Có sự hiểu nhầm về sách giáo khoa hai miền Nam, Bắc

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ
TPO - Tháng 11/2014, Quốc hội thông qua Nghị quyết về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, trong đó đã thống nhất chủ trương sẽ có nhiều bộ sách giáo khoa dựa trên một chương trình. Chủ trương xã hội hóa sách giáo khoa được nhiều người ủng hộ.

Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, năm 2018 sẽ áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới. Trong đó, các cá nhân, tổ chức có thể tham gia viết sách giáo khoa. Bộ GD&ĐT bên cạnh việc lập một hội đồng thẩm định chất lượng còn được giao viết một bộ sách giáo khoa nữa. Theo đó, Bộ GD&ĐT đã ra bản dự thảo bộ tiêu chí để đánh giá sách giáo khoa cho các cá nhân, tổ chức có thể cùng tham gia viết sách giáo khoa.

Việc lựa chọn sách nào để sử dụng được giao đến từng giáo viên, tổ trưởng bộ môn các trường lựa chọn trên cơ sở được sự đồng ý của hiệu trưởng, phụ huynh, học sinh.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng, trên thực tế, nếu chỉ có một bộ sách giáo khoa sẽ không đảm bảo toàn bộ chương trình cũng như đặc trưng vùng miền. Hơn nữa, khi làm nhiều bộ sách giáo khoa sẽ huy động được trí tuệ của toàn bộ xã hội.

Dự kiến, năm 2018 chương trình sẽ được áp dụng rộng rãi vào các trường học. Vì thế, hiện nay, Bộ GD&ĐT vẫn đang tiếp thu ý kiến góp ý cho chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Sau khi chương trình được ban hành, Bộ GD&ĐT sẽ công bố chương trình của từng bộ môn, trên cơ sở đó các cá nhân, đơn vị mới có thể biên soạn sách giáo khoa mới.

Có sự hiểu nhầm về sách giáo khoa hai miền Nam, Bắc ảnh 1
Có sự hiểu nhầm về sách giáo khoa hai miền Nam, Bắc ảnh 2

Có sự hiểu nhầm về sách giáo khoa hai miền

Mới đây, có thông tin năm 2016, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam sẽ hoàn tất các điều kiện để xuất bản sách giáo khoa hai miền Nam, Bắc. Tuy nhiên, trả lời báo chí Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đã bác bỏ thông tin trên. Cũng theo ông Hiển, khi được phép có nhiều bộ sách giáo khoa, Bộ GD&ĐT chỉ đưa ra tiêu chí cụ thể về viết sách và chịu trách nhiệm thẩm định sách trước khi cho phép lưu hành ra thị trường. Các tiêu chí ấy cũng không quy định vùng miền nào phải sử dụng sách giáo khoa nào thì hợp lý.

Trao đổi với Tiền Phong, ông Mạc Văn Thiện, Chủ tịch Hội đồng thành viên Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam cho hay, sau khi có chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông với một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa, đơn vị đã đón đầu xu hướng này chuẩn bị các điều kiện để có thể biên soạn nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau. Nhà xuất bản giáo dục chuẩn bị nhân lực, vật lực ở nhiều cơ sở khác nhau, cụ thể trước mắt là ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Cũng theo ông Thiện, khi chương trình chi tiết các môn học được thông qua thì Nhà xuất  bản giáo dục Việt Nam mới tiến hành biên soạn và Bộ GD&ĐT thẩm định.

MỚI - NÓNG