Chấm kiểm tra 5% hay siết đầu ra?

Chấm kiểm tra 5% hay siết đầu ra?
TP - Năm 2013, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các trường thi tổ chức chấm kiểm tra 5% tổng số bài thi. Chủ trương mới này đang được thực hiện song song với quá trình chấm bài thi. Lý giải việc chấm sai sót, Phó Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT nhận định: Có thể do mỏi mệt, giám khảo cộng nhầm, cộng sai; cũng có thể do giám khảo không đảm bảo chất lượng...

> Đến 31/7 hoàn thành chấm thi đại học
> Chấm thi tốt nghiệp, đại học, cao đẳng có sai sót

Theo quy định, các trường thi bố trí lực lượng để chấm kiểm tra 5% bài thi, khác với lực lượng chấm bài thi bình thường.

Ông Trịnh Minh Thụ, Phó hiệu trưởng ĐH Thủy lợi cho biết, bài thi chấm tương đối chính xác: trong số gần 400 bài thi có 1 bài lệch 0,25 điểm là do quan điểm của các thầy không thống nhất, khi chấm kiểm tra, thanh tra yêu cầu hạ điểm và bài thi 6,25 đã được hạ thành 6,0. ĐH Công nghiệp HN bố trí lực lượng chấm kiểm tra nhiều hơn yêu cầu: Môn Toán sẽ chấm kiểm tra 5% nhưng môn Văn sẽ bố trí chấm 7%.

Được biết, để đảm bảo sự chính xác của các bài thi, tránh lấy nhầm người, các trường vẫn thường dành từ 6 tháng đến cả năm học sau đó, tùy theo số lượng sinh viên để làm một việc là so chữ của các tân sinh viên với bài thi tuyển sinh để đảm bảo đã gọi đúng người vào học.

Theo ông Phan Huy Phú, Phó hiệu trưởng ĐH Thăng Long, việc chấm kiểm tra 5% bài thi hay dành cả năm để kiểm tra lại chữ viết của sinh viên là cần thiết nhưng có vẻ như hiện nay, ngành GD&ĐT đã quá căng thẳng với đầu vào mà quên mất đầu ra. Ông Phú cũng cho biết, tỷ lệ sinh viên trường ông rơi rụng trong cả khóa học là 20% và có một số sinh viên phải mất tới 5-6 năm, thậm chí 7-8 năm để hoàn thành khóa học.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Lý Hải vượt Thái Hòa
Lý Hải vượt Thái Hòa
TPO - "Lật mặt 7: Một điều ước" được kỳ vọng vực dậy doanh thu phòng vé Việt trong dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay. Ngay từ những suất chiếu sớm, tác phẩm đã nhận được tín hiệu tích cực từ phía khán giả.