Học ké

Các cháu thôn Cao Bằng học trong căn phòng chật hẹp.
Các cháu thôn Cao Bằng học trong căn phòng chật hẹp.
TP - Hàng chục năm qua, trẻ em mầm non ở hai thôn Cao Bằng và Thạch Lũ, xã Ea Yông, huyện Krông Pắk (tỉnh Đắk Lắk) không có phòng học riêng. Cô trò phải dắt nhau học ké ở hội trường thôn, trường tiểu học.

Đây là 2 trong số 6 phân hiệu của Trường Mầm non Hoa Pơ Lang (xã Ea Yông, huyện Krông Pắk) được phân bố tại các thôn, buôn trên địa bàn xã, có 400 học sinh. Đến thăm điểm học ở hội trường thôn Cao Bằng, chúng tôi thấy nhiều trẻ không cùng độ tuổi học chung một lớp. Điểm trường phải chia ra, xin học ké ở hai nơi: Các cháu 3-4 tuổi học tại hội trường thôn, các cháu 5 tuổi học tại phòng nghỉ của giáo viên trường Tiểu học Cù Chính Lan. Cô Bào Thị Ngọc Ánh cho biết: “Trong số 49 cháu  đang theo học tại đây có 29 cháu 3-4 tuổi và  20 cháu 5 tuổi. Đúng ra phải tách lớp, dạy chương trình riêng nhưng không có điều kiện, đành chịu”.

Hội trường thôn Cao Bằng rộng khoảng 60m2, là nơi họp hành, sinh hoạt của bà con trong thôn, nhưng lớp mầm non chỉ sử dụng được chừng 40 m2. Diện tích chật hẹp, cả cô và trò hằng ngày phải chịu cảnh chật chội, oi bức. Do không có nhà vệ sinh các cháu phải ra khoảng đất sau lớp học để tiểu tiện. Ở đây cũng không có nước nên hằng ngày các cô phải đi xin nước của người dân hoặc xách từ nhà đến cho các cháu sinh hoạt.

Cô Lê Thị Hường, phụ trách lớp 5 tuổi chia sẻ, phòng học chỉ vọn vẹn 12 m2 nên bố trí bàn ghế phục vụ học tập rất khó khăn. Để các cháu có bàn học vẽ, viết phải sử dụng loại bàn xếp mi ni. Nhiều khi muốn dạy các cháu nhảy múa, ca hát cũng không có chỗ trống, phải chờ đến giờ ra chơi của trường tiểu học mới tập được. Chị Trương Thị Tống (29 tuổi) cho biết: “Học mầm non mà cứ phải 2 buổi đưa đón con nhất là ngày mùa rất cực. Con mình học ở lớp tạm như vậy rất thiếu thốn, thiệt thòi. Mong nhà nước cấp cho các cháu điểm học đàng hoàng để các cháu được học tập như bao đứa trẻ khác”.

Bà Mộng Thị Hường, Bí thư chi bộ thôn Cao Bằng cho biết: “Rất nhiều thế hệ trẻ em nơi đây đã phải chịu cảnh lớp học tạm bợ, với bao thiếu thốn. Nói là dạy nhưng thực ra trông các cháu là chính, vì diện tích phòng học quá nhỏ nên không thể dạy và cho các cháu vui chơi đầy đủ được. Thôn đã nhiều lần làm tờ trình gửi lên xã, phòng giáo dục nhưng được trả lời chưa có kinh phí”.

Điểm mầm non thôn Thạch Lũ mượn được phòng học của trường tiểu học rộng rãi, thoáng mát. Nhưng các em không được vui chơi thoải mái mà phải ngồi yên trong lớp, giữ im lặng, tránh gây ảnh hưởng đến các học sinh tiểu học cho tới khi có tiếng trống báo giờ ra chơi. Cô Hoàng Thị Hương Giang cho biết: “Vì học chung với lớp tiểu học nên rất bất tiện. Từ tháng 10/2015 theo nguyện vọng của phụ huynh, lớp bắt đầu triển khai mô hình “bán trú dân nuôi” nên mới đỡ vất vả hơn”.

Cô H - Yer Knul, Phó trưởng Phòng giáo dục và đào tạo huyện Krông Pắk cho biết: “Không chỉ các lớp mầm non ở các điểm lẻ thiếu phòng học, mà ngay cả điểm trường chính cũng phải mượn hội trường, nhà cộng đồng cho các cháu học. Hằng năm, các trường đều có tờ trình gửi phòng xin kinh phí để xây dựng và nâng cấp phòng học, nhưng trên bảo tiền không có, nên chẳng biết cảnh học ké này còn tiếp diễn tới bao giờ!”.

MỚI - NÓNG
'Giải Vô địch Pickleball Việt Nam quá chuyên nghiệp, thi đấu rất căng thẳng'
'Giải Vô địch Pickleball Việt Nam quá chuyên nghiệp, thi đấu rất căng thẳng'
TPO - Sáng 5/7, vận động viên bước vào ngày thứ hai của Giải Vô địch Pickleball Việt Nam - Cúp Hyundai Thành Công 2025. Diễn viên Đoàn Minh Tài (tham gia nội dung đơn nam phong trào trên 35 tuổi) nhận định Giải Vô địch Pickleball Việt Nam quá chuyên nghiệp, người chơi nhiều kinh nghiệm khiến anh căng thẳng khi lên sân.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

'Xài chùa' thời 4.0: Bản quyền lỏng lẻo bóp nghẹt công nghiệp sáng tạo

'Xài chùa' thời 4.0: Bản quyền lỏng lẻo bóp nghẹt công nghiệp sáng tạo

TP - Nghe nhạc miễn phí, xem phim, đọc sách lậu… những hành vi tưởng như vô hại ấy đang từng ngày làm xói mòn nền văn hóa sáng tạo. Khi sáng tác không được bảo vệ, sản phẩm bị “dùng chùa” ngay trong ngày đầu phát hành, không chỉ nghệ sĩ, nhà làm phim, tác giả sách mất thu nhập, mà cả xã hội cũng đánh mất môi trường văn minh, khiến giá trị không được trả công xứng đáng.
Ai còn sót lòng nhân đạo?

Ai còn sót lòng nhân đạo?

TPO - Dù vẫn giữ sức hấp dẫn bằng bạo lực và độ kịch tính dồn dập, mùa ba "Squid Game” (Trò chơi con mực) lại khiến khán giả chia phe vì cách mở rộng kịch bản và nhiều tình tiết phi logic.
Một số di tích ở phố cổ Hà Nội tạm dừng đón khách đến hết năm 2025

Một số di tích ở phố cổ Hà Nội tạm dừng đón khách đến hết năm 2025

TPO - Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội vừa thông báo về việc tạm ngừng đón khách tham quan tại một số điểm di tích trên địa bàn để tu bổ, chống xuống cấp. Các di tích sau khi hoàn thành tu bổ sẽ được kỳ vọng tiếp tục là điểm đến hấp dẫn trong hành trình khám phá lịch sử, kiến trúc và đời sống văn hóa truyền thống giữa lòng phố cổ.
Điều chưa từng có ở Hoa hậu Việt Nam

Điều chưa từng có ở Hoa hậu Việt Nam

TPO - Trải qua 37 năm phát triển, Hoa hậu Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là cuộc thi nhan sắc có uy tín, tầm vóc và sức ảnh hưởng hàng đầu. Đêm chung kết năm 2024, tổ chức trên sân khấu thực cảnh bên dòng sông Hương, không chỉ tìm ra top 3 xuất sắc, mà còn là minh chứng cho giá trị vững bền của một cuộc thi mang sứ mệnh tôn vinh vẻ đẹp Việt.
Làm phim cần vấp ngã và hồn nhiên

Làm phim cần vấp ngã và hồn nhiên

TP - Hội thảo “Phát hiện và bồi dưỡng tài năng điện ảnh: Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp của Việt Nam” trong khuôn khổ LHP Châu Á Đà Nẵng xoay quanh những câu hỏi về khả năng phát hiện và đào tạo một thế hệ những nhà làm phim trẻ của các khóa học điện ảnh chính quy lẫn ngắn hạn tại Việt Nam.
Thầy giáo nói về thành tích học tập xuất sắc của Hoa hậu Hà Trúc Linh

Thầy giáo nói về thành tích học tập xuất sắc của Hoa hậu Hà Trúc Linh

TPO - PGS.TS Phạm Tiến Đạt - Hiệu trưởng Đại học Tài chính - Marketing - cho biết gần 20.000 sinh viên của trường theo dõi đêm chung kết Hoa hậu Việt Nam 2024, tự hào khi chứng kiến khoảnh khắc Hà Trúc Linh đăng quang. "Nhà trường lên kế hoạch đón Trúc Linh từ sân bay Tân Sơn Nhất về trường, sau đó là đại nhạc hội chào mừng", PGS.TS Phạm Tiến Đạt nói.