Nhà xã hội ế ẩm vì “ưu đãi 1, ràng buộc 2”

Dự án nhà xã hội 'mắc kẹt' vì chờ chính sách tín dụng hợp lý cho người mua.
Dự án nhà xã hội 'mắc kẹt' vì chờ chính sách tín dụng hợp lý cho người mua.
TPO - Hàng loạt các quy định về chuyển nhượng, đối tượng, tín dụng... với dự án nhà ở xã hội bị ràng buộc khiến chủ đầu tư và người dân đang bị 'mắc kẹt'. Điều này khiến dự án nhà xã hội xây xong vẫn chật vật bán hàng trong khi nhu cầu nhà ở của người dân vẫn cấp thiết.

Theo quy định trong Nghị định Phát triển và Quản lý Nhà ở xã hội (NƠXH), chủ đầu tư xây dựng NƠXH nhận được ưu đãi như: miễn tiền sử dụng đất, thuế VAT, lãi vay ưu đãi. Tuy nhiên, chủ đầu tư lại bị khống chế lợi nhuận không vượt quá 10%. 

Chia sẻ với Tiền Phong, một giám đốc đang làm 3 dự án NƠXH tại Hà Nội bày tỏ, thực chất chủ đầu tư làm NƠXH được ưu đãi ít, tiền sử dụng đất được miễn nhưng không đáng bao nhiêu nếu cộng cả tiền sử dụng và chia cho hàng trăm căn hộ.

“Nếu dự án nằm ở vị trí đất chưa giải phóng, doanh nghiệp phải bỏ tiền ra đền bù giải phóng mặt bằng sẽ khiến chi phí giá bán đội lên. Thậm chí khi bán nhà bị khống chế mức giá dưới 15 triệu đồng/m2 nhưng một dự án kéo dài xây dựng 2 năm sẽ có khả năng bị đội giá do chi phí vật liệu xây dựng, nhân công tăng. Điều này chủ đầu tư phải chịu và không được tính vào giá bán”, vị này nói.

Theo vị này, hiện nay ưu đãi vay cho chủ đầu tư không còn do gói 30.000 tỷ đồng đã dừng khiến doanh nghiệp không mặn mà làm NƠXH. “Chỉ những nhà đầu tư nghĩ cho an sinh xã hội (không đặt vấn đề lợi nhuận - PV) mới làm”, vị này nói.

Còn chủ đầu tư NƠXH tại Phú Lãm (Hà Đông) cũng chật vật bán nhà khi chính sách ưu đãi về vốn cho NƠXH đã dừng. Ông  Vũ Kim Giang, Giám đốc Sàn Bất động sản Hải Phát, đơn vị phân phối trực tiếp dự án NƠXH Phú Lãm (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, khi gói 30.000 tỷ đồng kết thúc, tiến độ bán hàng chậm hơn khiến chủ đầu tư đã phải tự bỏ tiền để 'kéo dài' gói 30.000 tỷ đồng (lãi suất 5%/năm trong vòng 15 năm-PV) bằng cách hỗ trợ lãi suất cho người mua nhà tại dự án.

Tuy nhiên ông Giang cho biết, việc này cũng chỉ áp dụng với số ít căn hộ. Theo ông Giang, về lâu dài, chính sách vốn cho NƠXH phải ổn định người dân mới có cơ hội mua nhà.

Ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, quy định với người mua nhà là phải sau 5 năm (trươc đây 10 năm-PV) mới được bán nhà khiến nhiều người muốn mua NƠXH phải quay ra tìm mua nhà thương mại. Bởi lẽ, trong 5 năm ấy có thể chủ đầu tư phá sản hay người dân mất việc, chuyển công tác hoặc phải về quê… thì làm sao đây khi tiền của họ bị kẹt cứng ở dự án đó. 

Ngoài ra, theo ông Liêm, với doanh nghiệp tư nhân, đáng ra dự án đó họ có thể bán cho vài chục ngàn đối tượng quan tâm thì nay chỉ còn vài ngàn người thuộc đối tượng mua NƠXH. Nghĩa là đầu ra bị thu hẹp, đấy là chưa kể còn nhiều thủ tục khác.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho hay, hiện vẫn còn một số rào cản về cơ chế, chính sách đối với chủ đầu tư và người mua nhà ở dành cho người có thu nhập thấp. Cụ thể, với chủ đầu tư đó là rào cản về vốn và thủ tục. Để tháo gỡ khó khăn về vốn, các chủ đầu tư phải được vay các nguồn vốn ưu đãi theo Chỉ thị 03/CT-TTg. Về thủ tục, để gỡ vướng cho khâu chấp thuận chủ trương đầu tư, Chính phủ nên phân cấp cho các tỉnh, thành tự phê duyệt tất cả các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn và Sở Xây dựng các địa phương được phân cấp thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và cấp giấy phép xây dựng các dự án nhà ở xã hội.

Đối với người mua nhà ở xã hội, phải giải quyết được gánh nặng về tài chính, trong đó, chuyện cấp thiết hàng đầu các bộ, ngành phải sớm bắt tay hỗ trợ người có nhu cầu nhà ở xã hội theo Chỉ thị 03/CT-TTg.  

Theo Bộ Xây dựng, tính đến tháng 11/2016, cả nước mới hoàn thành đầu tư xây dựng 179 dự án nhà ở xã hội tại khu vực đô thị và khu công nghiệp (tương đương 71.150 căn hộ), đạt 28% so với chỉ tiêu 250.000 căn hộ đến năm 2020 tại Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia. Còn theo báo cáo của các địa phương, đến năm 2020, nhu cầu cần có khoảng 1 triệu căn hộ, tương đương với khoảng 50 triệu m2 sàn. 

MỚI - NÓNG
Hoa khôi Dược ở Hoa hậu Việt Nam bật khóc khi nhắc tới bố làm nghề giao hàng
Hoa khôi Dược ở Hoa hậu Việt Nam bật khóc khi nhắc tới bố làm nghề giao hàng
TPO - Thí sinh Nguyễn Mai Phương chia sẻ bố mẹ cô là công nhân trồng cây, trải qua nhiều khó khăn để cô có chi phí đi học đại học. Người đẹp xúc động khi nhắc tới việc sau khi nghỉ hưu, bố cô làm thêm nghề giao hàng để kiếm thêm thu nhập. Hoa khôi Đại học Dược khẳng định cô đã nỗ lực rất nhiều tại cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 để khiến bố mẹ tự hào.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Sầu riêng Việt Nam sẽ đi đâu về đâu?

Sầu riêng Việt Nam sẽ đi đâu về đâu?

TPO - Để xây dựng sầu riêng - loại nông sản được mệnh danh là “vua trái cây” - trở thành thương hiệu quốc gia cần thiết phải rà soát lại toàn bộ hệ thống sản xuất - xuất khẩu, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi gian lận, sử dụng chất cấm... Bộ trưởng NN&MT cho rằng "nếu xác định sầu riêng là sản phẩm chiến lược quốc gia thì cũng phải có sự đầu tư thỏa đáng". 
Giật mình số 'vốn chết' khổng lồ

Giật mình số 'vốn chết' khổng lồ

TPO - Hiện quy mô nợ xấu toàn nền kinh tế đã vượt 1 triệu tỷ đồng. Số “vốn chết” khổng lồ này đang gây lãng phí nguồn lực trong bối cảnh nền kinh tế thiếu vốn và là nguyên nhân khiến mặt bằng lãi suất cho vay ở mức cao.
Báo động sầu riêng; bức xúc cả chợ Ninh Hiệp bán hàng giả

Báo động sầu riêng; bức xúc cả chợ Ninh Hiệp bán hàng giả

TPO - Trung tâm tài chính quốc tế đã làm là phải thành công; Đại biểu bức xúc vì chợ Ninh Hiệp bán công khai hàng giả, hàng nhái; hơn 10.400 người Bộ Tài chính nghỉ hưu trước tuổi; sầu riêng nhiễm chất cấm; đề xuất mức lương tối thiểu vùng sau sáp nhập tỉnh thành... là những thông tin đáng chú ý trong tuần qua.
'Con nhà đại gia' mua cổ phiếu ồ ạt

'Con nhà đại gia' mua cổ phiếu ồ ạt

TPO - Ông Nguyễn Trọng Minh, con trai ông Nguyễn Trọng Thông - cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hà Đô - muốn chi hơn trăm tỷ mua vào 4 triệu cổ phiếu HDG; ông Lê Viết Hiếu, con trai của ông Lê Viết Hải - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình - sẽ bỏ ra số tiền khoảng 3 tỷ đồng để mua vào 500.000 cổ phiếu HBC.
Giá vàng bỗng dưng 'bất động'

Giá vàng bỗng dưng 'bất động'

TPO - Sau khi Thủ tướng chỉ đạo về thị trường vàng chiều 24/5, sáng nay (25/5) giá vàng trong nước đứng im. Vàng miếng SJC vẫn neo ở mức cao 121 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 118,5 triệu đồng/lượng.