Cập nhật đáp án, đề thi môn Vật lí THPT Quốc gia 2017

TPO - Tienphong.vn cập nhật đề thi và bài giải môn Vật Lý thuộc tổ hợp Khoa học tự nhiên sáng 23/6. Gợi ý đáp án môn Vật lí mã đề 206, do các giáo viên Trung tâm Học Mãi thực hiện
Cập nhật đáp án, đề thi môn Vật lí THPT Quốc gia 2017 ảnh 1
Cập nhật đáp án, đề thi môn Vật lí THPT Quốc gia 2017 ảnh 2
Cập nhật đáp án, đề thi môn Vật lí THPT Quốc gia 2017 ảnh 3
Cập nhật đáp án, đề thi môn Vật lí THPT Quốc gia 2017 ảnh 4
Cập nhật đáp án, đề thi môn Vật lí THPT Quốc gia 2017 ảnh 5
 

NHẬN ĐỊNH VỀ ĐỀ THI MÔN VẬT LÍ

KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017

(Nhận định dựa trên một số mã đề)

Tổ Vật lí – Hệ thống giáo dục HOCMAI

Nhận định: Đề tiếp tục theo hướng đánh giá năng lực, công phu và an toàn. 

Nhận định chung: Một trong những điểm mới của kì thi THPT quốc gia năm nay là việc áp dụng hình thức thi theo tổ hợp môn. Theo đó, bài thi môn Vật lí sẽ thuộc tổ hợp bài thi KHTN và có thời gian làm bài giảm xuống còn 50 phút/40 câu (khác với năm ngoái là 90 phút/50 câu). Việc này phù hợp với lộ trình thực hiện đổi mới trong 3 năm gần đây và đảm bảo mục tiêu giảm áp lực cho xã hội.

Về phạm vi đề thi: Nội dung đề thi hoàn toàn nằm trong chương trình Vật lí lớp12, kiến thức phủ và phân bổ tương đối đồng đều giữa 7 chuyên đề như dạng thức của đề thi minh họa, thử nghiệm và đề thi tham khảo và đề thi các năm liền trước. Đề có sự sắp xếp theo vùng từ dễ đến khó bám sát ma trận kiến thức, tạo tâm lí thoải mái và thuận lợi cho các em học sinh làm bài.

Về độ khó và sự phân bổ kiến thức: Việc điều chỉnh hình thức thi, thời gian thi của kì thi THPT quốc gia năm 2017 so với các năm trước kéo theo việc điều chỉnh lại cấu trúc đề thi/độ khó của đề thi môn Vật lí nói riêng và các môn thi tổ hợp nói chung. Sự phân bổ mức độ câu hỏi cũng tương đối rõ ràng với khoảng 60% câu hỏi trong đề ở mức độ dễ, cơ bản, 40% câu hỏi còn lại có độ khó tăng dần, đặc biệt có khoảng 10% (khoảng 3-4 câu cuối) ở mức khó hơn hẳn để phân loại giúp các trường đại học có thể tuyển chọn được thí sinh. Các câu hỏi khó vẫn rơi vào các các phần Sóng cơ, Dao động cơ và Điện xoay chiều như thông lệ.

Mỗi đề thi đều có 1-2 câu “hay”, “lạ” có tính ứng dụng thực tiễn là các câu có tính phân loại, dùng để lấy điểm 9, 10 như câu 25 mã đề 206 (học sinh phải liên hệ kiến thức lớp 10 về lực hướng tâm); câu 36 của đề 206 (thực tiễn về nhà máy điện hạt nhân, hơi dài và có khả năng gây rối cho học sinh); câu 31 mã đề 201 (yêu cầu kĩ năng xử lí công thức linh hoạt); câu 33 mã  201 về bài toán thực tiễn, câu 38 mã đề 201 rơi vào dạng đồ thị.

Với đề thi này, không khó để học sinh đạt điểm 7, 8  nhưng để đạt được điểm cao (9,5-10) yêu cầu thí sinh cũng phải có thêm tư duy tổng hợp. Nhìn chung đề không quá khó so với đề thi minh họa, thử nghiệm và đề thi tham khảo và đề các năm trước.

Nguồn: Hệ thống giáo dục HOCMAI 

MỚI - NÓNG