GS Trần Phương bảo 'khuyết điểm', TS Đăng nói không đúng

TS Đỗ Văn Đăng
TS Đỗ Văn Đăng
TPO - TS Đỗ Văn Đăng, hiện là nghiên cứu sinh tại ĐH phủ Osaka (Nhật Bản) đã bày tỏ quan điểm trước nhận xét Bộ GD&ĐT đưa ra những quy định “khuyến khích” sinh viên lười học của  GS.Trần Phương

Trước đó, GS. Trần Phương – Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho rằng “Khi thi, sinh viên mở sách ra làm bài dễ dàng đạt điểm 5. Vì vậy, GS Phương đề nghị Bộ GD&ĐT sửa lại quy định đó thành 7 điểm, nếu không sinh viên sẽ lười học” .

Với việc thi các môn có điểm trung bình toàn khoá 6,0 là đạt, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đề nghị Bộ tăng lên thành 7,0 để khuyến khích sinh viên học tốt.

GS. Trần Phương còn cho rằng việc Bộ GD&ĐT quy định các trường chỉ cho phép sinh viên có điểm tổng kết toàn khoá học đạt học lực khá, giỏi thì mới được làm đồ án/khóa luận; những người không đạt phải thi là không ổn.

Theo GS. Trần Phương lý giải, chất lượng đào tạo phụ thuộc vào nội dung đào tạo và thời lượng đào tạo.Trong khi Bộ yêu cầu các trường nâng cao chất lượng đào tạo nhưng chính sách đưa ra lại không tạo điều kiện để các trường thực hiện được.

Chia sẻ về vấn đề này, TS Đỗ Văn Đăng cho rằng cách GS Phương coi đó là khuyết điểm thì cũng không đúng.

Tăng điểm, sinh viên có 'cày trâu' hơn?

Theo TS Đăng, hiện nay ở Việt Nam và các nước trên thế giới hầu hết đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tuy mỗi nước cũng như mỗi trường có tiêu chí đánh giá khác nhau.

“Như ở Nhật 6 điểm mới đạt nhưng chung quy lại họ dựa vào điểm cuối kỳ, giữa kỳ và chuyên cần của sinh viên để đánh giá. Ngoài ra, một số trường dựa vào việc báo cáo, thuyết trình cũng như thực hiện dự án của sinh viên để đánh giá, cũng như tỷ lệ của các điểm kia là khác nhau”- TS Đăng chỉ ra.

TS Đăng nhận định, không chỉ sinh viên Việt Nam lười mà ngay cả sinh viên Nhật cũng có. Nhưng công bằng mà nói thì họ chăm chỉ và ý thức được việc mình làm hơn sinh viên Việt Nam.

“Còn việc đánh gia điểm cũng khó mà thay đổi được việc sinh viên có lười hay không. Tất nhiên có nhiều ý kiến cho rằng khi thay đổi thang điểm, ví dụ như tăng mức điểm đạt lên con số 7 thì sẽ bắt sinh viên phải cày trâu và chăm chỉ hơn nữa- ”- TS Đăng khẳng định.

TS Đăng cho biết, ở các nước tiên tiến, như ở Nhật, một số môn học có tới 5-7 giáo sư dạy, mỗi giáo sư sẽ có cách đánh giá riêng như làm báo cáo hay làm bản thuyết minh. Điểm cho môn học này sẽ là tổng đánh giá của các giáo sư. Làm như vậy thì sinh viên sẽ rất vất vả nhưng bù lại kỹ năng của họ sẽ được tăng lên đáng kể.

“Vào năm cuối môi trường làm việc không khác gì so với thực tế nên sau khi ra trường họ không quá bỡ ngỡ như sinh viên Việt Nam”- TS Đăng nói

12h đêm giáo sư và sinh viên làm việc là bình thường

"Về ý kiến của GS Trần Phương, việc Bộ GD&ĐT quy định các trường chỉ cho phép sinh viên có điểm tổng kết toàn khoá học đạt học lực khá, giỏi thì mới được làm đồ án/khóa luận; những người không đạt phải thi là không ổn", TS Đỗ Văn Đăng cho rằng, ở bậc đại học nên làm đồ án/ khóa luận hoặc project, vì làm như vậy sẽ giúp sinh viên tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn trong công việc sau này.

Các nước tiên tiến và Nhật khác Việt Nam, các trường đại học cũng như các viện hay trung tâm nhiên cứu họ mở cửa 24/7, bất cứ lúc nào người học cũng có thể vào học tập và làm việc. 

Vì thế chuyện 12h đêm cả giáo sư và sinh viên vẫn còn làm việc thì rất bình thường.

TS Đỗ Văn Đăng

TS Đăng cũng chỉ ra, ở Việt Nam có một điểm khác  đó là thời gian cho đồ án và khóa luận khá ngắn (thường là 1 học kỳ) cộng với cơ sở vật chất thiếu thốn.

Trong khi các nước tiên tiến, trong đó có Nhật, sinh viên vào năm 4 sẽ không phải học bất cứ 1 môn nào trên lớp mà sẽ làm việc trong phòng thí nghiệm hoặc thực hiện một dự án nào đó trong vòng 1 năm cho đến khi báo cáo tốt nghiệp. Mọi sinh viên đều được báo cáo tốt nghiệp thay vì phải thi một số môn nào đó.

Khi vào lab sẽ chia thành các group nhỏ,  các giáo sư sẽ giao đề tài cho sinh viên năm thứ 4 còn master năm 1 trở đi phải tự tìm hướng nghiên cứu cho mình dưới định hướng của họ.

“Làm như vậy sẽ giảm tải được sức nặng cho giáo sư vì thế tất cả sinh viên đều được làm đồ án hay project thay vì phải thi”- TS Đăng cho biết.

TS Đăng cũng so sánh,  như ở trường ĐH ở Nhật so với trường ĐH tự nhiên ở Việt Nam, nếu cùng là sinh viên năm 3,  kỹ năng làm thí nghiệm sẽ hơn hẳn sinh viên năm 3 bên này. Tuy nhiên, chỉ cần sau 1 năm… cày trong lab, sinh viên Nhật tiến bộ vượt bậc về mọi mặt: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc, cũng như kỹ năng xin việc.

Ngoài ra, cũng theo TS Đăng, ở các nước tiên tiến và Nhật khác Việt Nam, các trường đại học cũng như các viện hay trung tâm nhiên cứu họ mở cửa 24/7, bất cứ lúc nào người học cũng có thể vào học tập và làm việc. 

“Vì thế chuyện 12h đêm cả giáo sư và sinh viên vẫn còn làm việc thì rất bình thường”- TS Đăng nói.

Ở Việt Nam thì không có gì để làm?

TS Đăng cho rằng, vấn đề quan trọng nhất của Việt Nam hiện nay là cơ sở vật chất sơ sài, phòng thí nghiệm nhiều nơi có quá cũ hoặc quá thiếu dẫn đến sinh viên không có gì để học.

TS Đăng nhìn nhận, sinh viên Việt Nam không hề kém, điển hình rất nhiều sinh viên Việt Nam ra môi trường nước ngoài làm việc dưới điều kiện của các nước tiên tiến thì đều thu được kết quả rất tốt ngoài mong đợi.

“Đôi lúc ở Việt Nam có nhiều ý tưởng nhưng không có cơ sở vật chất để hiện thực hóa ý tưởng đó nên đành phải bỏ ngỏ. Vấn đề của Việt Nam bây giờ là hầu hết không có gì để làm. Hiện nay có một số trường đại học cũng như viện nghiên cứu có cơ sở vật chất khá tốt nhưng tỷ lệ đó còn quá thấp để vực lại nền giáo dục”- TS Đăng nhận định.

>>PGS.TS Lê Hữu Lập: Nâng điểm, chẳng giải quyết việc sinh viên lười học

>>Nhà nghiên cứu giáo dục lên tiếng về đề nghị sửa điểm thi của GS.Trần Phương

>>Hiệu trưởng nêu 3 khuyết điểm đào tạo đại học của Bộ Giáo dục

MỚI - NÓNG