Nguyễn Quang Dũng: Khó ai thay thế được Hoài Linh

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng tin đây là phim tạo sự thay đổi trong sự nghiệp diễn xuất của Hoài Linh.
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng tin đây là phim tạo sự thay đổi trong sự nghiệp diễn xuất của Hoài Linh.
TPO - Phá bỏ hình ảnh hài hước vốn thấy trong nhiều vở kịch và phim hài, Hoài Linh xuất hiện trong “Dạ cổ hoài lang” với tạo hình, tâm trạng khác lạ và giàu cảm xúc. Trong cuộc trò chuyện với Tiền Phong, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng chia sẻ thêm về NSƯT Hoài Linh và quá trình lặn lội "săn tuyết" để quay phim. 

Cơ duyên nào đưa anh tới dự án Dạ cổ hoài lang?

Tôi xem vở kịch này khi còn là sinh viên sân khấu điện ảnh hơn 20 năm trước. Trong thời cuộc phim điện ảnh hiện nay rất nhiều và cần tìm nguồn kịch bản khác, cũng như đến lúc nào đó cảm thấy không thể tự viết kịch bản mãi được, lúc này tôi nhớ ra “Dạ cổ hoài lang” nhiều cảm xúc và thú vị. Tôi nghĩ ủa sao kịch bản hay như vậy sao chưa ai làm phim.

Tôi nghĩ rằng nhiều người muốn làm kịch bản này nhưng thực sự 5-10 năm trước rất khó thực hiện do câu chuyện gần như hoàn toàn xảy ra ở nước ngoài. Điện ảnh của mình thời đó khó có điều kiện ra nước ngoài làm phim, giờ có điều kiện hơn rồi. Tôi cũng thấy thị trường phim hiện nay thiếu và cần những phim đằm hơn và có nhiều cảm xúc chân thật hơn.

Anh nói thời điểm này cần phim trầm lắng, nghĩa là anh chuyển sang dòng phim bớt tính giải trí thị trường đơn thuần?

Thực ra tôi mong “Dạ cổ hoài lang” là phim thị trường, không mong nó là phim nghệ thuật kiểu dự liên hoan hay được giải. Nhưng thị trường cũng thay đổi, giống như mình thích ăn phở nhưng ăn riết lại muốn ăn khô, mắm có lúc lại ăn pizza. Mình cũng không biết tới thời điểm nào người ta cần, người ta thấy thiếu. Nhiều khi mình thấy thiếu nhưng người ta chưa thấy thiếu, chưa cần.

Tôi nghĩ một thị trường cần đa dạng chứ thật ra phim ăn khách rơi vào công thức gần giống nhau nhiều quá, khó cho khán giả cũng như người làm nghề. Với tôi khi có phim hoặc thử thách bản thân thành công thì nó có nhiều lợi thế: Tạo động lực cho người làm phim dám làm điều gì đó khác đi và được chấp nhận, tạo niềm tin cho nhà sản xuất và đầu tư bỏ tiền cho các dự án như thế này.

Trước đây khi tôi bắt đầu làm phim thị trường- trước đó hầu như phim Việt Nam là phim tuyên truyền - tôi thấy phim cần khán giả, thế hệ đạo diễn chúng tôi làm mọi cách kéo khán giả tới rạp. Mười năm qua mình cũng góp phần làm được điều đó, rồi đến lúc mình cảm thấy cần làm gì khác nữa, tạo bước ngoặt nữa. 

Anh có sợ người ta xem phim với tâm thế so sánh với vở kịch nổi tiếng từ 20 năm trước?

Tôi nghĩ không tránh khỏi, kể cả phim làm từ tiểu thuyết hay truyện. Vở kịch đó không chỉ nổi tiếng 20 năm trước mà vẫn diễn cho tới bây giờ. Mỗi loại hình có thế mạnh và thế yếu riêng, nó cũng hỗ trợ nhau. Nếu phim thành công người ta trở lại xem kịch cũng tốt, những người yêu kịch tò mò xem phim. Đương nhiên đối tượng xem kịch không đông như phim, tôi nghĩ còn nhiều khán giả chưa xem kịch.

Nguyễn Quang Dũng: Khó ai thay thế được Hoài Linh ảnh 1

 Đôi bạn Hoài Linh-Chí Tài trong câu chuyện về hai ông già xa xứ, lạc lõng

Anh từng nói một vở kịch cách nay hơn 20 năm nhưng anh đưa tới góc nhìn mới, cụ thể là gì?

Bối cảnh bộ phim cũng đặt ở năm 1995 không phải thời hiện nay. Tác giả kịch bản gốc nhìn ở góc nhìn hai ông già xa xứ, lạc lõng thì ở bộ phim này phim có tiếng nói của cô cháu gái, có sự chia sẻ của người làm phim đối với nhân vật ông bố. Trong vở kịch không có nhân vật này mà chỉ xuất hiện qua lời kể như đi làm tối ngày, vì sao không muốn con mình là người Việt Nam. Khán giả xem phim hiểu rõ tâm tư của ông bố hơn.

Anh mời Hoài Linh ngoài yếu tố là tên tuổi bán vé còn vì điều gì?

Thứ nhất là tài năng. Đối với tôi anh Hoài Linh là người tài năng, chất Nam bộ đậm đặc. Thật ra anh Hoài Linh từng làm với tôi trong “Nụ hôn thần chết”, tôi thấy khả năng diễn xuất của anh rất tốt, ngay tiểu phẩm hài, phim hài đều có những khoảnh khắc đóng chính kịch tốt. Điều quan trọng nữa, anh Hoài Linh có trải nghiệm nhiều năm ở hải ngoại, điều đó tôi thiếu và không phải diễn viên nào cũng có được. Phim này về đôi bạn nên đôi bạn ngoài đời Hoài Linh-Chí Tài dễ diễn hơn, cho đạo diễn thêm chi tiết về tình bạn riêng tư. Tôi nghĩ sẽ thú vị hơn cho bộ phim.

Nguyễn Quang Dũng: Khó ai thay thế được Hoài Linh ảnh 2

Cảnh quay đồng quê đẹp trong "Dạ cổ hoài lang"

Có lúc nào anh mệt mỏi chạy theo diễn viên ngôi sao với lịch làm việc kín đặc?

Ngôi sao ở đâu cũng vậy (cười). Lúc chưa biết tôi quay “Dạ cổ hoài lang” anh nửa đùa nửa thật: Chừng nào em làm phim kêu anh qua casting. Tôi bảo: “Anh bận thấy mồ sao kêu anh casting, nếu kêu anh đi đóng mà sắp xếp được là hay lắm rồi. Chỉ cần trong thời gian quay phim anh đừng làm gì khác, tập trung làm phim là em mừng rồi”. Sau đó anh ấy sắp được khoảng lịch rất dài dành cho phim, điều đó làm tôi thấy cảm động và cho thấy quyết tâm của anh ấy đối với bộ phim. Nhờ điều đó làm cho tôi tin tưởng anh Linh muốn có sự thay đổi trong sự nghiệp.

Nếu không phải Hoài Linh tham gia liệu có làm khó cho anh?

Khó chứ. Thứ nhất cho dù chúng ta làm phim về người già hay thời xưa thì đối tượng xem phim không phải thời xưa hay người già, chính là thế hệ bây giờ cho nên diễn viên cần diễn xuất hiện đại, đương đại. Và dù là phim thị trường hay nghệ thuật thì cũng cần ngôi sao cỡ đó mới thu hút.

Một người có nhiều thứ cộng lại: tên tuổi, thế mạnh về phòng vé, có tài năng và có trải ngiệm cuộc sống nước ngoài - từng cái dễ nhưng đủ hết khó ai được như Hoài Linh. Nếu anh không nhận lời chúng tôi sẽ đi tìm chìa khóa khác, nhưng có thể nó ra phim khác, đáp ứng đủ yêu cầu như thế thì khó ai thay thế Hoài Linh.

Nguyễn Quang Dũng: Khó ai thay thế được Hoài Linh ảnh 3

Will và Đình Hiếu trong "Dạ cổ hoài lang"

Hoài Linh-Chí Tài đóng đinh diễn xuất sân khấu, anh có e ngại điều này khi quay phim điện ảnh?

Mọi người hay nghĩ diễn theo kiểu sân khấu, kiểu điện ảnh. Nhiều diễn viên sân khấu qua điện ảnh thành công chẳng hạn như Tom Hanks. Cho dù diễn xuất kiểu gì thì cảm xúc thật sẽ truyền tới người xem. Cái khó ở phim này lại nằm ở chỗ rất nhiều thoại. Cho nên khó nhất là làm sao thoại mà không gây cảm giác đang ghi hình lại vở kịch. Khi khán giả xem sẽ thây Hoài Linh biết tiết chế, kìm nén cảm xúc.

Hoài Linh là diễn viên ngôi sao và giàu kinh nghiệm rồi, còn dàn diễn viên trẻ thì sao?

Trẻ cũng ngôi sao mà (cười). Tôi nghĩ Will là ngôi sao, Đình Hiếu là ngôi sao mới nổi thành công một vài phim gần đây. Oanh Kiều đóng nhiều phim truyền hình, trong phim này vai không có nhiều đất diễn nhưng cô ấy đạt được vai diễn vừa phải không làm khó diễn viên. Nhìn gương mặt của cô ấy thấy vẻ đẹp miền quê, thuyết phục được tôi. Vai của Will rất đố kỵ ghen tị với bạn nhưng ứng xử cuối cùng vẫn là tình bạn cho nên có nhiều đất diễn.

Phim đậm chất Nam bộ có khi không thuyết phục khán giả ngoài Bắc bởi gu thưởng thức rất khác?

Khác chăng một vài câu thoại, từ địa phương có thể bớt hài hơn chứ tinh thần chung chắc không khác. Phim về nỗi niềm xa xứ, những kỷ niệm nên có thể dễ được chia sẻ và đồng cảm. Không chỉ những người xa xứ, tôi nghĩ người ở làng quê lên thành thị lập nghiệp cũng có thể có sự đồng cảm. Ngoài ra trong kịch bản phim cũng có mâu thuẫn giữa các thế hệ, cái đó rất đặc trưng của người Việt và khán giả thấy thú vị.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.