Cổng trường ngập hàng rong

Cổng trường ngập hàng rong
TP - Tại nhiều cổng trường trên địa bàn Hà Nội, thức ăn hàng rong không xuất xứ, không nhãn mác bày bán la liệt, mà người mua không ai khác ngoài học sinh.

> Ớn lạnh ‘đặc sản’ của học trò
> Bát nháo ở công viên bến Ninh Kiều

N.T.L, trường THPT Hồ Xuân Hương, cho hay mỗi tháng bố mẹ cho em 500 nghìn đồng tiêu vặt. “Mỗi ngày em mua quà hết 8-10 nghìn”. Món L. thích nhất là bò bía ngọt và nem rám. “Rẻ lắm chị ạ. Ăn hai cái bò bía, hai cái nem rán mới hết 12.000 đồng”.

Khi được hỏi có sợ mất vệ sinh hay không, L bảo không để ý, thấy các bạn ăn thì mình cũng ăn thôi.

Trước cổng các trường THCS Tô Hoàng, Quỳnh Mai (quận Hai Bà Trưng), trường TH, THCS Tân Triều (Thanh Trì), THCS, THPT Hồ Xuân Hương (Thanh Xuân), các mặt hàng rong như xoài dầm, cóc dầm, tào phớ, sữa đậu nành được bày bán rất nhiều.

Gần khu vực cổng trường THCS, THPT Hồ Xuân Hương (phố Nguyễn Quý Đức) là một dãy hàng rong với đầy đủ nem chua, xúc xích rán, tào phớ, sữa đậu nành.

Giờ ra chơi, hàng chục học sinh xúm xít vây quanh những gánh hàng rong để ăn uống. Một người bán xúc xích rán gần cổng trường này cho hay, mỗi ngày chị bán được 150-200 xiên gồm cả xúc xích, nem chua, tôm viên, cá viên. Mỗi xiên có giá chỉ từ 4-6 nghìn đồng, xúc xích 10 nghìn đồng. “Hầu hết là học sinh ăn thôi. Có hôm vẫn không kịp tay đấy”, chị nói.

Hầu hết học sinh khi ăn xúc xích, nem chua rán đều chấm kèm với tương ướt. Loại tương ướt ăn kèm được chủ hàng đựng trong một chai nhựa 1,5 lít không có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ. “Tương ướt này mua ở đâu, giá bao nhiêu? “Mua ở chợ Ngã Tư Sở, mua theo bình 5 lít, mỗi bình 30.000 đồng. Mua về rồi đổ sang chai nhỏ cho tiện”, chị bán hàng nói.

Các mặt hàng khô, chủ yếu bánh kẹo, cũng được bán khá nhiều. Hầu hết là các loại kẹo có màu sắc sặc sỡ, ghi dày các chữ Thái Lan, Trung Quốc giá chỉ 1.000 - 3.000 đồng/gói.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Chọn tổ hợp môn học: Cú 'đặt cược' lớn đầu đời của học sinh lớp 10

Chọn tổ hợp môn học: Cú 'đặt cược' lớn đầu đời của học sinh lớp 10

TPO - Ngay sau khi trúng tuyển vào lớp 10, học sinh phải lựa chọn tổ hợp môn học để theo suốt ba năm THPT, một quyết định mang tính chiến lược, gắn liền với xét tuyển đại học và cả hướng nghiệp tương lai. Nhưng, không ít em chọn theo cảm tính, theo bạn bè hoặc… chọn đại. Trong khi đó, nhiều trường không đủ điều kiện mở đủ tổ hợp môn, giáo viên bộ môn thiếu trầm trọng, khiến việc “chọn đúng” trở nên không hề dễ dàng.
Lương cao, luật mới: Dạy thêm chưa có hồi kết?

Lương cao, luật mới: Dạy thêm chưa có hồi kết?

TPO - Luật Nhà giáo sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2026, lần đầu tiên tạo hành lang pháp lý riêng cho hơn một triệu giáo viên. Dù quy định xếp lương cao nhất được kỳ vọng giúp giáo viên yên tâm cống hiến, lãnh đạo Bộ GD&ĐT thừa nhận: lương chỉ là một phần trong bài toán dạy thêm, học thêm.
Luật mới cho giáo viên: Lương tăng, phụ cấp dày, nghỉ hưu sớm, thu hút người tài

Luật mới cho giáo viên: Lương tăng, phụ cấp dày, nghỉ hưu sớm, thu hút người tài

TPO - Bộ GD&ĐT sẽ tham mưu Chính phủ xếp lại bảng lương của một số chức danh nhà giáo để bảo đảm tính thống nhất về bảng lương áp dụng với các chức danh nghề nghiệp viên chức nhà giáo và viên chức các ngành, lĩnh vực khác; đồng thời, bảo đảm mức sống của nhà giáo, giúp nhà giáo an tâm công tác, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.