứ được kết vòng đeo cổ, nút áo dài, và đính trên tóc.
Kẹp tóc gắn hoa sứ
Kẹp tóc gắn hoa sứ.
Chiếc giày nhỏ xinh đính hoa. Tất cả đều bằng chất liệu sứ
Chiếc giày nhỏ xinh đính hoa. Tất cả đều bằng chất liệu sứ.

Có cả những giỏ hoặc bó như hoa với nhiều loại hoa.

Ngỡ ngàng hoa sứ ảnh 5

Phần lớn các loại hoa có màu trắng tinh khiết hoặc/và những màu sắc trang nhã. Dù màu sắc nào, hoa sứ cũng tạo được sự duyên dáng, yêu kiều.

Ngỡ ngàng hoa sứ ảnh 6
 
Ngỡ ngàng hoa sứ ảnh 7

Tạo ra những sản phẩm đầy tính nghệ thuật này là một việc làm không đơn giản. Không như các chất liệu nhựa, vải hay giấy, làm hoa sứ phải kết hợp cùng lúc nhiều yếu tố khác nhau.

Ngoài sự khéo léo của đôi tay người thợ và kỹ thuật tạo dáng, công nghệ sản xuất và nguyên vật liệu để tạo nên sản phẩm là những yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định sự thành công của sản phẩm.

Ngỡ ngàng hoa sứ ảnh 8

Để hoa có được nét đẹp mềm mại, tự nhiên và quyến rũ thì cánh hoa phải được thực hiện sao cho thật mỏng. Đây chính là cái khó cho những người thợ vì khi cánh hoa bằng đất càng mỏng thì lại càng dễ gãy, dễ nứt trong lúc thao tác.

Công ty Minh Long I đã dày công nghiên cứu các thành phần đất, cách phối liệu, phương pháp giữ độ ẩm,.. sao cho đất có được độ dẻo và độ chuẩn thật cao mới đáp ứng được kỹ thuật tạo hình này.

Ngỡ ngàng hoa sứ ảnh 9

Để màu sắc của hoa sống động và sang trọng thì nhiệt độ nung màu là điều quan trọng nhất, nhưng đây cũng là điều khó khăn nhất. Nhiệt độ càng cao thì màu càng đẹp nhưng màu lại dễ bị phai. Sự mâu thuẩn này lại là thách thức cho những người thợ gốm sứ muốn chinh phục đỉnh cao công nghệ.

Với vốn kiến thức tiếp thu từ nước ngoài, Lý Kha Trân (áo đỏ), con gái ông chủ hãng sứ Minh Long 1, là người góp phần quan trọng trọng việc sáng tạo những sản phảm hoa sứ nghệ thuật
Với vốn kiến thức tiếp thu từ nước ngoài, Lý Kha Trân (áo đỏ), con gái ông chủ hãng sứ Minh Long 1, là người góp phần quan trọng trọng việc sáng tạo những sản phảm hoa sứ nghệ thuật.

Với thành công trong công nghệ pha chế men màu và kỹ thuật nung, những cánh hoa sứ của Minh Long I được nung ở nhiệt độ khoảng 1360 độ C nhưng vẫn giữ được nguyên vẹn màu, không bị phai nhạt do ảnh hưởng của nhiệt độ. Hiện nay trên thế giới rất hiếm công ty nào làm ra được hoa sứ ở nhiệt độ cao tương tự.

Những đóa hoa sứ làm say lòng khách thưởng lãm
Những đóa hoa sứ làm say lòng khách thưởng lãm.
NSƯT Kim Xuân say mê ngắm hoa sứ. Chị luôn miệng thốt lên: “Tuyệt vời!”
NSƯT Kim Xuân say mê ngắm hoa sứ. Chị luôn miệng thốt lên: “Tuyệt vời!”.
Ngỡ ngàng hoa sứ ảnh 13
Nghệ sĩ Tuyết Thu cũng mê mẩn hoa sứ
Nghệ sĩ Tuyết Thu cũng mê mẩn hoa sứ.
 

Ngoài hoa và đồ trang sức. Minh Long 1 còn chế tác món hàng “độc” khác: Bút sứ. Vỏ bút làm bằng sứ, ngòi bút bằng vàng 24k. Vỏ sứ của chiếc bút đảm bảo được độ chính xác tuyệt đối mới có thể gắn kết được với các bộ phận bên trong, và đặc biệt phải đảm bảo độ cứng, tránh trường hợp gãy vỡ, do thân bút bằng sứ có độ dày chỉ 0.2 mm.

Với giá hàng nghìn USD, chiếc bút sứ của Minh Long I không đơn thuần là một tác phẩm nghệ thuật, mà còn là chứng nhân của những cuộc gặp gỡ và hợp đồng quan trọng
Với giá hàng nghìn USD, chiếc bút sứ của Minh Long I không đơn thuần là một tác phẩm nghệ thuật, mà còn là chứng nhân của những cuộc gặp gỡ và hợp đồng quan trọng.
 

Đại Dương

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.