Anh liệt hai chân chở em tiếp bước vào đại học

Toàn được tình nguyện viên Nay Droeng- cùng hoàn cảnh tật nguyền, hỗ trợ. Ảnh: Nguyễn Huy
Toàn được tình nguyện viên Nay Droeng- cùng hoàn cảnh tật nguyền, hỗ trợ. Ảnh: Nguyễn Huy
TPO - Liệt 2 chân, đi lại khó khăn nhưng Phạm Anh Toàn (quê thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam)- sinh viên năm 4 ĐH Đông Á Đà Nẵng tự mình đưa em trai đi thi, viết tiếp ước mơ vào đại học

Những ngày đầu làm thủ tục, thi môn đầu tiên, Toàn lái xe hơn chục cây số từ nhà trọ gần trường ĐH Đông Á, chở người em Phạm Anh Tuyên đến điểm thi Trường CĐ Công nghệ thông tin- ĐH Đà Nẵng (P.Hòa Quý, Ngũ Hành Sơn).

Năm nay, Anh Tuyên dự thi ngành Ngôn ngữ Anh – Trường ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng. Đứng chờ em ngoài cổng trường thi, Toàn hồi hộp, lo lắng. Sinh ra như bao đứa trẻ bình thường, năm lên 2, Toàn bất ngờ ốm nặng. Sau trận ốm, đôi chân cậu bé chậm phát triển, teo dần và bị liệt. Không đầu hàng số phận, Toàn nỗ lực học tập, đỗ ĐH Đông Á, ngành Công nghệ thông tin.

“Mình muốn đưa đón em, để tạo nguồn cổ vũ, động viên em Tuyên cố gắng làm bài tốt và đạt được ước mơ của mình”, Toàn nói. Hai anh em dự định sau kỳ thi sẽ tiếp tục ở lại Đà Nẵng kiếm việc làm thêm phụ giúp gia đình trang trải kinh phí.

Anh liệt hai chân chở em tiếp bước vào đại học ảnh 1

"Con ngựa sắt" được anh Toàn chở em trai Tuyên xuống phố dự thi ĐH. Ảnh: Nguyễn Huy

Theo Toàn, hai môn thi vừa qua, Tuyên làm bài khá khả quan. Mỗi môn hoàn thành 50-60%. Hi vọng môn cuối này, Tuyên làm tốt hơn để nâng tổng điểm của mình.

Biết hoàn cảnh anh em Toàn, Ban quản lý KTX CĐ Công nghệ thông tin-ĐH Đà Nẵng bố trí chỗ lưu trú, ở trọ miễn phí cho hai anh để tiện đi lại, di chuyển đến trường thi.

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.