Khốn khổ vì ở ‘biệt thự’ cổ

Khốn khổ vì ở ‘biệt thự’ cổ
Ăn ở ổn định suốt mấy chục năm, nhưng hàng chục nghìn gia đình ở Hà Nội vẫn không được cấp “sổ đỏ”. Lý do đơn giản bởi nhà đất họ đang ở chưa được cơ quan chủ quản bàn giao lại cho TP Hà Nội.

Khốn khổ vì ở ‘biệt thự’ cổ

> Biệt thự triệu đô làm... quán trà đá

Đại gia vung tiền 'gom' biệt thự

Ăn ở ổn định suốt mấy chục năm, nhưng hàng chục nghìn gia đình ở Hà Nội vẫn không được cấp “sổ đỏ”. Lý do đơn giản bởi nhà đất họ đang ở chưa được cơ quan chủ quản bàn giao lại cho TP Hà Nội.

Dù có lối đi riêng biệt nhưng tập thể 7B Trần Phú vẫn bị đánh đồng với tòa nhà 7A
Dù có lối đi riêng biệt nhưng tập thể 7B Trần Phú vẫn bị đánh đồng với tòa nhà 7A.

Bị “quy” nhầm thành biệt thự

Mang tiếng ở biệt thự cổ nhưng thực chất từ mấy chục năm trước, tòa nhà đã được “băm” thành nhiều căn hộ nhỏ cho vài chục hộ dân cùng sinh sống.

Thậm chí, khu dân cư nằm tách bạch, nhưng vì cùng chung biển số nhà với biệt thự cổ nên cũng rơi vào cảnh không được cấp “sổ đỏ”. Các hộ dân khu nhà 7B phố Trần Phú, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội là một ví dụ.

Khu tập thể này trước đây thuộc quyền quản lý của Cục Cảnh vệ. Tên chính danh là 7B Trần Phú để phân biệt với số nhà 7A Trần Phú, vốn biệt lập với nhau hoàn toàn, chính là tòa nhà của Hãng phim Hoạt hình Việt Nam.

Ban đầu nhà 7B Trần Phú được Cục Cảnh vệ thuê của TP làm nhà công vụ, rồi phân chia cho các hộ gia đình về ở để giải quyết chính sách nhà ở vào thời điểm ấy. Các hộ đã tiến hành xây dựng nhà ở ổn định từ rất nhiều năm trước.

Khi có chủ trương bán nhà theo Nghị định 61/CP, các hộ dân đã nhiều lần kiến nghị tới các cơ quan hữu quan để được mua nhà, cấp “sổ đỏ”. Cách đây 5 năm (năm 2008), Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh đã ký công văn “cho phép chuyển công năng sử dụng nhà số 7 phố Trần Phú nhà số 48 – 50 phố Phan Đình Phùng, quận Ba Đình và ký hợp đồng cho các hộ gia đình đang sử dụng thuê làm nhà ở”.

Những tưởng các hộ dân sắp được mua nhà và cấp “sổ đỏ” thỏa mong đợi từ mấy chục năm nay, nhưng sau khi ký vào hợp đồng thuê nhà ở với Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội, các hộ gia đình mới biết nhà của mình đang ở thuộc diện… không được bán! Không được bán bởi nó (Khu tập thể 7B Trần Phú) bị đánh đồng với số nhà bên cạnh (7A), vốn nằm trong danh mục biệt thự cổ không được bán.

Bà Nguyễn Thị Thúy Hà, Phó Giám đốc Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội cho biết, có một số trường hợp tuy là biệt thự cổ nhưng không nằm ở vị trí đắc địa, hoặc đã bị cơi nới, cải tạo mất hết cảnh quan thì nên xem xét tạo điều kiện cho người dân được mua để cải thiện điều kiện sống. Những trường hợp này thuộc diện điều chỉnh của Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội nên các đơn vị chức năng của thành phố sẽ rà soát, trình HĐND TP xem xét, quyết định.

“Kéo” nhà lửng lơ xuống “đất”

Theo Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội, không riêng gì những hộ dân đang ở “biệt thự” kể trên, còn khoảng 12.000 nhà đất trên địa bàn Hà Nội đang trong tình trạng không thuộc bất cứ cơ quan nào quản lý. Số nhà đất này không có hồ sơ gốc, đã mua đi bán lại nhiều lần và thiệt thòi nhất là không được cấp “sổ đỏ”.

Diện nhà này phần lớn thuộc các quận nội thành và một vài huyện giáp ranh. Trong đó, huyện Thanh Trì nhiều nhất (3.190 trường hợp), tiếp đó là Ba Đình (2.852), Hoàng Mai (1.988), Thanh Xuân (852)... Nhiều quận, huyện phản ánh tình trạng bức xúc của người dân vì “nhà ở ổn định mấy chục năm thế mà cứ kê khai cấp “sổ đỏ” là bị gạt ra, bị xếp vào loại nhà đất không được cấp Giấy chứng nhận”. Các quận, huyện cũng muốn làm thủ tục cấp “sổ đỏ” cho người dân nhưng vì các cơ quan chủ quản không bàn giao nên cũng đành bó tay.

Để chấm dứt tình trạng nhà đất cứ lơ lửng suốt mấy chục năm, làm khổ người dân, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam đã đề xuất UBND TP Hà Nội hướng xử lý.

Theo đó, nếu cơ quan tự quản không bàn giao nhà, TP có thể giao Sở Xây dựng kết hợp với chính quyền địa phương (quận, huyện, phường, xã) xác minh thực tế và ra quyết định tiếp nhận toàn bộ khu tập thể sau khi đã có văn bản thông báo cho cơ quan chủ quản biết (không phụ thuộc vào việc cơ quan chủ quản có đồng ý hay không).

Với trường hợp không còn cơ quan tự quản, TP chỉ đạo UBND các quận, huyện chủ động tiếp nhận, quản lý quỹ nhà này trên địa bàn để thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận theo quy định. Hy vọng, với sự vào cuộc quyết liệt hơn của các cơ quan hữu quan, hàng chục nghìn hộ dân sẽ thoát khỏi cảnh mỏi mòn chờ “sổ đỏ” suốt mấy chục năm qua.

Theo Ngọc Khánh
Anninhthudo

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Công bố danh sách Thường trực Thành Đoàn TPHCM
Công bố danh sách Thường trực Thành Đoàn TPHCM
TPO - Thường trực Thành Đoàn TPHCM sau sắp xếp, hợp nhất gồm anh Ngô Minh Hải – Thành ủy viên, Bí thư Thành Đoàn cùng 5 Phó Bí thư là chị Hồ Thị Ánh Tuyết, Thành ủy viên, Bí thư Tỉnh Đoàn Bà Rịa – Vũng Tàu (cũ); anh Lê Tuấn Anh; anh Nguyễn Đăng Khoa; anh Nguyễn Minh Sơn; chị Trịnh Thị Hiền Trân.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Hơn 100 dự án ở TPHCM đủ điều kiện miễn giấy phép xây dựng

Hơn 100 dự án ở TPHCM đủ điều kiện miễn giấy phép xây dựng

TPO - TPHCM đang có 112 dự án đủ điều kiện được miễn giấy phép xây dựng theo quy định hiện hành vì đã có đầy đủ chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc tại quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết hoặc quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500, phương án kiến trúc được chấp thuận và các pháp lý liên quan.
Địa ốc 24H: Khu đô thị hơn 3.300 tỷ được tăng vốn, nới tiến độ; Hà Nội giao 'đất vàng' cải tạo chung cư cũ

Địa ốc 24H: Khu đô thị hơn 3.300 tỷ được tăng vốn, nới tiến độ; Hà Nội giao 'đất vàng' cải tạo chung cư cũ

TPO - Cận cảnh khu ‘đất vàng’ tập thể cũ vừa được Hà Nội giao đất xây mới; Lãnh đạo Cục Quản lý nhà lý giải tình trạng giá nhà ở xã hội cao; Dự án nhà ở xã hội liên tục trễ hẹn gần 10 năm chưa giao nhà; Khu đô thị Đại học Nam Cao được tăng vốn, mở rộng diện tích;… là những thông tin nổi bật của Bản tin Địa ốc 24H ngày 2/7.
Âm hưởng kiến trúc niền Nam nước Pháp trong ngôi biệt thự ở Bắc bộ

Âm hưởng kiến trúc niền Nam nước Pháp trong ngôi biệt thự ở Bắc bộ

TPO - Công trình tọa lạc tại vùng quê Bắc Bộ Việt Nam trên khu đất rộng 2.200m², được bao bọc bởi con đường làng nhỏ phía trước và cánh đồng lúa bát ngát phía sau. Bối cảnh đặt ra thách thức: làm thế nào để một công trình nghỉ dưỡng mang ngôn ngữ kiến trúc đương đại nhưng vẫn hòa quyện vào cảnh quan và giữ được tinh thần kiến trúc bản địa.
Trình đề án Trung tâm giao dịch bất động sản và quyền sử dụng đất

Trình đề án Trung tâm giao dịch bất động sản và quyền sử dụng đất

TPO - Bà Tống Thị Hạnh - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết,  Bộ này trình Chính phủ đề án thí điểm mô hình "Trung tâm giao dịch bất động sản và quyền sử dụng đất do Nhà nước quản lý" và dự kiến đưa ra Quốc hội thảo luận tại kỳ họp vào tháng 10 tới.
Sunshine Group livestream BĐS, giảm giá 1 tỷ đồng cho khách hàng, trích 500 triệu đồng/phiên làm thiện nguyện

Sunshine Group livestream BĐS, giảm giá 1 tỷ đồng cho khách hàng, trích 500 triệu đồng/phiên làm thiện nguyện

Tối 1/7/2025, Sunshine Group “chơi lớn” khi lần đầu tiên đưa một chương trình livestream BĐS lên sóng truyền hình quốc gia, phát trực tiếp đồng thời tại ứng dụng (Noble App) - đột phá phương thức bán BĐS qua hình thức “đặt giá kín” với giá khởi điểm chỉ bằng 50% giá thị trường, giảm giá 1 tỷ đồng cho khách trúng đặt giá nhằm hưởng ứng chủ trương của Chính phủ về hỗ trợ người trẻ được mua nhà với giá hợp lý.