Các trường Đại học, Cao đẳng đòi quyền tự chủ

Các trường Đại học, Cao đẳng đòi quyền tự chủ
TP - Hội nghị Hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ về triển khai nghị quyết 14 của Chính phủ về đổi mới cơ Hàng loạt vấn đề đã được các đại biểu mổ xẻ trong tâm trạng bức xúc.

“Phát súng” mở đầu là Nguyên Bộ trưởng GDĐT Trần Hồng Quân, nay là Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập Việt Nam. Ông đề nghị:

Phải xóa bỏ cơ chế chủ quản (không để các Bộ và chính quyền địa phương quản lý trường ĐH-CĐ như hiện nay) xóa bỏ việc giao chỉ tiêu tuyển sinh cho từng trường; xóa bỏ việc tuyển sinh 3 chung, kể cả điểm sàn chung; xóa bỏ các chế độ tài chính cứng nhắc trói buộc các trường công ...

Đổi mới chương trình - nội hay ngoại nhập?

Cho phép các trường tự quyết định chương trình nội dung, phương pháp giảng dạy của mình; tự lựa chọn, học hỏi, và áp dụng các chương trình, nội dung, phương pháp tiên tiến mà không cần xin phép (vì sao hiện nay Bộ mới cho phép 9 trường làm việc đó); phần cứng bắt buộc không nên quá 15% ... là đề nghị của nguyên Bộ trưởng GD-ĐT Trần Hồng Quân.

Ông Nguyễn Đức Nghĩa lại có quan điểm khác về vấn đề: Hiện nay phần cứng của chương trình là 30%, phải là trường có năng lực mới cơ thể tự chủ được. Hiện nay, theo ông,  các trường chưa tận dụng hết 70% phần mềm để làm chương trình cho mình.

Còn Bộ GDĐT chỉ nên ngồi ở vị trí cao hơn để làm quản lý nhà nước, chỉ xây dựng và chỉ đạo thực hiện phương hướng, chiến lược, xây dựng hệ thống pháp quy, kiểm tra kiểm soát, xử lý các vi phạm, cần sớm thoát khỏi sự tham gia, can thiệp vào các khâu cụ thể của quy trình đào tạo, càng không nên làm thay các trường.

Thứ trưởng GD-ĐT Bành Tiến Long cho biết: Ngoài 2 ĐHQG, Bộ trưởng đã cho phép các ĐH Thái Nguyên, ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng thực hiện quyền tự chủ cao. Ông cho biết, sắp tới sẽ có 9 trường ĐH khác được quyền tự chủ ở mức độ cao, ví dụ tự chủ về tài chính.

Tuy nhiên, ngay sau đó, ông Nguyễn Xuân Vang, Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại ngữ HN, 1 trong các trường được tự chủ về tài chính đã phản ánh luôn: “Thứ ưu đãi nhất mà trường nhận được chỉ là bị cắt tiền, còn mọi việc khác trường vẫn phải thực hiện như các trường bình thường khác. Bộ GD-ĐT đã cho trường quyền tự chủ thì hãy để các trường tự chịu trách nhiệm, tự quyết định học phí và chịu trách nhiệm trước xã hội...”

Thận trọng hơn, ông Nguyễn Đức Nghĩa, Phó GĐ Đại học Quốc gia đề xuất: Chỉ những trường có năng lực mới có thể giao quyền tự chủ nếu không sẽ có những trường không đủ mạnh để có thể tự chủ được.

Còn PGS Quang Minh, Hiệu trưởng ĐH Cần Thơ cho rằng các ĐH, CĐ cần có 3 quyền: Thi cử, chương trình đào tạo và quản lý con người. Tuy nhiên ông cũng nhấn mạnh phải là những trường mạnh mới trao quyền tự chủ.

Có nên xây dựng trường ĐH  đẳng cấp quốc tế mới?

Cách đây không lâu, ý tưởng về việc xây dựng một trường ĐH đẳng cấp quốc tế (ĐHĐCQT) còn là một vấn đề nóng trên các diễn đàn đến nỗi Chính phủ đã cho thành lập hẳn một Ban Chỉ đạo để nghiên cứu.

Lạ thay, hội nghị này, các ý kiến về một trường ĐHĐCQT đã chùng xuống. Các đại biểu đề cập đến vấn đề đều cho rằng nên bắt đầu từ một trường ĐH có sẵn ở Việt Nam. Nguyên Bộ trưởng Trần Hồng Quân cho rằng: Không nên bắt đầu xây dựng 1 trường đại học nào khác để vươn lên đẳng cấp quốc tế mà tập trung vào 2 ĐHQG để thật sự thành đầu đàn cho nền đại học nước nhà.

Nếu lập luận rằng 2 ĐHQG có sức ì, thì ai bảo đảm một đại học mới sẽ năng động hơn nếu nó vẫn sống trong cơ chế và môi trường hiện nay, điều khiển nó cũng là đội ngũ không có gì khác của hai ĐHQG?

Nếu lại không hài lòng ta lại xây dựng một đại học thứ 4 nữa để mà hy vọng sao? Mặt khác nếu tạo được cơ chế thoáng để có thể có nhiều đại học khác vươn lên mạnh mẽ thì biết đâu có một ĐH ngoài dự định trở thành hàng đầu?

Hình thành các Thành phố đại học và các đô thị đại học

Khái niệm Đô thị Đại học (là những khu đại học tập trung nhiều trường để có môi trường tốt cho việc đào tạo, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, nơi có nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật như các phòng thí nghiệm cao cấp, các cơ sở dữ liệu khoa học, các trung tâm đo lường chính xác... ký túc xá, khu thể thao văn hóa... phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, cho đào tạo, cho đời sống được đầu tư để dùng chung...) làm nức lòng nhiều đại biểu dự hội nghị.

Đây là một mô hình hiện đại, hiệu quả đầu tư cao, là những điểm nhấn của nền đại học nhưng lại không dựa vào ngân sách nhà nước. Ông Trần Hồng Quân, cho biết, Hiệp hội đã được Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm cho phép xây dựng 2 dự án là Đô thị Đại học Kinh Bắc (cách Hà Nội khoảng 18 km sau khi có cầu Thanh Trì.

Giai đoạn I gồm 240 ha, giai đoạn II có thể lên 200 ha) và khu  Đô thị tại Long An gọi là Đô thị Đại học Sài Gòn - Long An (cách trung tâm thành phố  15km;  giai đoạn I là 180 ha, giai đoạn II có thêm khoảng 250ha).

Ông Bành Tiến Long cũng cho biết thêm, sắp tới, sẽ có nhiều hơn các Đô thị Đại học và Thành phố Đại học, một trong các khu mới Bộ đang tích cực xây dựng là khu Tây Nam Hà Nội.

Hôm nay 11/5 Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển sẽ có kết luận về việc đổi mới GD ĐH mà hội nghị đặt ra.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.