Nhà nước mua BĐS ế để cứu ngân hàng?

Nhà nước mua BĐS ế để cứu ngân hàng?
Giải pháp tháo gỡ giúp các bên đều hưởng lợi: DN bán được hàng, NH giảm nợ xấu, Nhà nước có quỹ nhà để điều tiết thị trường, người dân có nhà ở chất lượng là Nhà nước bỏ tiền mua bán lại các DA.
Nhà nước sẽ cứu BĐS?
Nhà nước sẽ cứu BĐS?.

Ý tưởng nói trên được Bộ Xây dựng cho sẽ là cú hích, phá băng thị trường BĐS vốn đã "bất động" lâu nay.

Trao đổi với báo chí hôm 20-3, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, sắp tới cơ quan đầu ngành này dự kiến mua lại một số dự án (DA) nhà ở thương mại có giá trung bình trở xuống, khoảng 15-17 triệu đồng/m2, nằm ở vị trí xa trung tâm.

Đây là một trong những phần việc thuộc Đề án 254 của Chính phủ về cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015, trong đó, Chính phủ giao Bộ Xây dựng đưa ra các tiêu chí BĐS thuộc diện Nhà nước mua lại.

Việc Nhà nước mua lại các dự án BĐS, theo ông Nam là nhằm mục đích an sinh xã hội, để những người không có khả năng mua nhà thì có thể thuê ở và để phục vụ công tác tái định cư, giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó, số nhà này còn được đưa vào phục vụ cơ quan Nhà nước trong việc làm trụ sở và nhà ở công vụ.

Lãnh đạo Bộ khẳng định, động thái này không phải để cứu doanh nghiệp (DN) BĐS đang trong cơn ế hàng. Bởi lẽ, trong điều kiện kinh tế bình thường, doanh nghiệp không gặp khó khăn thì Nhà nước vẫn có thể mua, nhưng mua ở thời điểm này thì có lợi vì giá rẻ. Tiền của Nhà nước không mất đi, bởi tài sản là BĐS thì về trung và dài hạn luôn có giá đi lên.

Thứ trưởng phân tích, Chiến lược phát triển nhà ở có quan điểm xuyên suốt là Nhà nước phải chủ động tham gia vào vấn đề nhà ở với tư cách như nhà đầu tư, đồng thời là nhà sở hữu. Vì vậy, việc mua lại các sản phẩm được làm theo cơ chế thị trường sẽ vừa nhanh chóng, mà chất lượng lại tốt.

"Ở Hàn Quốc, Nhật Bản khi thị trường BĐS đi xuống, Chính phủ bỏ tiền ra mua. Trước đây Nhà nước mình quan điểm có quỹ nhà để điều tiết thị trường. Khi giá nhà lên cao thì bán ra vừa thu lợi vừa điều tiết giá, lúc thấp lại mua vào. Tuy nhiên do nguồn lực hạn chế nên ta chưa làm được điều đó. Nay nhu cầu thực tế là nhà ở công vụ và cơ chế mới cho người nghèo thuê thì Nhà nước vừa có tài sản, vừa thu được tiền về" - ông Nam phân tích.

Cũng theo ông Nam, sâu xa hơn, việc làm này đảm bảo mục tiêu giảm nợ xấu ở các ngân hàng (NH). Khi doanh nghiệp bán được hàng, thị trường sôi động trở lại thì mới có tiền trả nợ ngân hàng. Nợ xấu giảm đi, Chính phủ lại có tài sản. Một khi Nhà nước có lợi thì người dân cũng có lợi, thể hiện ở chỗ người nghèo, các hộ dân tái định cư được ở nhà thương mại với chất lượng tốt hơn.

Về tiêu chí chọn mua dự án, hiện phía Ngân hàng Nhà nước chưa đặt vấn đề chính thức với Bộ Xây dựng nhưng Thứ trưởng Nam cho biết, chắc chắn hai bên sẽ làm việc để thống nhất các tiêu chí cụ thể. Chính sách mới được thông qua thì chậm nhất là quý III-2012 sẽ đưa vào thực hiện.

Theo Nguyễn Nga
Vef.vn

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Phát triển nghề đông y trên phố Lãn Ông gắn với du lịch Hà Nội
Phát triển nghề đông y trên phố Lãn Ông gắn với du lịch Hà Nội
TPO - Ngày 20-4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hoá Phố cổ Hà Nội số 50 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm đã diễn ra buổi toạ đàm “Nghề Đông y Hoàn Kiếm gắn với sự phát triển phố nghề Lãn Ông”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa “Giữ nghề xưa trên phố”, nhằm tôn vinh nghề đông y cổ truyền và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.