Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông nhìn từ trên cao

TPO - Công trình đường sắt trên cao Cát Linh - Yên Nghĩa (Hà Nội) đã hoàn thành trên 90% khối lượng công việc, định hình rõ ràng với 12 ga chính và dự kiến sẽ chạy thử từ tháng 9 tới.
Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông nhìn từ trên cao ảnh 1

Ga Cát Linh - Điểm đầu của tuyến đường sắt nội đô Cát Linh - Hà Đông.

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông nhìn từ trên cao ảnh 2
Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông nhìn từ trên cao ảnh 3

Ga La Thành - Sau khi xuất phát từ ga Cát Linh, tàu sẽ chạy dọc phố Hào Nam, vào ga La Thành, sau đó vòng qua phía trên hồ Hoàng Cầu.

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông nhìn từ trên cao ảnh 4

Ga Thái Hà - Ga này nằm ngay gần ngã tư Thái Hà - Yên Lãng - Hoàng Cầu

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông nhìn từ trên cao ảnh 5

Từ ga Thái Hà đường tàu được uốn cong chạy qua góc phố Yên Lãng sang đường Láng

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông nhìn từ trên cao ảnh 6
Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông nhìn từ trên cao ảnh 7

Ga Láng - Sau khi rời ga Thái Hà, đường tàu lượn vòng cung sang ga Láng. Ga Láng nằm một phần trên mặt sông Tô Lịch

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông nhìn từ trên cao ảnh 8

Sau khi rời ga Láng, đường tàu lại được uốn cong để đi vào đường Nguyễn Trãi

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông nhìn từ trên cao ảnh 9

Ga Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN). Phần đa các nhà ga được lắp đặt với mái vòm tạo cung tròn bằng khung thép lớn. Hệ thống mái sử dụng tấm lợp hút ánh sáng trời, hai cổng ra vào ga thông suốt qua ga. Ray tàu trên toàn tuyến đã được lắp đặt xong.

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông nhìn từ trên cao ảnh 10

Ga Vành đai 3: Điểm giao cắt lớn nhất của tuyến là đoạn qua ngã tư Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển - Khuất Duy Tiến, nút giao 4 tầng duy nhất tại Hà Nội gồm một đường hầm, một trục giao thông mặt đất, 2 tuyến đường trên cao.

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông nhìn từ trên cao ảnh 11

Đường tàu cơ bản đã được lắp đặt xong ray. Ray tàu có khổ 1,435 m với 2 làn ray cho 2 tàu chạy ngược chiều nhau

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông nhìn từ trên cao ảnh 12

Ga Thanh Xuân 3 

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông nhìn từ trên cao ảnh 13

Trên toàn tuyến có một số đoạn đường được thiết kế có điểm tránh cho tàu khi có sự cố cần chuyển làn

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông nhìn từ trên cao ảnh 14

Ga Hà Đông - Địa điểm gần bến xe Hà Đông cũ

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông nhìn từ trên cao ảnh 15

Ga Văn Khê - Ga này nằm ở địa điểm trung tâm của quận Hà Đông, gần bệnh viện Hà Đông, bưu điện, chợ...

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông nhìn từ trên cao ảnh 16

Ga La Khê - Ga La Khê nằm ở khu vực tiếp giáp với những khu đô thị lớn của quận Hà Đông

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông nhìn từ trên cao ảnh 17

Ga Ba La - Nằm ở khu vực có mạng lưới giao thông thuận lợi, có đường Ba La đi Vân Đình - Chùa Hương, Đường Yên Nghĩa đi Xuân Mai - Hòa Bình

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông nhìn từ trên cao ảnh 18

Khi qua khu vực Ba La, tàu sẽ vào ga Văn Khê, sau đó gặp đường rẽ tránh tàu, chờ tàu trước khi về ga cuối Yên Nghĩa.

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông nhìn từ trên cao ảnh 19

Ga bến xe Yên Nghĩa - Ga cuối của hành trình.nằm cạnh bến xe Yên Nghĩa là điểm ga số 12, nằm cuối tuyến đường sắt nội đô 2A. Dự kiến tới đầu tháng 4, toàn tuyến sẽ hoàn thiện toàn bộ phần xây lắp, trang trí kiến trúc bao gồm các nhà ga và các công trình trong khu depot và đưa vào chạy thử vào cuối tháng 9/2017.

MỚI - NÓNG