Hai tháng cuối: Học thế nào để đạt 9 điểm?

Thầy Lê Anh Tuấn, Giảng viên Đại học Công nghiệp Hà Nội
Thầy Lê Anh Tuấn, Giảng viên Đại học Công nghiệp Hà Nội
Mục tiêu điểm số là con số trong tương lai nhưng lại có ý nghĩa quyết định đến việc ôn tập của học sinh, đặc biệt là trong hai tháng cuối. Không phải học sinh nào cũng có thể cải thiện điểm số lên 9 sau hai tháng này.

Trả lời câu hỏi: Học thế nào để đạt 9 điểm sau hai tháng cuối? thầy Nguyễn Bá Tuấn (Giảng viên Đại học Công nghiệp Hà Nội) khẳng định: “Sẽ không có phép màu nào giúp một học sinh học lực yếu thi được 9 điểm chỉ sau hai tháng. Chỉ những học sinh đang có học lực khá – giỏi mới nên đặt mục tiêu “thử thách” này. Trong hai tháng cuối, học sinh cần đẩy nhanh tốc độ ôn tập, biết lựa chọn kiến thức trọng tâm, ôn tập một cách khôn ngoan. Có như vậy, học sinh mới cải thiện điểm số và tới gần điểm số mục tiêu của mình”.

Đối với môn Toán, sau quá trình ôn tập và luyện kha khá đề thi, chắc chắn học sinh đã khoanh vùng cho mình nhóm những câu hỏi “dễ xơi” và nhóm những câu hỏi bản thân mình thường chưa làm được/làm sai. Lời khuyên của thầy Nguyễn Bá Tuấn là ”dễ thì duy trì, càng lì càng phải chiến”, tức là không thể chủ quan với những câu dẽ mà cần phải duy trì nhịp độ luyện đề để tránh không mất điểm ở những câu này. Còn với những câu khó, cần đầu tư thời gian ôn tập nhiều hơn. Nếu muốn đạt 9 điểm, mà bản thân lại bó tay trước câu BĐT, GTLN-GTNN, bắt buộc học sinh phải đúng trọn ven 9 câu trước đó, không được mắc sai lầm dù là nhỏ nhất.

Thầy Lê Anh Tuấn (GV Đại học Công nghiệp Hà Nội) chia sẻ thêm, những câu dễ thường được sắp xếp ở phần đầu đề thi bao gồm: Hàm số, Số phức, Mũ và Logarit, Tích phân, Lượng giác, Xác suất, Hình học không gian…, những câu khó đòi hỏi tư duy thường là 3 câu hỏi cuối như Hình Oxy, Phương trình – Hệ phương trình – Bất phương trình, BĐT và GTLN-GTNN. 

Đối với môn Vật lí, thầy giáo Đặng Việt Hùng (Hệ thống giáo dục HOCMAI) chia sẻ, những câu hỏi mức độ khó/cực khó trong đề thi Vật lí thường tập trung ở 3 chuyên đề bao gồm Dao động cơ, Sóng cơ học, Dòng điện xoay chiều. Còn lại, các chuyên đề Dao động và sóng điện từ, Sóng ánh sáng, Hạt nhân nguyên tử cũng có câu khó nhưng số lượng ít hơn. Vì thế, trong hai tháng cuối, học sinh nên đẩy nhanh tốc độ luyện đề, tổng ôn lại những kiến thức dễ mà mình đã thành thạo và tập trung tối đa thời gian vào 3 chuyên đề khó. Với mục tiêu 9 điểm, học sinh trong quá trình luyện tập không thể để mình sai quá 3 câu.

Thầy Vũ Khắc Ngọc lại nêu ra một thực trạng nhiều học sinh vì đặt mục tiêu điểm 9 mà luyện đề “bán sống bán chết”, luyện nhiều đề không phải là không tốt, nhưng ngoài việc luyện đề, trong hai tháng cuối học sinh cần xem lại mình hổng ở chỗ nào để vá lại chỗ đó. Đặc thù môn Hóa học là kiến thức trong đề thi vừa dài, vừa rộng, vừa sâu, tập trung ở cả 3 lớp 10, 11, 12. Phần lớn câu khó trong đề thi rơi vào dạng bài hỗn hợp các chất hữu cơ thuộc các dãy đồng đẵng khác nhau, bài tập về sắt và hợp chất, bài tập về peptit và muối amoni. Nét hay của đề là có lồng ghép nhiều kiến thức thực nghiệm Hóa học, có câu hỏi cho dữ kiện dưới dạng bảng số liệu thể hiện được đúng đặc trưng của môn học ngoài ra trong đề có câu hỏi về ứng dụng thực tiễn của một số chất. Vì vậy, để đạt 9 điểm, học sinh cần tập trung thời gian ôn tập những câu hỏi khó này.

Hai tháng cuối: Học thế nào để đạt 9 điểm? ảnh 1

Thầy Vũ Khắc Ngọc, Hệ thống giáo dục HOCMAI

Mục tiêu 9 điểm không chỉ đòi hỏi học sinh sự chăm chỉ, khổ luyện mà còn yêu cầu học sinh có chiến lược học tập khôn ngoan. Tựu chung lại, học sinh không chỉ cần biết cách làm tất cả các câu hỏi mà cần biết mình nên tập trung vào nhóm chuyên đề kiến thức nào, có thể lướt qua những chuyên đề kiến thức nào. Sự cách biệt dù chỉ 0.25 điểm cũng quyết định thứ hạng, đỗ/trượt của mỗi học sinh. 

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.