Việt Nam đối mặt dịch cúm gia cầm trên người

Bộ Y tế khuyến cáo người dân không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc; không ăn tiết canh và sử dụng các sản phẩm chưa được chế biến hợp vệ sinh.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc; không ăn tiết canh và sử dụng các sản phẩm chưa được chế biến hợp vệ sinh.
TP - Bộ Y tế cho biết, cùng với nguy cơ dịch cúm A/H7N9 có khả năng xâm nhập vào Việt Nam qua đường biên giới với Trung Quốc thì hiện nay nước ta cũng đang đối phó dịch cúm gia cầm H5N1 có nguy cơ bùng phát trở lại.

Trước thực trạng nhiều hộ gia đình sống trong nội thành Hà Nội nuôi gà tại gia, ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, theo quy định của thành phố, các hộ gia đình nội thành không được chăn nuôi nhỏ lẻ, giết mổ gia cầm tại gia đình nhằm ngăn chặn dịch cúm gia cầm và đảm bảo vệ sinh thú ý.

Theo ông Cảm, Việt Nam đang đối mặt cúm A/H7N9 từ biên giới Trung Quốc và dịch cúm gia cầm A/H5N1đang diễn ra tại Việt Nam nên việc chăn nuôi gia cầm tại các hộ gia đình trong nội thành sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho người vì không được kiểm soát thú y.

Liên quan dịch cúm gia cầm, Bộ Y tế vừa có công điện số 441/CĐ-BYT gửi Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư về việc đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống và sẵn sàng ứng phó dịch bệnh do cúm A/H7N9 các chủng virus cúm lây từ gia cầm sang người.

Bộ Y tế cho biết, cùng với nguy cơ dịch cúm A/H7N9 có khả năng xâm nhập vào Việt Nam qua đường biên giới với Trung Quốc thì hiện nay nước ta cũng đang đối phó dịch cúm gia cầm H5N1 có nguy cơ bùng phát trở lại.

Trong tháng qua, cả nước ghi nhận hai trường hợp tử vong do cúm A/H5N1 tại tỉnh Bình Phước và Đồng Tháp. Trước tình hình đó, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư tăng cường giám sát dịch bệnh cúm A/H7N9, cúm A/H10N8, cúm A/H6N1 và cúm A/H5N1 tại các cửa khẩu và tại cộng đồng.

Cùng với đó mở rộng việc thu thập các mẫu bệnh phẩm từ các trường hợp viêm phổi nặng nghi do virus tại các bệnh viện, đặc biệt các trường hợp có tiền sử đi về từ khu vực có dịch hoặc tiếp xúc với gia cầm.

Nếu phát hiện trường hợp nghi ngờ, tổ chức điều trị, cách ly sớm, cấp cứu kịp thời không để xảy ra tử vong và triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan rộng, kéo dài. Thông qua giám sát chủ động theo dõi sự biến chủng của virus cúm gia cầm lây bệnh sang người.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc; không ăn tiết canh và sử dụng các sản phẩm chưa được chế biến hợp vệ sinh.

Các địa phương đẩy mạnh công tác kiểm tra liên ngành, thực hiện điều tra ngăn chặn và bắt giữ gia cầm nhập lậu qua biên giới, xử lý nghiêm các hộ kinh doanh trái phép, không để hiện tượng buôn bán gia cầm và các sản phẩm gia cầm không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc trên thị trường, đặc biệt gia cầm tại các chợ đầu mối.

Lên kế hoạch và tổ chức tốt việc vệ sinh, tiêu độc, khử trùng định kỳ tại các chợ bán gia cầm sống theo hướng dẫn của ngành thú y nhằm hạn chế tối đa sự lưu hành của các chủng virus cúm gia cầm trong môi trường có thể lây sang người.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.