Tin hot giáo dục:

Chỉ đạo tréo ngoe, hơn 16.000 thí sinh phải chuyển nguyện vọng

Chỉ đạo tréo ngoe, hơn 16.000 thí sinh phải chuyển nguyện vọng
TPO - Hơn 16.000 thí sinh ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch phải chuyển nguyện vọng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết sẽ thí điểm bỏ công chức, viên chức ĐH, Cân nhắc thời gian thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới là những thông tin giáo dục nổi bật trong tuần qua. 

Cân nhắc lùi thời gian thực hiện Chương trình GDPT mới

 

Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội vừa có bản báo cáo kết quả Phiên họp chuyên đề về việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Ủy ban rất quan ngại về lộ trình thực hiện và các điều kiện bảo đảm cho việc triển khai chương trình GDPT mới.  Việc triển khai thực hiện Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT đã bị chậm về tiến độ.

Nếu theo đúng lộ trình, chương trình và sách giáo khoa mới sẽ được thực hiện từ năm học 2018-2019, thời gian còn lại chỉ là 15 tháng, trong khi vẫn còn nhiều công đoạn phải thực hiện: Thông qua chương trình tổng thể; biên soạn, thẩm định, thực nghiệm chương trình các môn học và hoạt động giáo dục; biên soạn, thẩm định, thực nghiệm các bộ sách giáo khoa; bồi dưỡng, tập huấn giáo viên… Áp lực thời gian có thể sẽ ảnh hưởng nhiều tới chất lượng của chương trình và sách giáo khoa mới. (Xem chi tiết tại đây)

Sẽ thí điểm bỏ công chức, viên chức ở đại học

Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, sẽ nghiên cứu để đề xuất thí điểm chuyển dần từ công chức, viên chức sang hợp đồng lao động mà trước hết thí điểm ở khu vực đại học và một số trường có điều kiện.

Ngày 9/6, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã giải trình một số vấn đề liên quan đến chế độ chính sách cho học sinh, sinh viên và việc thí điểm chuyển dần giáo viên từ công chức, viên chức sang chế độ hợp đồng. (Xem chi tiết tại đây)

Bỏ biên chế ở trường đại học: Nhiều giảng viên “tháo chạy” và vui mừng?

“Nếu giờ đây, GD&ĐT bỏ biên chế để đổi thành Hợp đồng lao động ở các trường Đại học, tôi nghĩ rằng sẽ có một lượng khá lớn những nhân tài ra đi ngay lập tức. Không còn ràng buộc biên chế, họ sẽ thỏa sức tung hoành ở những lĩnh vực mà họ làm chuyên gia”- TS Vũ Thu Hương, Khoa giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội nêu quan điểm.

Nếu Bộ trưởng muốn những người thực sự có khả năng ra đóng góp cho doanh nghiệp hết, còn ai sẽ ở lại đào tạo sinh viên? Tôi nghĩ, đã đến lúc việc bỏ Biên chế nên xem xét lại một cách nghiêm túc chứ không phải là câu chuyện phát biểu mỗi lúc một khác như hiện nay. (Xem chi tiết tại đây)

Trên 16.000 thí sinh phải chuyển nguyện vọng: Bộ GD&ĐT” tuýt còi” ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch

  

Bộ GD&ĐT yêu cầu trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch thực hiện đúng Quy chế tuyển sinh và đúng các nội dung trong Đề án tuyển sinh mà nhà trường đã công bố. 

Trong công văn, Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định, trong quy chế tuyển sinh ĐH chính quy, tuyển sinh CĐ nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2017, Bộ đã quy định tất cả các trường đều phải xây dựng và công bố công khai đề án tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của trường và Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT trước khi thí sinh đăng ký dự kỳ thi THPT quốc gia; chịu trách nhiệm giải trình về các nội dung của Đề án. (Xem chi tiết tại đây)

Chỉ đạo tréo ngoe, hơn 16.000 thí sinh phải chuyển nguyện vọng ảnh 1

Bị tuýt còi tuyển sinh, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch xin ý kiến Thành ủy

Trao đổi với Tiền Phong, PGS. TS Ngô Minh Xuân, Hiệu trưởng trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết, trường vừa có văn bản khẩn gửi Thành ủy, UBND TPHCM xin ý kiến về việc tuyển sinh năm học 2017- 2018.

Theo ông Xuân, hiện trường đang rất lúng túng vì trong một lúc có nhiều văn bản chỉ đạo tuyển sinh. “Tuy nhiên, vì trường chịu quản lý của Thành uỷ, UBND nên mọi vấn đề phải xin ý kiến Uỷ ban”, ông Xuân nói.

Nguyên do của sự tréo ngoe này là UBND TPHCM yêu cầu ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch không tuyển sinh cả nước mà chỉ tuyển thí sinh có hộ khẩu TPHCM trong khi đó, Bộ GD&ĐT lại yêu cầu trường thực hiện đúng theo công bố trước đó, tức là phải tuyển sinh trong phạm vi cả nước.

MỚI - NÓNG