3 nữ sinh đất võ được tuyển thẳng đại học

Lần đầu tiên 3 học sinh của tỉnh Bình Định được tuyển thẳng vào ĐH Y dược TPHCM. Hiện 3 em đang học lớp Y học dự phòng - Khoa Y tế Công cộng Trường ĐH Y dược TPHCM.

Đó là 3 nữ sinh: Nguyễn Thị Phương Thảo, Trần Thị Phương Linh và Lê Thị Hồng, đều học lớp 12 Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Hoài Ân, Bình Định). Các em được tuyển thẳng vào Khoa Y tế công cộng - Trường ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh năm học 2014-2015 với đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu đặc điểm di truyền bệnh thận đa nang bằng phương pháp phả hệ”, do thầy Phan Chí Quốc Hùng, Tổ trưởng Tổ Hóa-Sinh-Công nghệ Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm hướng dẫn. 

3 nữ sinh đất võ được tuyển thẳng đại học nhờ nghiên cứu khoa học

 Từ trái qua: Lê Thị Hồng, Trần Thị Phương Linh, Nguyễn Thị Phương Thảo và thầy giáo hướng dẫn được vinh danh tại cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp quốc gia, tháng 3/2014. 

Con nhà nông đam mê nghiên cứu khoa học

Năm 2014 là lần thứ 2 Việt Nam tổ chức cuộc thi “Nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh bậc THPT”. Lần đầu tiên tỉnh Bình Định có đề tài tham gia, cũng là lần đầu tiên các học trò ở một trường ở huyện nghèo của huyện miền núi Hoài Ân tham dự. Thế nhưng, kết quả thật bất ngờ, 3 cô học trò Thảo, Linh và Hồng vốn là học sinh con nhà nông lại đạt thành tích để rồi được tuyển thẳng vào Trường ĐH Y dược TPHCM.

3 nữ sinh đất võ được tuyển thẳng đại học nhờ nghiên cứu khoa học

Lần đầu tiên 3 học sinh tỉnh Bình Định được tuyển thẳng vào ĐH Y dược TPHCM bằng nghiên cứu khoa học. 

Bạn Phương Thảo, trưởng nhóm nhớ lại: “Khi đọc thông báo của Sở GD-ĐT gửi về trường về cuộc thi nghiên cứu khoa học (NCKH) trong học sinh THPT. Khái niệm NCKH quá xa lạ với những đứa học trò ở vùng quê nghèo như tụi em chỉ biết đồng ruộng cùng cha mẹ. Nhưng sau đó phần vì sự tò mò về đặc điểm bệnh di truyền có liên quan đến chương trình môn Sinh học lớp 12. Thêm vào đó, được sự hướng dẫn tận tình của thầy Hùng nên chúng em quyết tâm bắt tay vào thực hiện đề tài”.

Có ý tưởng, đặc biệt với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Phan Chí Quốc Hùng, 3 học sinh Thảo, Hồng và Linh bắt đầu “tập làm” nhà NCKH với công trình: “Nghiên cứu đặc điểm di truyền bệnh thận đa nang tại Hoài Ân bằng phương pháp phả hệ”.

Lần đầu tiên tiếp cận với những kiến thức khoa học mới mẻ khiến 3 cô học trò nhỏ này gặp không ít khó khăn và phải mất 6 tháng trời ròng rã để hoàn thành đề tài. Phương Thảo, chia sẻ: “Thời gian chúng em thực hiện đề tài dự thi đúng vào thời điểm đang thi học kỳ lại là năm cuối cấp nên việc ôn thi tốt nghiệp và đại học khá vất vả. Vì vậy, dựa trên cơ sở đề tài đưa ra chúng em giải quyết từng vấn đề một. Dù việc thực hiện đề tài quả là rất khó nhưng dưới sự hướng dẫn của thầy Hùng cả 3 đều quyết tâm theo đuổi đến cùng”.

Từ đó, sau mỗi giờ học chính thức trên lớp, 3 bạn đạp xe đến từng nhà người mắc bệnh đa nang hoặc có triệu chứng của bệnh để tìm hiểu, lấy thông tin ghi chép cẩn thận. “Ban đầu chúng em gặp nhiều khó khăn khi tìm hiểu thông tin về dòng họ mắc bệnh, họ rất ngại khi cung cấp thông tin bệnh tật. Tuy nhiên, cả 3 không bỏ cuộc sau thời gian mở lòng nói về việc nghiên cứu của nhóm. Cuối cùng chúng em đã được 51 người ở địa phương nói về căn bệnh”.
Cuối tháng 3/2014, ba em bảo vệ đề tài: “Khi đứng trước hội đồng ban giám khảo, cả 3 đều rất lo lắng, hồi hộp nhưng chúng em đã vượt qua”, Thảo chia sẻ. 

Kết quả thật bất ngờ, với đề tài dự thi này, 3 em đã đạt giải Ba cấp quốc gia và được tuyển thẳng vào Trường ĐH Y dược TPHCM - khoa Y tế công cộng.

Thầy Phan Chí Quốc Hùng, người hướng dẫn đề tài cho nhóm, cho biết: “Tôi từng làm nhiều đề tài NCKH, biết được cái hay của việc nghiên cứu nên vừa khuyến khích vừa hướng dẫn các em làm. Dù các em không phải là học sinh giỏi của trường, cũng như các điều kiện học tập, nghiên cứu như học sinh ở thành phố nhưng quan trọng là em có sự đam mê, kiên trì theo đuổi đến cùng. Tôi hi vọng ở môi trường đại học sẽ là điều kiện tốt để các em tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để giúp ích cho xã hội”.

Cô sinh viên nghèo có ý định từ bỏ giấc mơ giảng đường

Một điểm chung là cả 3 em đều xuất thân là con nhà nông. Trong đó, riêng hai bạn Thảo và Hồng lại có hoàn cảnh khá đặc biệt, đều không còn cha, gia đình thuộc diện hộ nghèo. Cuộc sống chỉ dựa cả vào người mẹ nghèo ngày đêm cần cù lao động để chắt chiu từng đồng tiền lẻ để nuôi con ăn học với hi vọng con thành tài. 

3 nữ sinh đất võ được tuyển thẳng đại học nhờ nghiên cứu khoa học

Hiện tại em Hồng (bên trái) có ý định phải nghỉ học do gia đình quá nghèo để đi làm thêm đỡ đần cho mẹ chắm sóc bà ngoại và em trai ăn học.

Với Thảo - mẹ em là bà Nguyễn Thị Ai (54 tuổi) - góa bụa từ khi ngoài 20 tuổi, một mình nuôi con, nuôi mẹ già thường hay đau bệnh vì tuổi cao. Nguồn thu nhập chính của gia đình chỉ trông chờ vào một sào ruộng nên cuộc sống thiếu trước hụt sau. Dù là phụ nữ, sức khỏe cũng đã yếu nhưng để có tiền lo cho con ăn học, ngoài làm ruộng bà tranh thủ làm phụ hồ kiếm thêm thu nhập.

Năm trước, khi nhận tin Thảo được tuyển thẳng vào ĐH Y dược TPHCM, bà Ai vui mừng cười ra nước mắt. Niềm vui cũng nhiều nhưng đằng sau đó là sự lo âu của người mẹ nghèo bởi Thảo vào Sài Gòn học sẽ vô cùng tốn kém. “Mình ở nhà rau cháo qua ngày cũng xong, tất cả vì con cái. Nhưng thú thật, nếu không có cơ sở thẩm mỹ viện Xuân Trường TPHCM nhận giúp đỡ cháu thì tôi cũng không đủ sức nuôi cháu ăn học tiếp”, mẹ Thảo cho biết.

Với em Lê Thị Hồng cũng có gia cảnh giống như Thảo, mẹ góa con côi, gia đình thuộc diện hộ nghèo. Sau Hồng còn cậu em trai đang học lớp 10 và bà ngoại đã ngoài 80 tuổi lại thường xuyên đau bệnh. Thế nhưng, không may mắn như Thảo được một cơ sở đỡ đầu lo giúp đỡ tiền ăn học.

Kể từ ngày vào TPHCM nhập học, Hồng phải tranh thủ ngày nghỉ học đi kiếm việc làm thêm kiếm để mẹ nhẹ gánh lo cho đứa em đang học lớp 10 ở quê. Kỳ nghỉ Tết vừa rồi, Hồng cùng hai bạn Thảo và Linh cùng về quê ăn Tết. Khi hết Tết, trong khi hai bạn Thảo và Linh quay trở lại tiếp tục công việc học thì Hồng vẫn còn ở quê bởi em có ý định nghỉ học để đi làm thuê lo cho mẹ, chăm sóc bà ngoại và lo cho cậu em trai.

Liên lạc qua điện thoại, Hồng ngậm ngùi chia sẻ: “Em không may mắn như bạn Thảo học có công ty đỡ đầu lo. Còn em từ ngày vào học cứ lúc nào rảnh, thứ 7, chủ nhật nghỉ học em phải đi làm thêm ở nhà hàng nhưng vẫn không thể lo nổi. 6 năm học không phải là thời gian ngắn đâu anh, với lại giờ bà ngoại đau bệnh mẹ em lo không nổi, còn cậu em út năm nay học lớp 10. Quyết định nghỉ học với em không phải dễ, em rất muốn đến trường nhưng hoàn cảnh của gia đình em bây giờ là không thể. Còn ước mơ em không dám nghĩ tới, giờ em chỉ mong có việc làm kiếm tiền đỡ đần cùng mẹ chăm sóc bà ngoại và lo em trai ăn học. Mẹ em khổ nhiều rồi…”.

Còn với bà Lê Thị Bơi (42 tuổi, mẹ của Lê Thị Hồng, ở thôn Liên Hội, xã Ân Hữu, huyện Hoài Ân) cũng như bao người mẹ thương con khi biết ý định nghỉ học của Hồng nhưng đành bất lực. “Ngày nó và mấy đứa bạn nghe nói thi cái gì được giả cao lắm được tuyển thẳng vào đại học tôi mừng lắm. Lúc đó tôi sung sướng rơi cả nước mắt. 

Mừng cho con, mừng cho tương lai con mình mai này đỡ khổ hơn mình. Đến khi vào nhập học, tiền học phí, tiền ăn học nhiều quá nên nó phải đi làm thêm và có ý định nghỉ học nhưng tôi không chịu. Bây giờ về quê ăn Tết cháu lại nói chắc con nghỉ học đi làm phụ giúp mẹ và nuôi em trai ăn học. Tôi động viên cháu cố gắng nhưng biết làm sao bây giờ mình cũng không thể kham nổi”, người mẹ ngậm ngùi.

Theo Theo Dân Trí
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.