Báo động rối loạn sức khỏe tâm thần học đường

'Giấc mơ cha đè nát... cuộc đời con'

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
TP - Muốn con học thật giỏi, có thật nhiều giấy khen hoặc thừa kế công việc của gia đình…, nhiều phụ huynh đã lấy kỳ vọng của bản thân đè nặng lên ước mơ của con cái, ép con mình học suốt ngày đêm dẫn đến không ít trẻ bị khiếm khuyết học tập, rối loạn tâm lý.

Trong buổi tọa đàm “Kỳ vọng và ước mơ” nói về vấn đề kỳ vọng của bố mẹ hay ước mơ của con với học sinh và phụ huynh do trường Phổ thông Quốc tế TIS tổ chức, Tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn, Phó chủ tịch Hội Tâm lý học Xã hội Việt Nam, Trưởng bộ môn Tâm lý học Khoa Tâm lý - Giáo dục trường đại học Sư phạm TPHCM cho rằng: “Hiện nay bố mẹ kỳ vọng quá lớn vào con cái nên tạo áp lực cho các em”.

Ông Sơn dẫn chứng câu chuyện của anh Mai Văn H. vì muốn con trai đi theo nghề xây dựng của mình, anh đã lãng phí của con 7 năm trời. Ông Sơn kể: “Anh H. có công ty xây dựng, làm ăn ngày càng khấm khá nên ngay khi đi học, anh đã hướng cho con học ngành kỹ sư xây dựng. Nghe lời bố, con anh đậu đại học. Thế nhưng, chỉ sau vài tháng đi làm, không chịu nổi cái nắng công trình, đi nhiều, con anh H. nằng nặng xin bỏ nghề vì không hợp với bản thân mà cho rằng mình hợp với ngành nghệ thuật. Đến đường này, anh H. đành phải chiều lòng, cho con đi học khối ngành nghệ thuật. Học đến năm hai, con anh H. bắt đầu tham gia biểu diễn và nhận ra môi trường nghệ thuật có nhiều mảng tối, nếu sống lâu với nghề sẽ không còn là chính mình. Thêm lần nữa, con anh H. bỏ học và quyết tâm thi lại ngành sư phạm Anh. Lần này, con anh H. thi đậu và hiện tại đang học hành rất tốt, nhiều lúc còn đi làm gia sư để tự kiếm tiền lo cho bản thân”.

Trong khi đó, do muốn con học thật giỏi, có điều kiện tiếp xúc với môi trường tốt, chị Nguyễn Thị K. ở Bình Phước đã gửi con vào học ở một trường nội trú tại TPHCM khi con mới 10 tuổi. Thời gian đầu, con chị K. học rất tốt nhưng vài tháng sau, bé trở nên khóc rất nhiều, khóc hoài không nín nên gia đình phải đưa bé đi khám tâm lý.

Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM, qua ổn định tâm lý, bé kể: “Cô giáo dọa là nếu con viết chữ không đẹp thì sẽ bị cho ở lại lớp, do sợ quá nên con khóc”. Tiếp tục điều trị, các bác sĩ còn phát hiện nhiều yếu tố làm cho bé có tình trạng trên như xa bố mẹ khi tuổi còn nhỏ, không có người chia sẻ, bảo vệ bé, môi trường học ngột ngạt, chương trình học nặng… Sau khi nghe các bác sĩ phân tích, chị K. lập tức đưa con về học trường gần nhà để được gần với gia đình hơn.

Theo ông Sơn, học sinh ai cũng có ước mơ nghề nghiệp nhưng càng lớn, ước mơ đó càng bị lấn áp bởi kỳ vọng của bố mẹ. “Chẳng hạn như con cái ước mơ giáo viên thì bố mẹ kỳ vọng con cái làm kinh doanh để thừa kế sự nghiệp hay như con cái ước mơ ngân hàng thì bố mẹ kỳ vọng làm xây dựng…”, ông Sơn ví dụ.

MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.