Nghệ sĩ Xuân Hinh: 'Tôi nể và sợ vợ'

Danh hài tâm sự ông chả tội gì làm vợ giận và luôn nghe lời bà xã để "yên cửa yên nhà" .

"Vua hài đất Bắc" - nghệ sĩ Xuân Hinh - hiếm khi kể chuyện gia đình trước truyền thông. Vì thế, ít người biết rằng ông có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc với vợ và hai con - một trai một gái. Nghệ sĩ tâm sự ông là người rất nghe lời vợ. Hơn 20 năm, vợ chồng ông hiếm khi to tiếng với nhau. Khi ai đó bảo ông sợ vợ, Xuân hinh không chối bỏ.

"Ở nhà bà ấy thu phục hết con cái về phe mình. Nay mai có dâu có rể nữa thì 'năm đánh một không chột cũng què'. Tiền nong của nả bà ấy cầm sạch chả còn cái gì. Đi hát, đi múa về đưa tiền cho bà ấy phải đưa hai tay. Sợ quá chứ còn gì nữa. Nhưng tôi cứ 'MK', nghĩa là mặc kệ. Bà ấy nấu cơm nấu nước cho ăn. Giờ vợ mà dỗi bỏ đi thì ai nấu cho. Đi thuê ngoài lại tốn đống tiền. Tính ra kinh tế thì thôi cứ ngậm đắng nuốt cay", Xuân Hinh đùa.

Nghệ sĩ Xuân Hinh: 'Tôi nể và sợ vợ' ảnh 1

NSƯT Xuân Hinh mang lại tiếng cười cả trên sân khấu lẫn đời thường. Ảnh: Trần Quang.

Vợ Xuân Hinh thuộc mẫu phụ nữ ít nói, nhẹ nhàng. Lần duy nhất Xuân Hinh khiến vợ nổi giận là khi ông về khuya mà lại... vào nhầm nhà hàng xóm. Thấy vợ giậm chân nói: "Nhà mà còn đi nhầm", ông bảo: "Ối giồi, bà soi gương lại cái mặt mình đi. Nhạt nhẽo lắm rồi. Giờ tôi nhìn mặt bà có khi còn nhầm chứ nói gì cái nhà. Bà thông cảm". Nghe vậy, vợ ông bỏ vào trong. Nam nghệ sĩ cười phá lên khi kể đến đoạn này.

Nam nghệ sĩ bảo kiểu "lạt mềm buộc chặt" của vợ ông có tác dụng lớn. Cũng bởi vợ không nói nhiều, không hay nổi điên nên chỉ cần khi nào thấy tiếng bước chân bà nằng nặng trong nhà, Xuân Hinh tự biết đường mà tìm cách xoa dịu.

Nghệ sĩ tự hài hước hóa mối quan hệ của ông: "Ngày xưa tôi bị bà ấy trói đấy chứ. Bà ấy là gái Hà Nội, nhà cũng khá giả. Mình 'Việt kiều' Bắc Ninh ra, đi xe đạp, mặc áo chim cò bay lơ phơ, giọng thì cứ lên cao thất thanh. Thế mà không biết làm sao tự dưng lại đến với nhau".

Cười đùa là vậy nhưng trong từng câu nói nghệ sĩ luôn dành sự yêu thương cho vợ con. Ông tự hào đã tìm được đúng người phụ nữ như mong muốn: không làm nghệ thuật, không nói nhiều, không có "máu điên" và rất tốt. "Tôi nói một thì bà ấy nói nửa thôi, thậm chí không nói gì mới kinh. Nhưng tôi chỉ nói 'đúng' đến lúc này thôi, chứ tí về mà bà ấy đuổi ra khỏi nhà thì tôi không dám nói nữa. Biết đâu được, có tuổi rồi, tính khí thất thường lắm". ông hóm hỉnh.

Nghệ sĩ Xuân Hinh: 'Tôi nể và sợ vợ' ảnh 2

Xuân Hinh bên con trai Xuân Quang, con gái Bảo Linh và vợ Nguyễn Phương Lan (từ trái qua). Ảnh: Chí Linh

Vợ chồng Xuân Hinh có hai con - con gái lớn đang theo học ngành truyền thông bên Mỹ, con trai út học lớp 12. Xuân Hinh khoe cậu con trai học giỏi Văn, Sử. Cả hai con đều có khiếu nghệ thuật nhưng không đi theo con đường của bố. Ông quan niệm không cần con phải làm chức vụ gì to trong tương lai, quan trọng nhất là phải làm tốt công việc đã chọn. Vợ chồng ông quý tình cảm gia đình. "Sáng ra, chỉ cần con hỏi han 'đêm qua bố ho à', thế là mình thích", Xuân Hinh nói.

Khán giả là động lực để Xuân Hinh dù có tuổi vẫn hăng say đi diễn.

Hơn 40 năm làm nghề, ông thành công với nhiều vở diễn như: Người ngựa, ngựa người, Lý Toét xử kiện... Ở đó có thân phận của người phu xe, kẻ ăn mày... "Tiếng cười đượm nước mắt mới là tiếng cười hay. Khán giả ngày hôm nay vẫn còn nhớ đến Xuân Hinh, tôi nghĩ là vì thế", Xuân Hinh nói.

Nghệ sĩ kể lắm lúc ra đường cứ ai vẫy là vào. Trước đây, khi còn ở nhà chung cư, Xuân Hinh đi từ đầu hành lang này tới hành lang kia mãi không về được nhàSau này, vợ ông bắt "hạ thổ", mua nhà riêng.

Nghệ sĩ nhớ những người dân ra "xí chỗ" ở sân khấu từ 17h để đến 19h được xem ông diễn. Hay những phụ nữ dân tộc bỏ chồng con ở nhà, đi bộ từ 15h chiều đến tối để xem Xuân Hinh rồi 3h sáng hôm sau mới về được đến nhà. "Khán giả cứ thích người nghệ sĩ phải mới. Nghe hát văn rồi lại đòi xem hầu đồng. Xem video rồi lại thích xem 'tươi sống'. Thế thì mình cứ phải làm thôi", Xuân Hinh nói.

Tếu thì cực tếu nhưng sau những tiếng cười, Xuân Hinh có lúc chùng xuống, nhất là trong những suy tư về nghề. Xuân Hinh sinh năm 1960, trong một gia đình bảy anh chị em ở Bắc Ninh. Thuở nhỏ, vì nhà nghèo, ông phải đi buôn từ con chó, con lợn để kiếm sống và có tiền ăn học. Hiện ngôi nhà cũ của Xuân Hinh ở Bắc Ninh vẫn còn được giữ để nhắc nhớ về thời cơ hàn.

Nghệ sĩ Xuân Hinh: 'Tôi nể và sợ vợ' ảnh 3

Xuân Hinh vốn không định tổ chức liveshow nhưng nhờ vợ con động viên, các nghệ sĩ và mạnh thường quân ủng hộ nhiệt tình nên ông bắt tay vào làm.

Đam mê nghệ thuật từ bé, Xuân Hinh trúng tuyển vào Đoàn Dân ca Quan họ Bắc Ninh năm 17 tuổi. Nghệ sĩ gắn bó bảy năm với đoàn trước khi thi đỗ vào trường Sân khấu - Điện ảnh. Ông ví thời kỳ đầu theo đuổi con đường nghệ thuật của mình như đời của anh Kép Tư Bền trong truyện Nguyễn Công Hoan, lên sân khấu mua vui cho người nhưng phận mình thì cơ cực.

"Tôi đã phải trải qua những cay đắng, buồn phiền để có được tiếng cười phục vụ  khán giả. Trong cuộc sống nhiều cực nhọc, tiếng cười của mình vỗ về họ đi qua thăng trầm, buồn tủi. Người ta chỉ chán tiếng khóc chứ không ai chán tiếng cười", ông nói về nghề.

Giữa cuộc trò chuyện, Xuân Hinh cao hứng cất lên những câu hát văn mà ông tâm đắc về kiếp hề chèo: "Quanh quanh chỉ cái kiếp hề/ Cười cười cợt cợt tỉnh mê mê/ Hề khóc cho đời, đời đâu biết/ Gọi cho đời tỉnh, đời vẫn mê".

Xuân Hinh đang tất bật chuẩn bị cho liveshow "Kẻ chọc cười dân dã" - chương trình đầu tiên đánh dấu 40 năm làm nghề của ông, diễn ra vào ngày 5/10.

Ông khoe đã giảm được 1,5 kg và phấn đấu giảm 4 kg cho đến lúc chương trình diễn ra. Xuân Hinh phân bua ông muốn gầy để đóng vai nghèo khổ, ăn mày cho hợp, kẻo lúc xuất hiện lại phải đứng cãi nhau với khán giả vì "nghèo gì mà béo trục béo tròn thế kia".

Trong liveshow sắp tới, nghệ sĩ đầu tư cho màn diễn 12 phút tái hiện phần lớn vai hề chèo đóng đinh với ông như: Cu Sứt, thầy bói, hề mồi, hề gậy, thầy đồ dạy học... Xuân Hinh cũng sẽ hát quan họ để tri ân quê hương ông. "Mình sinh ra ở đất quan họ thì nên làm những gì đẹp nhất cho quan họ", nghệ sĩ nói.

Các tiết mục hát xẩm, hát văn cổ sẽ được ông làm mới trên sân khấu. Ngoài ra, Xuân Hinh kết hợp Bằng Kiều, Tùng Dương và tái hợp Thanh Thanh Hiền trong tiểu phẩm Người ngựa, ngựa người...

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Bữa cù kì với người nuôi biển

Bữa cù kì với người nuôi biển

TP - Có những bữa ăn không chỉ để no, mà để nhớ. Nhớ cái khoảnh khắc ngồi giữa mênh mông vịnh biển, gió mặn mòi phả vào mặt, mây thấp lững lờ trên đầu, và trước mặt là những món quà, những ngư dân mộc mạc của biển cả.
Buông câu bên mạn thuyền trên vịnh Ảnh: Nguyễn Tuấn

Câu đêm trên Bái Tử Long

TP - Hè về, gió Nam bắt đầu thổi rì rào qua mặt vịnh và trời chiều kéo dài thêm ánh sáng, người ta thường rủ nhau đi câu mực đêm. Tôi nghe lời rủ của một người bà con ở đảo Quan Lạn, lập tức gật đầu như thể chờ điều ấy từ lâu.
Tác giả trải nghiệm lái ca nô ở biển Vân Đồn

Một thoáng Vân Đồn

TP - Tôi đến Vân Đồn (Quảng Ninh) như một khách phương xa, nhưng lại mang tâm thế của kẻ đã thuộc về nơi ấy tự bao giờ. Câu thơ của cụ Nguyễn Trãi gần 600 năm trước khi qua vùng biên cương gấm vóc vang vọng đâu đây, như thúc giục: “Đường Vân Đồn núi rồi lại núi - Kỳ quan này đất nối trời xây”.
Tâm thế cán bộ, nhân dân Tây Nguyên sau sáp nhập

Tâm thế cán bộ, nhân dân Tây Nguyên sau sáp nhập

TPO - Sau nhiều ngày vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền cấp xã mới, không khí tại các địa phương ở Tây Nguyên trở nên sôi động, khẩn trương, đầy kỳ vọng. Sự thay đổi về bộ máy đang kéo theo chuyển động tích cực từ cơ sở, cán bộ gần dân hơn, lắng nghe nhiều hơn. 
Hòn Cấm vẫn uy nghiêm tồn tại hàng trăm năm nay theo kiểu làng trong rừng và rừng giữa làng. Ảnh: Trương Định

Hòn Cấm - báu vật của làng

TP - Từ bao đời nay, ở vùng thượng nguồn sông Kôn của tỉnh Bình Định, đoạn chảy qua thôn Tiên Hòa (xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Thạnh) có một cánh rừng không cần rào chắn, không người canh giữ, nhưng vẫn nguyên vẹn.
Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

TP - Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa (xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) còn được biết đến với tên gọi thân thương: làng Gà. Thôn hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".
Nụ cười trẻ thơ ngày chiến thắng tại sân bay Mỹ Tho Ảnh: Trần Nhã

'Tao là nhà báo'!

TP - “Tao là Nhà báo!”. Câu nói đầy khí phách của phóng viên Nguyễn Thanh Long (Sóc Trăng) khi bị thương, sa vào tay địch trong đợt Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 tại Bạc Liêu khiến đối phương phải nể phục. Ông bị đày ra Côn Đảo, trao trả khi có Hiệp định Paris 1973, lại tiếp tục nghề báo đến ngày toàn thắng.
Là chuyên viên Ban Xây dựng Đoàn, chị Vũ Thị Ngân Hà luôn chủ động viết những tin, bài tuyên truyền về các hoạt động của Đoàn Thanh niên tỉnh Điện Biên

100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam: Những người viết báo tay ngang

TP - 100 năm qua, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là sự nghiệp của những nhà báo chuyên nghiệp mà còn có sự đóng góp của những người viết không chuyên. Những bài báo của họ được viết ra từ thao trường, chốt gác hay những buổi sinh hoạt Đoàn nên chất liệu thực tế đậm đặc và thấm đẫm tinh thần báo chí chân chính: khách quan, nhân văn và vì lợi ích chung.
Bạn trẻ lựa mua vải đầu mùa

Mùa vải chín

TP - Vào một ngày đầu hạ, khi trời còn vương chút mát lành của những cơn mưa đêm, anh bất chợt thấy trên con phố Giải Phóng xuất hiện những chiếc xe ô tô con nhỏ, chở đầy vải từ quê lên.