ĐH Mỹ thuật Việt Nam thi năng khiếu, xét tuyển môn Ngữ văn

TPO - Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam vừa công bố đề án tuyển sinh riêng. Theo đó, năm 2015, trường lựa chọn phương thức tuyển sinh kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển (tổ chức các môn thi năng khiếu, xét tuyển môn Ngữ văn).

Tiêu chí xét tuyển:

Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam chỉ tổ chức thi tuyển các môn năng khiếu của các ngành Hội họa; Đồ họa; Thiết kế đồ họa; Điêu khắc; Sư phạm mỹ thuật; Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật.

Cụ thể các môn thi năng khiếu của các ngành đào tạo:

STT

Tên ngành

Môn thi tuyển

1

Ngành Hội họa

- Hình họa

- Bố cục

2

Ngành Đồ họa

- Hình họa

- Bố cục

3

Ngành Thiết kế đồ họa

- Hình họa

- Trang trí

4

Ngành Điêu khắc

- Tượng tròn

- Phù điêu

5

Ngành Sư phạm mỹ thuật

- Hình họa

- Bố cục

6

Ngành Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật

- Hình họa

- Bố cục

Xét tuyển môn Ngữ văn

Căn cứ điểm xét tuyển môn Ngữ văn, kết quả thi các môn năng khiếu của thí sinh, chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định và chính sách ưu tiên trong tuyển sinh, Nhà trường xây dựng biên bản điểm trúng tuyển đối với từng ngành thi.

Đối với thí sinh thuộc diện chính sách được hưởng ưu tiên theo đối tượng hay khu vực, mức chênh lệch điểm được thực hiện theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Quy định cụ thể về việc xét tuyển môn Ngữ văn

Dựa trên điểm trung bình chung các năm học phổ thông trung học của môn Ngữ văn.

Điểm trung bình chung môn Ngữ văn đạt 5,0 trở lên.

Quy định cụ thể về việc xét Điểm trúng tuyển

- Trọng số của các điểm thi tuyển và xét tuyển:

* Môn Hình họa, Tượng tròn (thi tuyển): hệ số 2

* Môn Bố cục, Trang trí, Phù điêu (thi tuyển): hệ số 1

* Môn Ngữ văn (xét tuyển): hệ số 1

Điểm tuyển sinh là điểm tổng của 2 môn năng khiếu và môn Ngữ văn.

Cụ thể điểm tuyển sinh của các ngành được tính như sau:

- Ngành Hội họa: Hình họa (hs 2) + Bố cục (hs 1) + Ngữ văn (hs 1).

- Ngành Đồ họa: Hình họa (hs 2) + Bố cục (hs 1) + Ngữ văn (hs 1).

- Ngành Thiết kế đồ họa: Hình họa (hs 2) + Trang trí (hs 1) + Ngữ văn (hs 1).

- Ngành Điêu khắc: Tượng tròn (hs 2) + Phù điêu (hs 1) + Ngữ văn (hs 1).

- Ngành Sư phạm mỹ thuật: Hình họa (hs 2) + Bố cục (hs 1) + Ngữ văn (hs 1).

- Ngành Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật: Hình họa (hs 2) + Bố cục (hs 1) + Ngữ văn (hs 1).

Xét tuyển thẳng

Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam xét tuyển thẳng thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, đoạt giải xuất sắc hoặc giải nhất, nhì, ba tại các triển lãm mỹ thuật ở cấp quốc gia, quốc tế hoặc tương đương vào học đúng ngành mà thí sinh đã đoạt giải.

Việc bảo lưu kết quả đối với thí sinh đoạt giải nhưng chưa tốt nghiệp trung học phổ thông và thời gian được tính để hưởng xét tuyển thẳng thực hiện theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành.

Lịch tuyển sinh của trường

Lịch thi tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2015 của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam từ ngày 12/7/2015 đến ngày 14/7/2015, cụ thể:

STT

Ngày thi

Buổi

Môn thi

Ngành thi

1

11/7/2015

Sáng từ 8g30

Làm thủ tục dự thi, xử lý những sai sót trong đăng ký dự thi của thí sinh

2

12/7/2015

Sáng

Bố cục

Hội họa, Đồ họa

Phù điêu

Điêu khắc

Chiều

Bố cục

Hội họa, Đồ họa

Phù điêu

Điêu khắc

3

13/7/2015

Sáng

Hình họa

Hội họa, Đồ họa, Thiết kế đồ họa,

Sư phạm mỹ thuật

Tượng tròn

Điêu khắc

Hình họa

Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật

Chiều

Hình họa

Hội họa, Đồ họa, Thiết kế đồ họa,

Sư phạm mỹ thuật

Tượng tròn

Điêu khắc

Hình họa

Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật

4

14/7/2015

Sáng

Trang trí

Thiết kế đồ họa

Bố cục

Sư phạm mỹ thuật; Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật

Chiều

Trang trí

Thiết kế đồ họa

Bố cục

Sư phạm mỹ thuật; Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.