Không để HSSV phải bỏ học vì khó khăn

Không để HSSV phải bỏ học vì khó khăn
TP - Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận vừa ký công điện gửi hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ và trung cấp chuyên nghiệp, yêu cầu báo cáo nhanh tình hình và số lượng học sinh, sinh viên (HSSV) nghèo, đồng thời tìm giải pháp hỗ trợ, không để HSSV phải bỏ học vì khó khăn kinh tế.

Ông Luận nói Thủ tướng Chính phủ đã có công điện gửi Bộ trưởng GD&ĐT và chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố, yêu cầu nắm tình hình và có giải pháp cho vấn đề.

TS Trịnh Thị Thúy Giang, Trưởng phòng Công tác chính trị và HSSV Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) cho biết: Hiện nay có nhiều SV có hoàn cảnh khó khăn (khoảng 300 SV trên tổng số gần 5.000 SV của trường này) nhưng khó đến mức phải bỏ học không nhiều lắm, một năm khoảng 10-20 SV. Các SV gặp khó khăn chủ yếu rơi vào hoàn cảnh cha mẹ bỏ nhau, một mình mẹ phải nuôi 2-3 người con cùng đang đi học…

Theo TS Giang, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên có nhiều học bổng cho SV nghèo học giỏi. Nếu SV có hoàn cảnh khó khăn đạt được 2.0/4.0 điểm thì đã có thể được 1 triệu đồng/tháng. Mỗi năm, trường này có khoảng 2 tỷ đồng để làm học bổng cho SV nghèo vượt khó.

Năm 2012, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên có 8 ngành học sẽ hỗ trợ học bổng ít nhất là bằng học phí. Vì vậy, SV nghèo học các ngành: máy tính và khoa học thông tin, khoa học vật liệu, địa lý tự nhiên, kỹ thuật địa chất, quản lý tài nguyên và môi trường, hải dương học, thủy văn, khoa học đất coi như có đủ tiền hỗ trợ của nhà trường để không phải đóng học phí bằng tiền của gia đình.

Nhờ chính sách xã hội của Nhà nước, SV còn được vay ngân hàng để đi học. Tuy nhiên, theo TS Giang, tiền hỗ trợ SV là khoản sinh hoạt phí (khoảng 1,5 triệu đồng/tháng) và khoản tiền thuê nhà trọ (vì ký túc xá sinh viên không đủ chỗ cho mọi SV).

Ông Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Thương mại, nói: Hiện nay, SV được các nhà trường trích 15% học phí để trao học bổng, được vay vốn ngân hàng, được hưởng hỗ trợ từ ngân sách nhà nước hỗ trợ về địa phương… Tuy nhiên, với khó khăn như hiện nay, để giải quyết triệt để vấn đề, cần giải pháp từ Chính phủ và được áp dụng một cách đồng bộ.

Ngoài hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, giải pháp chiến lược là cho phép các trường thu học phí cao lên để có thể thu học phí từ các gia đình khá giả, lấy tiền làm học bổng cho con em gia đình khó khăn nhưng học giỏi. Ngoài ra, cần khuyến khích các trường tăng khả năng tài chính để hỗ trợ HSSV.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.