Đại học Luật Huế được phép đào tạo trình độ tiến sĩ

Lãnh đạo Đại học Huế (bìa trái) trao Quyết định của Bộ GD&ĐT cho phép Trường đại học Luật - Đại học Huế đào tạo trình độ tiến sĩ Luật Kinh tế.
Lãnh đạo Đại học Huế (bìa trái) trao Quyết định của Bộ GD&ĐT cho phép Trường đại học Luật - Đại học Huế đào tạo trình độ tiến sĩ Luật Kinh tế.
TPO - Đây là trường Luật duy nhất miền Trung hiện nay được phép đào tạo trình độ tiến sĩ Luật. Đại học Luật Huế tiền thân là khoa Luật - Đại học Huế, được Thủ tướng Chính phủ quyết định cho nâng cấp thành trường luật vào tháng 3 năm 2015.

Chiều 14/6, Trường đại học Luật - Đại học Huế tổ chức công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho phép đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Luật Kinh tế và quyết định của Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông về việc cấp giấy phép hoạt động báo chí in đối với Tạp chí “Pháp luật & Thực tiễn” cho trường này.

Đại học Luật Huế tiền thân là khoa Luật - Đại học Huế, được Thủ tướng Chính phủ quyết định cho nâng cấp thành trường Luật vào tháng 3 năm 2015. Theo PGS-TS Đoàn Đức Lương, Hiệu trưởng Trường đại học Luật - Đại học Huế, cùng với nhiệm vụ đào tạo cử nhân Luật, việc đào tạo sau đại học là trọng tâm trong công tác tạo nguồn nhân lực cho khu vực miền Trung và cả nước. 

Ban đề án xây dựng chương trình đào tạo tiến sĩ Luật Kinh tế và thạc sĩ Lý luận - Lịch sử nhà nước và pháp luật đã được thành lập, xây dựng đề án, thẩm định và trình Bộ GD&ĐT. Ngày 25/5/2016, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ký ban hành quyết định cho phép Trường đại học Luật - Đại học Huế đào tạo trình độ tiến sĩ Luật Kinh tế (mã số 62.38.01.07). Đây là trường Luật duy nhất miền Trung hiện nay được phép đào tạo trình độ tiến sĩ Luật.

Để đáp ứng nhu cầu đăng tải các công trình nghiên cứu của giảng viên, thạc sĩ, tiến sĩ đào tạo tại trường và của các cơ sở đào tạo Luật khác của cả nước, trường đã lập đề án và được Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông ban hành quyết định cấp giấy phép hoạt động báo in đối với Tạp chí “Pháp luật và Thực tiễn”. 

Theo PGS-TS Đoàn Đức Lương, đây là diễn đàn khoa học cho các nhà nghiên cứu, giảng dạy, học viên, nghiên cứu sinh và các chuyên gia trao đổi, nghiên cứu, thực tiễn pháp lý và các vấn đề khác, góp phần hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật tại Việt Nam.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.