Chuyện giờ mới kể về 7 thanh niên dũng cảm cứu cô trò trong lũ dữ

Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Phú Yên tặng giấy khen cho 7 thanh niên đã có hành động dũng cảm cứu người trong thiên tai.
Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Phú Yên tặng giấy khen cho 7 thanh niên đã có hành động dũng cảm cứu người trong thiên tai.
Anh Tô Giang Lam, một thành viên cứu cô trò trường mẫu giáo An Hiệp, cho biết: “Đi giúp bà con chạy lũ từ trưa, có người chưa kịp ăn cơm, tay cầm gói mì vừa khuân đồ vừa ăn. Khi giúp mọi người xong xuôi, nhiều anh em trong nhóm về lại nhà thì thấy đồ đạc nhà mình đã bị ướt vì không di chuyển kịp”.

Mắc kẹt trong lũ dữ

Theo cô Hòa, sáng 13/12, do trời mưa rất to nên chỉ có 30/35 cháu đến lớp. Đến 12 giờ, mưa càng to, nước bắt đầu lớn nên giáo viên chủ nhiệm gọi điện báo cho phụ huynh đón các cháu về. Tuy nhiên, chỉ có 15 phụ huynh kịp đến đón con.

Phụ huynh chưa kịp đón các cháu về hết thì nước đã lên rất nhanh, các cô liền ẵm nhóm trẻ đến trên bệ cửa sổ. “Nước từ trên núi đổ xuống ào ào, không kịp trở tay”, cô Hòa nhớ lại.

Nước dâng lên cao, 4 cô giáo ngâm mình trong nước, đưa một số bé lên nóc tủ sắt cao 1,8m đựng hồ sơ, vài em khác thì đội trên vai. “Đến lúc mỏi quá, bé Chương bám trên cửa sổ rơi xuống nước, may có cô Hằng kéo lên kịp. Bé sau đó đu trên người cô, nhưng mỏi quá lại rớt xuống nước. Giữa cơn hoảng loạn, cô trò cùng khóc”, cô Hòa giọng xúc động nhớ lại.

Sau đó, cô Hòa thấy một chiếc áo nổi nên quay lại lấy thì hoảng hồn thấy đó là cháu trai 5 tuổi nên la lớn: “Còn một cháu rơi cô”, rồi ngụp xuống đưa cháu lên nóc tủ. Rất may, bé chưa sặc nước, bị lạnh nên run cầm cập, được cô Hằng đưa lên nóc tủ và ôm chặt để ủ ấm.

Cô Hằng chia sẻ: “Để bảo vệ các cháu, các cô giáo đều ngâm mình dưới nước. Đến khi nước dâng gần đến miệng thì các cô kê bàn ghế rồi đứng lên. Khi thấy các cháu đứng trên bệ cửa sổ mỏi chân cô kê vai vào cho các cháu ngồi lên, cháu này hết mỏi thì đến lượt cháu khác. Lúc đó, các cô đã động viên nhau là thà các cô chết chứ không để trò chết”.

Là người bình tĩnh nhất khi đó, cô Sương vừa dỗ học trò nín khóc, vừa lấy điện thoại gọi mọi người đến cứu. “Khi đó, chỉ mình tôi còn điện thoại vì được bỏ trong giỏ móc lên cao nên không bị ướt. Tôi gọi cho chồng, gọi bất cứ số nào thấy được để cầu cứu, đến mức tay tê lạnh, không còn bấm số được luôn, điện thoại cũng tắt luôn vì nước lũ”, cô Sương kể.

Chuyện giờ mới kể về 7 thanh niên dũng cảm cứu cô trò trong lũ dữ ảnh 1

7 thanh niên đưa cô trò trường mẫu giáo An Hiệp đến nơi an toàn.

Gian nan giải cứu

Đến gần 15 giờ, anh Bùi Xuân Đồng - giáo viên Tổng phụ trách Đội trường THCS An Hiệp, anh Nguyễn Văn Luân - Trưởng thôn Mỹ Phú 2 và 5 thanh niên trong xã biết tin đã bơi vượt dòng lũ xoáy vào trường cứu các cô trò.

Anh Luân kể: “Sáng 13/12, đang giúp bà con thì chúng tôi nghe tiếng kêu cứu của các cô trò trường mẫu giáo An Hiệp vang ra rất khẩn thiết, tôi với mấy anh em liền bơi vào giải cứu. Nhưng vì nước chảy rất xiết, cả nhóm không thể tự bơi vào trường mẫu giáo được. Lúc đó anh em nảy ra sáng kiến dùng nhiều đoạn dây thừng nối lại với nhau để theo đó vào tiếp cận những cô trò đang mắc kẹt”, anh Luân kể.

Cô Sương chia sẻ: “Đến khi các cháu ra ngoài hết thì các cô mới được đưa ra. Riêng cô Hằng, do còn sức và biết bơi nên đã đu sợi dây mà các thanh niên giăng để bơi ra khu vực an toàn. Thật sự, chúng tôi rất cảm ơn các anh đã dũng cảm vào cứu chúng tôi. Họ mới là những anh hùng thật sự, chúng tôi thật sự mang ơn của họ”.

Anh Tô Giang Lam, một thành viên cứu cô trò trường mẫu giáo An Hiệp, cho biết: “Đi giúp bà con chạy lũ từ trưa, có người chưa kịp ăn cơm, tay cầm gói mì vừa khuân đồ vừa ăn. Khi giúp mọi người xong xuôi, nhiều anh em trong nhóm về lại nhà thì thấy đồ đạc nhà mình đã bị ướt vì không di chuyển kịp”.

Anh Luân cho biết: “Nguyên nhân của trận lũ quét này là do vỡ bờ suối của xã, gây ngập toàn xã. Khi biết tin các cô trò của trường mẫu giáo An Hiệp gặp nguy hiểm, anh em chúng tôi đã tìm cách bơi vào trường để ứng cứu. Trong vụ việc này, nếu như các cô không nhanh trí, tìm cách đưa các cháu lên chỗ cao thì rất có thể các cháu đã chết đuối rồi”.

Ước mơ có ngôi trường nơi cao ráo

Trận lũ quét vừa qua đã làm toàn bộ đồ dùng dạy học của trường mẫu giáo An Hiệp bị hư hỏng, bùn phủ dày khắp nơi từ trong lớp đến ngoài sân. Ngoài sách vở, hồ sơ bị nhấn chìm, 4 bộ máy vi tính và một màn hình tivi cùng nhiều chăn màn, gối chiếu của học sinh nơi đây bị lũ quét cuốn trôi. Sớm nhất 1 tháng nữa việc dạy học nơi đây mới có thể trở lại bình thường.

Cô Sương cho biết: “Toàn bộ bàn ghế, máy tính bị hư hỏng, sách vở, hồ sơ bị ngấm nước. Sắp tới, chúng tôi phải mua vở cho các cháu học tạm vì sách lớp mẫu giáo phải đặt mua của nhà xuất bản từ đầu năm học, chứ ngoài thị trường không có bán”.

Chuyện giờ mới kể về 7 thanh niên dũng cảm cứu cô trò trong lũ dữ ảnh 2

Cô Sương và sổ sách, thiết bị của trường bị hư hại sau lũ.

Nói rồi cô Sương bộc bạch: “Trường mẫu giáo An Hiệp xây dựng cách đây 10 năm, về sau đường và nhà dân xung quanh được nâng lên nên trường thành trũng sâu, chỉ cần mưa lớn một chút là ngập. Tôi và các đồng nghiệp ước mơ có được ngôi trường ở nơi cao ráo, không bị ngập nước cho các bé đi học an toàn”.

UBND tỉnh Phú Yên, Ủy ban Trung ương Hội LHTN Việt Nam, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Phú Yên đã tặng bằng khen và khen thưởng đột xuất cho 7 thanh niên đã có hành động dũng cảm cứu người trong thiên tai. Đó là các anh: Bùi Xuân Đồng, Nguyễn Văn Luân, Trần Quốc Hận, Tô Giang Lam, Võ Văn Đức, Tô Hoài và Nguyễn Văn An.

Trong hoàn cảnh nguy khốn, đối diện với khó khăn, câu chuyện về 4 giáo viên che chở cho các cháu và 7 thanh niên tham gia cứu cô trò trường mẫu giáo An Hiệp khiến người dân thật ấm lòng.

Theo Theo Báo Pháp luật
MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.