Khắc ghi thiên sử anh hùng của chiến sĩ Gạc Ma

Khắc ghi thiên sử anh hùng của chiến sĩ Gạc Ma

"Máu và thân xác các anh đã hòa cùng sóng biển nhưng tấm gương dũng cảm, mưu trí bảo vệ chủ quyền Tổ quốc của các anh sẽ mãi là những thiên sử anh hùng, bất diệt", ông Đặng Ngọc Tùng - Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã nói trong Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma sáng nay.
Anh Tấn thay mặt Ban liên lạc tặng quà cho mẹ của đồng đội đã hy sinh tại Gạc Ma nhân kỷ niệm 22/12/2014

Sống để nói tiếp lời đồng đội

TP - May mắn trở về từ Trường Sa, có gia đình nhà cửa, con cái du học, trong khi bạn bè cùng xóm trên chuyến tàu tháng 3/1988 ra Trường Sa đều nằm lại Gạc Ma bi tráng giữa tuổi thanh xuân. Người đàn ông ấy lúc nào cũng cảm thấy mình đang “sống nhờ” phần của đồng đội. Thế nên, người cựu binh 49 tuổi, tóc luống bạc, luôn tất bật chăm lo cho gia đình đồng đội cũ, như việc của nhà mình, như bổn phận, như trả ơn… 
Tàu KN 951 sau khi bị 7 tàu Trung Quốc đâm va, phun vòi rồng ngày 23/6. Ảnh: Việt Cường

Cựu binh Gạc Ma kể chuyện lao tù Trung Quốc

TP - Sau khi nổ súng cưỡng chiếm đảo Gạc Ma và bắn chìm tàu HQ 406 vào ngày 14/3/1988, quân đội Trung Quốc đã bắt giữ nhiều chiến sỹ của ta sống sót trôi dạt trên biển làm tù binh, giam giữ hơn 3 năm ở bán đảo  Lôi Châu để tra hỏi.
Chiến sĩ Hải quân ngày đêm canh giữ trên đảo Cô Lin. Ảnh: Tuấn Cường

Nước mắt Gạc Ma và bằng chứng hùng hồn của những người lính đảo

TP - Trường Sa hôm nay sầm uất như một thành phố giữa biển Đông. Để bảo vệ chủ quyền quần đảo thiêng liêng ấy, nhiều chiến sĩ Quân đội Việt Nam đã anh dũng ngã xuống. Cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền Tổ quốc của các chiến sĩ Hải quân Việt Nam ngày 14/3/1988 như lời nhắc nhở: Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam, thế hệ con cháu Việt Nam có trách nhiệm đấu tranh bảo vệ, gìn giữ chủ quyền.
Thả vòng hoa với hình quốc kỳ Việt Nam trên biển để tưởng niệm. Ảnh; Vnexpress

Thả hoa đăng tưởng niệm Gạc Ma

TP - Tại Đà Nẵng, các cựu chiến binh, nguyên cán bộ chiến sỹ Trung đoàn 83 Công binh, Quân chủng Hải quân Việt Nam (Nay là Lữ đoàn 83 Công binh- E83) vừa tổ chức lễ tưởng niệm 64 liệt sỹ trong trận chiến giữ đảo đá Gạc Ma, quần đảo Trường Sa 26 năm trước, ngày 14/3/1988. 
Các bãi Cô Lin, Gạc Ma, Len Đao trong cụm đảo Sinh Tồn

Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin: Ngày 14/3/1988 bi tráng

TPO - Trong trận chiến ngày 14/3/1988 tại các bãi san hô Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao, chúng ta mất 64 người, bị bắn chìm, bắn cháy 3 tàu. Nhưng những người lính Việt Nam anh hùng không bỏ chạy, không bỏ đảo, không bỏ đồng đội. Quốc kỳ Việt Nam vẫn tung bay trên bãi Len Đao và bãi Cô Lin.
Chị Trang và chị Trang Thu, em dâu anh Tuấn thắp hương ở Tượng đài Cam Ranh

Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin trong Chiến dịch Chủ quyền 88

TPO - Báo Tiền Phong trở lại với Chiến dịch CQ88 (Chủ quyền 88), với sự kiện xảy ra ngày 14/3/1988 tại các đảo Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bằng câu chuyện về liệt sĩ Võ Đình Tuấn, từng được Tiền Phong nhắc tới...
Bà Huỳnh Thị Kế khóc nức khi có người gọi tên con trai.

Hội ngộ Gạc Ma

Những người lính Gạc Ma năm xưa và thân nhân của các chiến sĩ đã hy sinh trong trận chiến ở Trường Sa 26 năm trước, hội ngộ trong niềm xúc động và ấm áp khi nghe tin những anh hùng Gạc Ma sẽ được xây đền tưởng niệm.