Học trò ‘Khóc như ma làm’ vì bóng cười và chất gây nghiện

Hút Shisha, "bóng cười" được coi là "mốt của giới trẻ.
Hút Shisha, "bóng cười" được coi là "mốt của giới trẻ.
TPO - Sử dụng "Bóng cười", shisha hiện nay vẫn được coi là "mốt" của giới trẻ. Tuy nhiên, cả hai thứ này đều rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây chết người.

Du nhập vào Việt Nam từ nhiều năm nay thế nhưng trào lưu hút shisha, thổi "bóng cười" hiện vẫn được coi là “mốt” của giới trẻ. Trước đây, shisha, "bóng cười" chỉ có trong các vũ trường, quán bar nhưng hiện nay nó được sử dụng phổ biến tại nhiều quán cà phê, giải khát, quán nhậu.

Điều đặc biệt nguy hại là hiện nay chúng đã xâm nhập cả vào giới học sinh trung học. Mới đây nhất là vụ 17 học sinh tại Quảng Nam phê shisha trong lớp học. Theo đó, vào ngày 6/3, ban giám hiệu trường THCS Dũng Sĩ Điện Ngọc (Quảng Nam), trình báo với cơ quan chức năng địa phương, phát hiện một số em học sinh lên mạng mua shisha về hút trong trường.

Vào cuộc xác minh, cơ quan chức năng phát hiện 17 học sinh khối lớp 7 đang sử dụng shisha, hầu hết có biểu hiện lờ đờ, ngủ gục tại lớp.

Nhiều công cụ hỗ trợ như lọ thủy tinh, ống kim loại, đầu hút bằng nhựa bị thu giữ để phục vụ công tác điều tra. Nhóm học sinh khai nhận đặt mua "hàng" qua mạng của một phụ nữ và được người này mang đến tận trường.

Nguồn gốc, tác hại của Shisha

Shisha là một loại thuốc lá có nguồn gốc ở các nước Ả Rập được chế tạo ra cách đây 400 năm, được gọi là thuốc lào Ả Rập, thường được sử dụng nhiều ở các nước Trung Đông.

Cũng giống như thuốc lá, thực chất loại thuốc lào Ả Rập được làm từ một loại cỏ có chất nicotine được tẩm một số loại hương liệu trái cây như nho, cam, dâu… để thu hút và cạnh tranh với thuốc lá.

Người ta sử dụng một chiếc bình thủy tinh được thiết kế cầu kì, tạo đẳng cấp hơn, để đựng thứ nước nhiều màu sắc này, sau đó đốt cách nhiệt bằng than ở dưới đáy cho khói bốc lên.  

Và cứ thế là người sử dụng kéo từng hơi, từng hơi dài. Người ta xem đây là một cảm giác thăng hoa mà họ khó có thể cưỡng lại được. 

Giống như ở thuốc lá hay thuốc lào, thành phần của nicotine ở Shisha cũng ở mức tương đương để giúp người dùng đạt đến độ sảng khoái nhất định. Để hút đến mức độ lâng lâng này, người dùng phải hít thật sâu, lần hít sau nhiều hơn lần trước để đạt được ngưỡng nicotine.

Việc thường xuyên sử dụng Shisha sẽ gây ra nghiện nicotine và nếu ngưng sử dụng sẽ có cảm giác thiếu vắng.

Học trò ‘Khóc như ma làm’ vì bóng cười và chất gây nghiện ảnh 1

Người nào nghiện thuốc lào Ả Rập sẽ biết rõ được ma lực đáng sợ của nó, tuy không bằng ma túy, nhưng người nghiện shisha sẽ bị lệ thuộc về mặt tâm lý, muốn bỏ nhưng không bỏ được và ngày càng hút nhiều hơn.

Những tác hại của Shisha có thể bạn chưa biết là khi bị nghiện có thể dẫn đến những nguy cơ nghiện các chất nguy hại khác như ma túy đá, thuốc lắc…

Player Loading...

Clip rùng mình trước tác hại của việc hút Shisha. Nguồn VTV.

Theo nhiều suy nghĩ của các bạn trẻ hiện nay, shisha khá an toàn, bởi vì các chất độc đã bị nước giữ lại, độc tố không nhiều như thuốc lá và còn được tẩm các loại hương trái cây dễ chịu, sảng khoái khiến giới trẻ ngày càng thêm ưa chuộng.

Với suy nghĩ rằng nước sẽ giúp giữ lại những độc tố nicotin và các chất ung thư lại nên những gì chúng ta hút lên đều an toàn!!! Đó đều là sự lầm tưởng, nicotine và các chất độc khác vẫn còn đó, ngay cả trong khói chúng ta hút lên, nước để lọc khói hoàn toàn không hiệu quả trong việc loại bỏ tất cả các chất độc hại vì vậy những người thường xuyên hút thuốc lào Ả Rập vẫn chịu những căn bệnh như những người hút thuốc lá.

Theo nghiên cứu của Tổ chức y tế thế giới, shisa cũng tàn phá sức khỏe y như thuốc lá. Một bình shisha có thể hút được trung bình khoảng 40 phút, gồm 50 – 200 lần hít, từ đó thấy rằng lượng khói mà người sử dụng thuốc lào Ả Rập hít phải trong vòng 1 giờ gấp 100 – 200 lần khói trong thuốc lá.

Ngoài ra, tỉ lệ nicotine cao hơn cả lượng nicotine trong thuốc lá là 70%. Suy ra, nếu bạn hít shisha trong vòng một giờ tương đương với bạn đã hút khoảng 100 điếu thuốc lá. Đó quả là con số đáng sợ.

Chất gây mê được thổi làm “bóng cười”

Bên cạnh Shisha, một loại 'mê hồn hương' khác cũng đang được phần lớn bộ phận giới trẻ sử dụng làm thú vui, xả stress đó là "bóng cười" - hay còn gọi là funky ball chứa chất nitrous oxide (N2O) gây cảm giác hưng phấn, ảo giác cho người chơi.

Theo đó, khí N2O (được bơm trong bóng để gây cười) còn gọi là di nitơ oxit (nitrous oxide) là chất khí được sử dụng tương đối rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm, điện tử và y tế. Nhiều năm trước nó được sử dụng rộng rãi làm chất khí mê trong y khoa.

N2O là chất khí, không màu, có mùi ngọt nhẹ, là tác nhân oxi hóa mạnh nên N2O còn được sử dụng làm tác nhân oxi hóa trong động cơ tên lửa. Trong công nghiệp thực phẩm, N2O còn được sử dụng làm chất tạo bọt.

Khí N2O được phát hiện vào năm 1772 và ngay sau đó người ta đã biết đến khả năng kích thích thần kinh gây cảm giác sảng khoái và từ đó nó cũng được gọi là khí cười (laughing gas).

Theo đánh giá, khí N2O có khả năng tạo cảm giác sảng khoái tức thời, gây chóng mặt, ức chế thần kinh, làm giảm khả năng suy nghĩ, làm biến dạng âm thanh và có khả năng gây ảo giác.

Người tiếp xúc với N2O trong môi trường kín hoặc hít trực tiếp sẽ dẫn tới gây thiếu oxy trong máu. Trong trường hợp sử dụng thường xuyên sẽ gây thiếu máu, giảm bạch cầu. đặc biệt, N2O đã được chứng minh là nguyên nhân ức chế vitamin B12 và axit folic trong cơ thể do tính chất oxi hóa của nó.

Học trò ‘Khóc như ma làm’ vì bóng cười và chất gây nghiện ảnh 2

"Bóng cười được sử dụng phổ biến từ quán bar...

Học trò ‘Khóc như ma làm’ vì bóng cười và chất gây nghiện ảnh 3

... cho đến quán cà phê, giải khát.

Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, phụ nữ trẻ và phụ nữ mang thai không nên tiếp xúc với N2O vì sẽ dẫn đến hiện tượng khó mang thai hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Đối với người bình thường, việc sử dụng thường xuyên có ảnh hưởng lâu dài đến hệ thần kinh.

Player Loading...

Clip hậu quả của việc sử dụng "bóng cười". Nguồn: VTC 14.

Nhiều chuyên gia y tế đã cảnh báo, nếu lạm dụng việc chơi bóng cười dễ dẫn tới co giật, ngất, mất kiểm soát thậm chí là trầm cảm kéo dài. Đặc biệt, những người mắc chứng hen suyễn, tim mạch hoặc những bệnh liên quan đến đường hô hấp nếu tiếp xúc với khí N2O có thể dẫn đến ngừng thở.

Hà Nội nghiêm cấm học sinh sử dụng “bóng cười”

UBND thành phố Hà Nội vừa có công văn yêu cầu tăng cường quản lý, xử lý vi phạm trong việc kinh doanh, buôn bán "bóng cười". Công văn nêu rõ, thời gian gần đây, trên một số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh tình trạng buôn bán, sử dụng “bóng cười” (là bóng bay bơm khí N2O).

Hiện nay, thanh niên và học sinh đang có xu hướng sử dụng bóng cười làm thú vui, trong khi đó ngành y tế không cấp phép cho việc sản xuất, nhập khẩu, lưu hành.

Để tăng cường quản lý việc sản xuất, kinh doanh khí N2O bơm vào bóng bay, UBND TP yêu cầu, Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị y tế đẩy mạnh tuyên truyền cho nhân dân tác hại của việc sử dụng “bóng cười”, sử dụng khí N2O trong các cơ sở y tế theo đúng quy định.

Đồng thời, đề xuất văn bản kiến nghị Bộ Y tế có văn bản quy định, hướng dẫn kinh doanh, sử dụng khí N20 và các hóa chất tương tự nhằm phòng ngừa, hạn chế tình trạng sử dụng, kinh doanh sản phẩm gây ảo giác, ảnh hưởng sức khỏe người dân như “bóng cười”, báo cáo UBND TP.

UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở Công thương tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng khí N2O bơm vào bóng bay - “bóng cười” trên địa bàn TP; xử lý nghiêm những hành vi vi phạm theo quy định pháp luật.

Sở Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ chỉ đạo các trường học tuyên truyền đến học sinh, phụ huynh học sinh tác hại của việc sử dụng “bóng cười” và nghiêm cấm học sinh sử dụng sản phẩm này.

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười. 
MỚI - NÓNG
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
TPO - Những chuyến du thuyền ngắm vịnh Hạ Long đã được đặt kín từ 2-3 tháng trước nên dự báo không đủ sức cung ứng cho dịp 30/4-1/5 cho khách nội địa. Do đó, đại diện một số doanh nghiệp lữ hành chia sẻ rằng liên tục phải từ chối hàng chục cuộc gọi đặt tour này mỗi ngày trong thời gian gần đây.