Điểm sàn không phụ thuộc chỉ tiêu

Điểm sàn không phụ thuộc chỉ tiêu
TPO- Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga, phương án điểm sàn mới năm nay căn cứ chất lượng nguồn tuyển, chứ không dựa vào chỉ tiêu như mọi năm và phương án này tiếp tục được áp dụng trong những năm tới.

Bộ GD&ĐT công bố điểm sàn đại học, cao đẳng

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga (giữa) trong cuộc họp báo công bố điểm sàn ĐH, CĐ 2013 sáng nay (8/8)
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga (giữa) trong cuộc họp báo công bố điểm sàn ĐH, CĐ 2013 sáng nay (8/8). Ảnh: Đ. H

Xin Thứ trưởng cho biết, năm nay phương thức xác định điểm sàn có gì thay đổi so với mọi năm?

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga: Năm nay Hội đồng điểm sàn quyết định xác định điểm sàn theo cách mới, dựa vào phổ điểm (tổng điểm bình quân của các thí sinh thay vì chỉ căn cứ vào chỉ tiêu như trước đây).

Kết quả thống kê điểm bình quân các khối thi năm nay tăng cao hơn so với năm ngoái.

Cụ thể: khối A đạt 13,29 điểm, khối A1: 12,85 điểm, khối B: 14,43 điểm, khối C: 13,61 điểm và khối D: 13,41 điểm. Trong khi đó, năm 2012 điểm bình quân của khối A: 10,5 điểm, khối A1: 11,3 điểm, khối B: 11,5 điểm, khối C: 12,1 điểm và khối D: 12,6 điểm.

Trước đó Hội đồng điểm sàn đã phải phân tích 4 phương án: Phương án thứ nhất là tổng điểm bình quân của thí sinh. Phương án hai là bình quân tổng điểm. Phương án ba là điểm cực đại của phổ điểm và phương án cuối là phươn án truyền thống đã làm 8 năm nay.

Sau khi phân tích Hội đồng điểm sàn thấy rằng phương án thứ nhất là phù hợp, phương án này nguồn dư lớn, đảm bảo được nguồn tuyển. Đây là chỉ tiêu tối đa, các trường không được vượt quá chỉ tiêu này.

Hội đồng điểm sàn đã nhất trí biểu quyết phương án với mức điểm sàn như sau : mức điểm sàn của các khối thi đại học như sau: Khối A và A1: 13 điểm; khối B và C cùng 14 điểm; khối D1: 13,5 điểm.

Điểm sàn xét tuyển đối với hệ CĐ thấp hơn điểm sàn ĐH 3 điểm, tương ứng theo từng khối thi, riêng khối D1 giảm 3,5 điểm. Cụ thể: Khối A và A1: 10 điểm; khối B và khối C: 11 điểm; khối D1: 10 điểm.

Như vậy, so với năm ngoái, số lượng dư dôi so với điểm sàn rất là lớn . Đối với bậc đại học, tổng dư trên sàn là 238.768 thí sinh (so với năm ngoái dư 141.000 nghìn). Như vậy, năm nay dư thêm 100.000 so với năm ngoái. Số dư này hy vọng những trường trước đây khó tuyển hy vọng sẽ được cải thiện.

Điểm thi năm nay ở các khối cao hơn mọi năm. Dư luận cho rằng điểm sàn năm nay sẽ tăng nhưng thực tế giữ nguyên ở các khối, riêng khối D hệ cao đẳng giảm 3,5 so với năm ngoái? Vậy, mức điểm sàn này phù hợp chưa, thưa Thứ trưởng?

Điểm sàn trước đây chúng ta xác định dựa chủ yếu vào chỉ tiêu nghĩa là điểm sàn xác định làm sao tuyển đủ vào chỉ tiêu ấy. Còn bây giờ có cách tính mới là dựa vào chất lượng, dựa vào khả năng học tập của học sinh vào đại học và cao đẳng.

Như vậy, mức điểm sàn dư so với chỉ tiêu hay thấp hơn với chỉ tiêu do chất lượng thí sinh từng năm. Như vậy, cách thức tính điểm sàn đã có sự thay đổi và chúng ta ưu tiên cho chất lượng nguồn tuyển chứ không phải cho chỉ tiêu.

Chỉ tiêu do các trường xác định theo năng lực tối đa của mình vì vậy có thể tuyển đủ hoặc không tuyển đủ chứ không nhất thiết các trường phải tuyển đủ chỉ tiêu. Vì vậy, chúng ta xác định điểm sàn như vậy để có sự dư dôi, các trường tuyển từ trên xuống dưới. Điểm sàn có thể 13 nhưng nhiều trường điểm chuẩn 18,19 điểm thậm chí 20 trở lên.

Năm nay, khoảng 16.000 thí sinh hệ liên thông tổ chức thi cùng với đợt thi tuyển sinh, vậy phương án điểm sàn của hệ này như thế nào, thưa Thứ trưởng?

Hội đồng điểm sàn xác định điểm sàn của hệ liên thông và cũng đã nhất trí điểm sàn của liên thông bằng điểm sàn đại học ứng với từng khối thi và việc chọn điểm chuẩn vào các ngành có thi liên thông là do các hiệu trưởng quyết định, Bộ không có quy định nhất thiết phải bằng điểm chuẩn vào ngành hệ chính quy. Sau khi có quyết định này các trường sẽ xem xét so với chỉ tiêu liên thông như thế sẽ quyết định mức điểm chuẩn vào trường cho phù hợp.

Mọi năm, nhiều trường tuyển vượt chỉ tiêu cho phép? Năm nay, Bộ có phương án nào để kiểm soát vấn đề này không, Thưa thứ trưởng?

Quy chế tuyển sinh trước đây chỉ phạt hành chính trưường bao nhiêu tiền khi tuyển vượt chỉ tiêu nên các trường không ngại vì tuyển nhiều. Quy chế mới sữ xử lý kỷ luật với người đứng đầu nghĩa là hiệu trưởng, chủ tịch hội đồng tuyển sinh chịu trách nhiệm cá nhân với việc tuyển vượt chỉ tiêu.

Như vậy, hiệu trưởng, chủ tịch hội đồng tuyển sinh phải cân nhắc trong việc gọi thí sinh trúng tuyển.

Năm nay bộ quy định điểm trúng tuyển nguyện vọng sau không được thấp hơn nguyện vọng trước, điều đó cũng hạn chế và tạo rào cản không cho trường top trên hạ điểm chuẩn.

ĐH Y Hà Nội đã có công văn gửi Bộ GD&ĐT xin đào tạo hệ ngoài ngân sách để "cứu" những thí sinh đạt 9 điểm/môn vẫn bị trượt. Ý kiến của Bộ như thế nào, thưa Thứ trưởng?

Chiều qua (7/8), Bộ GD&ĐT đã làm việc với đại diện Bộ Y tế bàn về ĐH Y Hà Nội. Qua buổi làm việc, Bộ đưa ra hai kết luận.

Thứ nhất, sẽ không có chỉ tiêu ngoài ngân sách vì chỉ tiêu này từ năm 2011 tới đây Bộ đã bỏ dù trước đây thực hiện ở một số trường nhưng dư luận tạo sự không công bằng, vì cơ chế xin cho. Như vậy, sẽ không còn hệ ngoài ngân sách nên Bộ không thể cấp cho ĐH Y Hà Nội chỉ tiêu này theo đề nghị của họ.

Thứ hai, tổng chỉ tiêu của ĐH Y Hà Nội sẽ không thay đổi là 1.050 và trường chỉ tuyển đủ số chỉ tiêu ấy. Còn việc phân bố trong nội bộ của các ngành của trường do Hiệu trưởng của trường quyết định. Trường ĐH Y sẽ họp hội đồng của họ và thông báo kết quả.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Thúy Diễm lo ngại về Hồng Diễm
Thúy Diễm lo ngại về Hồng Diễm
TPO - Khác với nhiều phân cảnh căng thẳng, đấu đá trên phim "Trạm cứu hộ trái tim", diễn viên Thúy Diễm (vai Mỹ Đình) cho biết hậu trường quay phim luôn tràn ngập tiếng cười. Nữ diễn viên cũng tiết lộ người người hay bày trò nhất lại là người có vai diễn trầm nhất.